thẩm vụ án hình sự
Phiên tòa phúc thẩm VAHS là phiên tòa do Tòa án có thẩm quyền XXPT tiến hành để xét xử lại VAHS mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử, nhưng có kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Vấn đề đặt ra là: trong trường hợp nào thì sự tham gia của luật sư là bắt buộc và trong trường hợp Luật sư vắng mặt tại phiên tòa thì xử lí ra sao? Để đảm bảo quyền bào chữa của bi ̣ cáo ta ̣i phiên toà , đặc biê ̣t quyền của bi ̣ cáo là người chưa thành niên , người có nhược điểm về tâm thần hoă ̣c thể chất , bị cáo về tộ i theo khung hình pha ̣t có mức cao nhất là tử hình , pháp luật tố tụng hình sự quy đi ̣nh sự tham gia của Luâ ̣t sư là bắt buô ̣c (Điều 57 BLTTHS năm 2003). Đồng thời, chương XXXII "Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên" cũng tiếp tục khẳng đi ̣nh Toà án phải yêu cầu Đoàn Luâ ̣t sư phân công Văn phòng Luâ ̣t sư cử người bào chữa cho người chưa thành niên nếu bi ̣ cáo hoặc đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa . Viê ̣c quy đi ̣nh về sự tham gia bắt buô ̣c của Luâ ̣t sư thể hiê ̣n trách nhiê ̣m của CQTHTT, đó là Toà án trong việc đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo . Đồng thời, Luâ ̣t sư tham gia phiên toà cũng góp phần vào viê ̣c đưa ra mô ̣t bản án công minh , đúng người, đúng tô ̣i vì bất cứ sơ suất nào của Toà án hay sự tham gia không tích cực của Luật sư đều có thể dẫn đến hậu quả bất lợi đối với bi ̣ cáo.
Luật sư bào chữa được Tòa án cấp phúc thẩm triệu tập và việc triệu tập này là bắt buộc. Tuy nhiên, hình thức triệu tập như thế nào vẫn chưa được qui định cụ thể. Hầu hết các Tòa án cấp phúc thẩm chỉ gửi cho đoàn Luật sư một lịch phiên toà phúc thẩm. tòao quy đi ̣nh ta ̣i Điều 190 BLTTHS năm 2003, trong trường hợp bắt buô ̣c phải có người bào chữa theo quy đi ̣nh ta ̣i khoản 2 Điều 57, nếu người bào chữa vắng mă ̣t thì Hô ̣i đồng xét xử phải hoãn phiên toà. Việc vắng mặt của LSBC có nhiều lí do. Trong số đó, có trường hợp Luật sư gửi bản bào chữa cho HĐXX và xin xét xử vắng mặt họ; song cũng có những trường hợp Luật sư đề nghị hoãn phiên tòa phúc thẩm với những lí do khác nhau.
Điều 245 BLTTHS qui định: nếu LSBC vắng mặt có lí do chính đáng thì HĐXX phúc thẩm vẫn tiến hành xét xử, nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho bị cáo hoặc đương sự. Tuy nhiên, nếu LSBC vắng mặt không có lí do hoặc lí do không chính đáng thì HĐXX phúc thẩm có tiến hành xét xử được không hay phải hoãn phiên tòa? Đây là vấn đề khó khăn cho các cơ quan tiến hành xét xử khi qui định của BLTTHS chưa thể hiện cụ thể. Vì vậy, để công tác XXPT được thuận lợi, tránh hiểu lầm và áp dụng không thống nhất giữa các CQTHTT thì việc hướng dẫn cụ thể đối với từng trường hợp Luật sư vắng mặt nêu trên là cần thiết.
Đến giai đoạn phúc thẩm, trách nhiệm và sự tận tâm của luật sư càng cần phải được củng cố và phát huy. Bởi XXPT là cơ hội quan trọng nhằm quyết định số phận pháp lí đối với bị cáo trong trường hợp họ bị oan hoặc bị xét xử sai tội danh ở giai đoạn xét xử sơ thẩm, hoặc đối với người xin được giảm hình phạt... Hơn nữa, những người này rất tin tưởng vào LSBC của họ và vì vậy, LSBC ở giai đoạn phúc thẩm càng cần phải có trách nhiệm hơn để tìm lại công bằng cho họ.
* Vai trò của LSBC trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm
Tại phiên tòa phúc thẩm, thủ tục bắt dầu phiên tòa cũng giống như phiên tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt như sau:
- Chủ tọa phiên tòa không đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử mà chỉ tuyên bố khai mạc phiên tòa và vụ án được đưa ra xét xử.
- Chỉ xác định căn cước của các bị cáo có kháng cáo, kháng nghị (tư cách tham gia tố tụng của các bị cáo không có kháng cáo, kháng nghị chỉ là người làm chứng);
- Khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa giải thích quyền bổ sung, thay đổi, rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị (nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo). Nếu người kháng cáo hoặc VKS rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị và không còn ai kháng cáo, thì HĐXX ra quyết định đình chỉ việc XXPT.
Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm, vai trò của LSBC được thể hiện ở những hoạt động sau đây:
Thứ nhất: Luật sư cần xem xét sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm, lí do vắng mặt (chính đáng hay không chính đáng), xem xét xem đó có thuộc trường hợp hoãn phiên tòa hay không để có những kiến nghị cần thiết trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa.
Thứ hai: Nếu bị cáo hay đương sự có yêu cầu xin thay đổi một thành viên trong HĐXX thì Luật sư cần có ý kiến đánh giá về yêu cầu này và đề nghị HĐXX xem xét.
Thứ ba: Trong trường hợp trước khi mở phiên tòa, Luật sư đã có văn bản đề nghị triệu tập thêm người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người giám định, nhưng họ vắng mặt tại phiên tòa thì Luật sư cần đề nghị HĐXX kiểm tra lại thủ tục triệu tập và lí do vắng mặt, từ đó cân nhắc xem có cần thiết đề nghị hoãn phiên tòa hay không?
Tóm lại, tất cả các kiến nghị của Luật sư nêu trên đều nhằm bào chữa cho thân chủ một cách tốt nhất và có lợi nhất. Những hoạt động trên đây ở phần thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm nếu được chuẩn bị tốt sẽ giúp luật sư chủ động được trong việc bảo vệ, bào chữa cho thân chủ cũng như có các phương án giải quyết phù hợp với các tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa.
Nhận thức được XXPT là xét xử lần cuối, bản án có HLPL ngay sau khi tuyên án nên trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, các LSBC đều rất chú trọng đến việc đề xuất, yêu cầu HĐXX triệu tập thêm người làm chứng, đưa thêm những tài liệu, đồ vật ra xem xét. Trong những trường hợp thiếu vắng người làm chứng quan trọng LSBC luôn kiên trì đề nghị hoãn phiên tòa.
Ví dụ: vụ Bùi Phương H phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiết đoạt tài sản. Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo H kháng cáo yêu cầu tòa buộc ông M phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường vì H vay tiền của nhiều người đưa vào làm vốn kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn V do ông M là giám
đốc. Tại phiên tòa phúc thẩm, ông M vắng mặt không có lý do. LSBC cho H đã đề nghị HĐXX phúc thẩm hoãn phiên tòa để triệu tập ông M và đã được HĐXX chấp nhận.
Như vâ ̣y, vai trò của LSBC trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa được thể hiện qua các hoạt động nêu trên. Qua đó có thể thấy vai trò quan trọng của Luật sư khi tham gia phiên toà phúc thẩm. Luâ ̣t sư không chỉ thực hiê ̣n chức năng của mình là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo mà còn thực hiê ̣n nhiê ̣m vụ bảo vê ̣ pháp chế XHCN khi góp phần phát hiê ̣n ngay từ đầu những sai sót trong viê ̣c xét xử ta ̣i phiên toà . Bảo đảm quyền của bị cáo được thể hiện ở chỗ thành phần HĐXX theo đúng quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t và bảo đảm cho bi ̣ cáo thực hiê ̣n quyền đề nghi ̣ khi có căn cứ pháp luâ ̣t .
* Vai trò của LSBC trong phần xét hỏi
Xét hỏi là giai đoạn xem xét công khai những chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ án và chứng cứ thu được tại phiên tòa nhằm giải quyết đúng đắn VAHS. Đây là phần trọng tâm của phiên tòa phúc thẩm nhằm kiểm tra, đánh giá lại các chứng cứ của vụ án để làm rõ các tình tiết cần phải chứng minh, từ đó tìm ra sự thật khách quan của vụ án.
Vai trò của LSBC trong phần xét hỏi được thể hiện cụ thể như sau: - Về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa: Luật sư cần theo sát đề cương đã chuẩn bị sẵn sau khi nghiên cứu hồ sơ ở giai đoạn phúc thẩm. Luật sư cần tập trung vào các tình tiết có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị; đồng thời đối chiếu, so sánh và phát hiện các điểm thống nhất, mâu thuẫn trong lời khai của những người tham gia tố tụng ở giai đoạn sơ thẩm.
- Trong phần thủ tục xét hỏi, nhiều LSBC đã tích cực tham gia xét hỏi bị cáo, người bị hại, người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác nhằm làm rõ nội dung kháng cáo hoặc kháng nghị. Trường hợp thân chủ kháng cáo thì LSBC tập trung xét hỏi những người tham gia tố tụng khác những vấn đề liên quan đến kháng cáo và hỏi bị cáo về những tài liệu, đồ vật mới (nếu có);
ngược lại nếu thân chủ bị kháng cáo hoặc kháng nghị tăng nặng thì xét hỏi làm rõ lý do tăng nặng, đồng thời hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác để bổ sung luận cứ phục vụ cho việc tranh luận. Trường hợp bị cáo kêu oan, LSBC tập trung xét hỏi, làm rõ những tình tiết chứng minh sự vô tội của thân chủ.
Ví dụ: Huỳnh Văn Q và Lê Thị T bị TAND tỉnh VL xét xử về tội giết người (Điều 93 BLHS), người bị hại chính là mẹ đẻ của bị cáo Q (bà Y). Sau khi xét xử sơ thẩm, các bị cáo đều kêu bị xét xử oan. Tại phiên tòa phúc thẩm, LSBC cho các bị cáo đã xét hỏi làm rõ lý do bị cáo T nhận tội là do bị cán bộ điều tra ép cung và hứa sẽ cho tại ngoại nếu ký vào biên bản nhận tội; còn bị cáo Q nhận tội là do CQĐT cho xem cuộn băng ghi hình và lời nhận tội của vợ, từ đó chỉ ra những vi phạm thủ tục tố tụng của CQĐT. LSBC cũng đã hỏi bị cáo để làm rõ tình tiết các bị cáo kéo lê chiếc xuồng trên nền gạch đem xác bà Y ra sông để phi tang như thế nào và tại sao biên bản khám nghiệm hiện trường nơi xảy ra vụ án, nền gạch nơi hai bị cáo kéo lê chiếc xuồng không để lại dấu vết gì (chiếc xuồng nặng hơn 300 kg); các bị cáo có bóp cổ bà Y không và bóp như thế nào, tại sao trong biên bản khám nghiệm tử thi trên cổ nạn nhân không để lại dấu vết bầm tím hay trầy xước... Ngoài ra, LSBC còn tập trung hỏi những người làm chứng để làm rõ những mâu thuẫn trong các lời khai của họ. Với kết quả điều tra, xét hỏi tại phiên tòa, LSBC đã phân tích, lập luận khẳng định chưa đủ căn cứ kết tội các bị cáo. HĐXX phúc thẩm đã đồng tình với quan điểm bào chữa của luật sư và ra quyết định hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.
- Luật sư cũng cần dự liệu tình huống bị cáo không hiểu rõ câu hỏi và ý định của luật sư khi đặt câu hỏi, nên không trả lời hoặc trả lời không đúng trọng tâm. Tình huống này xảy ra do luật sư không có dịp trao đổi với bị cáo trước khi phiên tòa được mở, chưa thống nhất với bị cáo những nội dung và căn cứ phục vụ cho yêu cầu kháng cáo. Luật sư cần đặt lại câu hỏi dễ hiểu, thể hiện sự cảm thông đối với thái độ lúng túng của bị cáo. Cần lưu ý rằng, thái
độ và nội dung trả lời của bị cáo có tác động nhất định đến sự lưu tâm của HĐXX phúc thẩm về sự thành khẩn, sự hối hận và khả năng có thể trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội… Luật sư cần cân nhắc thời lượng xét hỏi, tránh lặp lại các câu hỏi mà thẩm phán, KSV, đặc biệt là thái độ của luật sư khi đặt câu hỏi phải thể hiện được sự nghiêm túc, đúng đắn, không vì lợi ích của thân chủ mình mà truy bức, kết tội đối với bị cáo khác.
* Vai trò của LSBC trong phần tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm
Tranh luâ ̣n ta ̣i phiên toà là một bước nhằm đảm bảo cho đại diện VKS và những người tham gia phiên tòa được phân tích, đánh giá chứng cứ, đưa ra quan điểm giải quyết vụ án; trên cơ sở đó Tòa án có điều kiện cân nhắc toàn diện bản án hoặc quyết định cho chính xác. Việc tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm cũng giống phiên tòa sơ thẩm nhưng có điểm khác là KSV phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án trên cơ sở đánh giá chứng cứ cũ, chứng cứ mới và kết quả điều tra, xét hỏi tại phiên toà phúc thẩm... Đây là thời điểm mà hô ̣i đồng xét xư tòaược nghe một cách toàn diện nhất ý kiến của đa ̣i diê ̣n Viê ̣n kiểm sát và những người tham gia tố t ụng về việc giải quyết vụ án. Vì vậy , để hoạt động có hiệu quả Luật sư cần nắm vững thủ tục tố tụng trong tranh luâ ̣n và thực hiê ̣n thâ ̣t hoàn hảo kỹ năng bào chữa , vâ ̣n dụng kinh nghiê ̣m làm viê ̣c khi cần thiết để tranh luâ ̣n có chất lượng .
Có thể nói, kỹ năng tranh tụng là kết tinh của toàn bộ quá trình chuẩn bị trước đó của luật sư, thể hiện bản sắc và kinh nghiệm của mỗi luật sư. Mặc dù giới hạn của phiên tòa phúc thẩm chỉ bám sát vào các yêu cầu kháng cáo, kháng nghị, nhưng luật sư vẫn có thể có những đánh giá về tính có căn cứ, tính hợp pháp trong việc áp dụng pháp luật và về thủ tục tố tụng của cấp sơ thẩm để đề xuất cụ thể hướng giải quyết.
Trong phần tranh luận, vai trò của LSBC thể hiện ở chỗ: LSBC đã tận dụng tối đa quyền tranh luận để phân tích, lập luận, đưa ra những luận cứ, lý lẽ bày tỏ quan điểm của mình để bảo vệ nội dung kháng cáo của thân chủ
hoặc bác bỏ yêu cầu tăng nặng về tội danh, hình phạt hoặc bồi thường thiệt hại của VKS hoặc của người bị hại, nguyên đơn dân sự. Thực tiễn XXPT thời gian qua cho thấy ở những phiên tòa phúc thẩm có luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo thì việc tranh luận sôi nổi hơn, thể hiện tính dân chủ cao hơn và những căn cứ để HĐXX chấp nhận hay không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị sớm được làm rõ hơn, so với các phiên tòa không có luật sư. Không ít trường hợp LSBC đã xuất trình tài liệu, đồ vật mới đảm bảo tính chân thực, khách quan được HĐXX chấp nhận. Khi tranh luận, nhiều LSBC đã viện dẫn các chứng cứ, nhất là chứng cứ mới để phân tích, lập luận chứng minh kết luận của bản án sơ thẩm là không có căn cứ hoặc chỉ ra những tình tiết giảm nhẹ TNHS chưa được Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng; trên cơ sở đó đề nghị HĐXX xem xét giải oan cho bị cáo hoặc giảm nhẹ TNHS, giảm mức bồi thường cho bị cáo. Có trường hợp, LSBC chỉ ra những mâu thuẫn trong các chứng cứ của vụ án để chứng minh bản án sơ thẩm kết tội bị cáo không có căn cứ, đã được HĐXX phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Ví dụ: Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, HĐXX tuyên phạt Đinh Văn K 7 năm tù về tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng. LSBC cho K đã phân tích, lập luận chỉ ra những mâu thuẫn trong bản thực nghiệm điều tra với kết quả khám nghiệm hiện trường, mâu thuẫn giữa lời khai của bị cáo với dấu vết vân tay để