Vai trò của Luật sƣ bào chữa trong chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 48 - 61)

TRONG XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

2.1. VAI TRÒ CỦA LUẬT SƢ BÀO CHỮA TRONG XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VỤ ÁN HÌNH SỰ

2.1.1. Vai trò của Luật sƣ bào chữa trong chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thẩm vụ án hình sự

Như đã nói ở trên, nói đến người bào chữa thì người ta thường nghĩ ngay đến Luật sư. Nhưng ngoài Luật sư thì người bào chữa còn bao gồm đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và bào chữa viên nhân dân. Luật sư là người bào chữa chuyên nghiệp.

Cho đến nay, trong khoa học pháp lý cũng như về mặt luật thực định chưa có khái niệm chính thức về LSBC. Để có khái niệm chính xác về LSBC cần phải dựa trên cơ sở hai khái niệm là: khái niệm về luật sư và khái niệm về người bào chữa trong TTHS. Trên phương diện khoa học TTHS, hai khái niệm này chưa có sự nhận thức thống nhất.

Về khái niệm người bào chữa, có quan điểm cho rằng người bào chữa là người tham gia tố tụng để bênh vực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Khái niệm này chưa đầy đủ vì theo Điều 56 BLTTHS, thì ngoài bị can, bị cáo, người bào chữa còn tham gia tố tụng để bênh vực, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ. Hơn nữa, khái niệm này cũng mới chỉ nói lên mục đích tham gia tố tụng của người bào chữa mà chưa làm rõ được bản chất, vai trò, địa vị pháp lý của người bào chữa. Chúng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng "Người bào chữa là người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, góp phần làm sáng tỏ các tình tiết gỡ tội, giảm nhẹ trách nhiệm cho bị can, bị cáo và giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý [33, tr. 66].

Trên phương diện pháp luật thực định, theo qui định tại Chương IV BLTTHS năm 2003 thì người bào chữa được xác định là người tham gia tố tụng và tại khoản 1 Điều 56 BLTTHS qui định: "Người bào chữa có thể là: Luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và bào chữa viên nhân dân"; tại khoản 2 của điều luật này quy định về trách nhiệm của các CQTHTT trong việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Chỉ khi được cấp giấy chứng nhận người bào chữa thì luật sư mới được tham gia tố tụng. Tại Điều 57 BLTTHS quy định: "Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc đại diện hợp pháp của họ lựa chọn". Ngoài ra, điều luật còn quy định rõ những trường hợp CQTHTT phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tại Điều 58 BLTTHS quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, đảm bảo cho họ có điều kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đồng thời góp phần chứng minh, làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Mặc dù vậy, các quy định này mới chỉ phản ánh một phần địa vị pháp lý của người bào chữa và những người có thể trở thành người bào chữa, chưa khái quát được đầy đủ những đặc điểm của người bào chữa trong TTHS.

Qua những tri thức về khái niệm và qui định của pháp luật về luật sư cũng như về người bào chữa có thể thấy rằng LSBC phải có những đặc điểm sau:

- LSBC trước hết phải là luật sư, tức là người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hành nghề luật sư.

- LSBC phải là người được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc đại diện hợp pháp của họ lựa chọn hoặc theo yêu cầu của CQTHTT trong những trường hợp luật định; tham gia tố tụng khi được cấp giấy chứng nhận người bào chữa.

- LSBC là người tham gia tố tụng trong VAHS với tư cách là người bào chữa, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của BLTTHS, thực hiện

nhiệm vụ bào chữa có mục đích như nhau nhưng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được bào chữa, giúp đỡ họ về mặt pháp lý; đồng thời góp phần chứng minh, làm rõ sự thật khách quan của vụ án, góp phần bảo vệ công lý, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Từ những phân tích và tổng hợp nêu trên, có thể đưa ra khái niệm "luật sư bào chữa" như sau:

LSBC là luật sư được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn hoặc được CQTHTT yêu cầu tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, giúp đỡ họ về mặt pháp lý, đồng thời góp phần chứng minh, làm rõ sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ công lý, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Sự tham gia của LSBC trong TTHS là cần thiết trước hết bởi vai trò của họ trong các giai đoạn TTHS nói chung và giai đoạn xét xử (XXPT) nói riêng. Thực tiễn hoạt động TTHS ở nước ta cũng cho thấy sự hiện diện của luật sư với tư cách là người bào chữa trong các VAHS ngày càng phổ biến. Pháp luật phân biệt hai trường hợp: người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (ở đây là LSBC) và người bảo vệ quyền lợi của đương sự như người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Luật sư bảo vệ). Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ đề cập đến vai trò của LSBC khi tham gia XXPT VAHS.

Để tham gia phiên toà phúc thẩm có hiê ̣u quả thì ngay tr ong giai đoa ̣n chuẩn bi ̣ xét xử phúc thẩm , Luâ ̣t sư bào chữa đã phải biết tâ ̣n dụng những khả năng và quyền của mình trong khuôn khổ pháp luâ ̣t để bảo vê ̣ quyền , lợi ích hơ ̣p pháp của bi ̣ can , bị cáo . Trước hết, cần phải phân biệt hai trường hợp tham gia bào chữa của Luật sư trong giai đoạn XXPT. Đó là trường hợp Luật sư được mời tham gia trong XXPT và Luật sư được cử để tham gia XXPT. LSBC tham gia với tư cách khác nhau thì vai trò của họ cũng như cách thức tiến hành của họ để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ cũng khác nhau.

Đối với trường hợp LSBC được mời tham gia XXPT, cần phân biệt: - Trường hợp Luật sư đã tham gia từ giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm; sau đó bị cáo hoặc người nhà của bị cáo tiếp tục mời luật sư tham gia ở giai đoạn XXPT.

- Trường hợp Luật sư không tham gia ở các giai đoạn trước đó mà chỉ được mời ở giai đoạn XXPT.

LSBC ở các vị trí khác nhau như trên thì trong giai đoạn chuẩn bị XXPT, cách thức chuẩn bị cũng như kế hoạch làm việc của họ để bảo vệ tốt nhất cho thân chủ tại phiên tòa phúc thẩm cũng khác nhau. Đối với LSBC đã tham gia xét xử sơ thẩm trước đó, họ đã nắm rõ hồ sơ vụ án, đánh giá được thực chất hành vi phạm tội của thân chủ cũng như các tình tiết giảm nhẹ TNHS; tính hợp pháp của các chứng cứ mà CQTHTT đã dùng để buộc tội thân chủ... Trên cơ sở này, luật sư sẽ trao đổi với thân chủ vấn đề kháng cáo như thế nào để bảo vệ tốt nhất lợi ích của thân chủ. Như vậy, trong trường hợp này, ở giai đoạn chuẩn bị XXPT, LSBC đã định hướng nhanh chóng cho mình cách thức và phương hướng để bảo vệ thân chủ, khẳng định quan điểm của mình và đưa ra các lí lẽ, chứng cứ để chứng minh những điều bất hợp lí trong bản án sơ thẩm.

Trường hợp Luật sư mới được mời tham gia XXPT, bản thân họ trước đó chưa được biết về vụ án, chưa được tiếp xúc hồ sơ. Vì vậy, họ phải đầu tư thời gian và công sức để tìm hiểu về nội dung vụ án, về các quyết định tố tụng của Tòa án cấp sơ thẩm... Đồng thời, LSBC trong trường hợp này cũng phải cân nhắc kĩ khi trao đổi với thân chủ về nội dung kháng cáo, hướng kháng cáo để đưa ra một quyết định chính xác.

Đối với những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hay tâm thần; bị cáo phạm tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì trong giai đoạn XXPT sự tham gia của LSBC cũng là bắt buộc như ở giai đoạn xét xử sơ thẩm. Trong các trường hợp này, "nếu bị can , bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời

người bào chữa thì Cơ quan điều tra , Viê ̣n kiểm sát , Toà án phải yêu cầu Đoàn Luật sư phân công văn phòng Luật sư cử người bào chữa cho họ ..."

(khoản 2 Điều 57 BLTTHS).

Như vâ ̣y , mối quan hê ̣ giữa Luâ ̣t sư bào chữa và bi ̣ cáo chỉ được xác lâ ̣p khi:

- Bị cáo mời Luật sư bào chữa cho họ và được cơ qua n tiến hành tố tụng chấp nhận .

- Theo yêu cầu củ a cơ quan tiến hành tố tụng , Luật sư đươ ̣c cử bào chữa cho bi ̣ cáo và được những người này đồng ý .

Những quy đi ̣nh về sự tham gia bắt buô ̣c của Luâ ̣t sư thể hiê ̣n viê ̣c cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiê ̣m bảo đảm cho bi ̣ cáo có Luâ ̣t sư tham gia vào việc giải quyết vụ án cho dù bị cáo không mời . Điều đó có nghĩa , trong vụ án mà Luật sư tham gia là bắt buộc thì CQĐT, VKS, Toà án cần xác đị nh rõ xem bị cáo đã mời Luật sư chưa . Trong trường hợp chưa mời thì cần đảm bảo sự có mặt của Luật sư bằng cách yêu cầu Đoàn Luật sư phân công văn phòng Luật sư cử người bào chữa cho họ . Cơ quan tiến hành tố tụng không có quyền yêu cầu Luâ ̣t sư khác thay thế Luâ ̣t sư mà bi ̣ cáo đã mời hoă ̣c Luâ ̣t sư đã được cử và được bị cáo chấp thuận.

Pháp luật qui định trường hợp kháng cáo độc lập của người bào chữa cho người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần (Điều 231 BLTTHS). Trên thực tế, khi nhận hồ sơ thụ lý phúc thẩm, Tòa phúc thẩm vẫn làm thủ tục đề nghị Đoàn Luật sư cử LSBC chỉ định, không phụ thuộc vào việc tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo đã có LSBC. Vì vậy, trong thực tiễn xét xử, có nhiều trường hợp tại phiên tòa phúc thẩm, cả luật sư chỉ định và luật sư thực hiện quyền kháng cáo độc lập đều có mặt.

Trên thực tế, các quy định trên đây đôi khi vẫn chưa được Tòa án áp dụng một cách triệt để, dẫn đến tình trạng vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.

Thực tế có những trường hợp bị cáo thuộc trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa nhưng tại phiên tòa phúc thẩm không có luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo, mặc dù trước đó vẫn có LSBC tại phiên tòa sơ thẩm. Trong hồ sơ vụ án không có tài liệu nào phản ánh về việc tại sao không có sự tham gia của LSBC trong trường hợp này. Về nguyên tắc, nếu bị cáo từ chối LSBC thì Tòa án phải lập biên bản về việc từ chối luật sư có chữ ký của bị cáo rồi tiến hành xét xử bình thường. Bản án phúc thẩm trên đã bị LSBC cho bị cáo ở giai đoạn xét xử sơ thẩm khiếu nại và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án phúc thẩm trên theo thủ tục giám đốc thẩm, vì có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Do tính chất của XXPT là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét xử lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có HLPL bị kháng cáo hoặc kháng nghị (Điều 230 BLTTHS), nên phạm vi Luật sư tham gia bào chữa chủ yếu liên quan đến việc làm rõ căn cứ pháp lý của các yêu cầu kháng cáo của bị cáo, quyền lợi của đương sự (tùy theo tư cách tham gia phiên tòa phúc thẩm của Luật sư). Tuy nhiên, khi tham gia phiên tòa phúc thẩm, Luật sư có thể đề xuất, đánh giá tính hợp pháp của các chứng cứ, việc áp dụng pháp luật liên quan đến tội danh, mức hình phạt và các quyết định khác của bản án sơ thẩm. Tùy theo trường hợp luật sư tiếp tục tham gia sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm hoặc mới nhận trách nhiệm từ giai đoạn phúc thẩm, việc thực hiện tận tâm, có trách nhiệm của Luật sư có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến số phận pháp lý của bị cáo, vì bản án phúc thẩm về nguyên tắc sau khi được tuyên là có hiệu lực thi hành.

Phạm vi của LSBC trong giai đoạn chuẩn bị XXPT VAHS bao gồm việc tư vấn, giúp đỡ cho bị cáo sự hiểu biết về trình tự XXPT, thực hiện một số kỹ năng trước khi mở phiên tòa và tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm. LSBC bằng kỹ năng hành nghề của mình giải quyết vấn đề về lợi ích giữa yêu cầu kháng cáo kêu oan hay kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt là một điều khá phức tạp. Trên thực tế đã từng tồn

tại trường hợp: thẩm phán (chủ tọa phiên tòa) ngay sau khi tóm tắt bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo đã hỏi ngay bị cáo câu hỏi không dễ trả lời:

Bị cáo xác định lại là bị cáo kháng cáo kêu oan hay xin giảm nhẹ hình phạt? Nếu kháng cáo kêu oan, Hội đồng xét xử thấy bị cáo bị oan sẽ giải oan cho bị cáo, còn nếu không oan thì không được giảm nhẹ hình phạt. Trường hợp bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, Hội đồng xét xử sẽ xem xét các tình tiết nếu phù hợp và có căn cứ sẽ giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo [15].

Đây là một tình huống khó khăn đối với bị cáo nếu không được chuẩn bị chu đáo trước phiên tòa XXPT. Thực tế, bị cáo thường phân vân không biết làm thế nào để có lợi nhất. Chính vì vậy, vai trò của LSBC cho bị cáo trong trường hợp này rất quan trọng, vì họ sẽ giúp thân chủ lựa chọn cách giải quyết tốt nhất và có lợi nhất cho bị cáo.

Có thể nói, định hướng bào chữa của luật sư ở giai đoạn chuẩn bị XXPT có thể quyết định thành bại của việc xét kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm. Trong giai đoạn này, nhiều LSBC đã sử dụng triệt để các quyền năng được BLTTHS qui định, tích cực thu thập thêm tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ bị cáo, từ người thân thích của họ hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, gặp gỡ bị cáo trong trại tạm giam tìm hiểu thêm các tình tiết của vụ án và tâm trạng của thân chủ để bổ sung thêm luận cứ bào chữa. Điều đáng chú ý là khi xét xử công khai tại phiên toà sơ luận, những tình tiết chưa được làm sáng tỏ, những chứng cứ chưa đầy đủ hoặc mâu thuẫn được bộc lộ đã thúc đẩy các LSBC áp dụng các biện pháp được pháp luật qui định để củng cố bài bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm. Trong trường hợp nhận thấy tội trạng của bị cáo đã rõ, mức hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt có căn cứ, đúng pháp luật nhưng bị cáo vẫn không nhận tội thì nhiều LSBC đã phân tích, thuyết phục bị cáo nhận thức ra lỗi lầm của mình, thật thà khai báo, ăn năn, hối cải để nhận được sự khoan hồng, giảm án của Tòa án cấp phúc thẩm.

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 48 - 61)