HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN QUAN ĐẾN VAI TRÒ CỦA LUẬT SƢ BÀO CHỮA TRONG XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 101 - 110)

VAI TRÒ CỦA LUẬT SƢ BÀO CHỮA TRONG XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

Mặc dù BLTTHS 2003 đã khắc phục được một số nhược điểm so với BLTTHS 1988 về các vấn đề có liên quan đến người bào chữa, về địa vi ̣ pháp lý của người bào chữa cũng như các thủ tục tố tụng có người bào chữa tham gia tranh tụng tại phiên toà... Nhưng cho đến nay, BLTTHS 2003 vẫn bộc lộ những thiếu sót đòi hỏi phải được hoàn thiện như: thiếu vắng những quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tố tụng bảo đảm tính công khai, dân chủ; chưa có những quy phạm pháp luật điều chỉnh sự tranh tụng giữ bên buộc tội và bên bào chữa trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo... Nhìn từ góc độ thực tiễn, vẫn còn không ít "rào cản" đối với Luật sư trong việc tham gia tố tụng.

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về vai trò của LSBC trong giai đoạn XXPT VAHS, thực trạng vai trò của luật sư trong thực tiễn XXPT VAHS, nhất là những bất cập, vướng mắc và nguyên nhân, chúng tôi có một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật TTHS theo hướng nâng cao vai trò của LSBC trong giai đoạn XXPT VAHS như sau:

Thứ nhất: Cần làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề tranh tụng tại phiên toà và địa vị pháp lý của LSBC trong tranh tụng theo tinh thần cải cách tư pháp

Hiện nay trên diễn đàn khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn hoạt động tố tụng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về tranh tụng tại phiên toà. Vì vậy, muốn nâng cao vai trò của LSBC và chất lượng tranh tụng tại phiên toà thì trước hết khoa học TTHS cần phải làm rõ bản chất, nội dung của vấn đề tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp do Đảng ta đề xuất.

Theo chúng tôi, chúng ta không thể áp dụng một cách máy móc lý luận về tranh tụng trong TTHS nói chung và tranh tụng tại phiên toà nói riêng của các nước theo hệ tố tụng tranh tụng trên thế giới vào thực tiễn hoạt động

tố tụng ở Việt Nam, coi đó là quan điểm chính thống để đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng. Để nhận thức đúng vấn đề tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp thì cần phải đặt nó trong mối liên hệ biện chứng với quan điểm của Đảng được đề cập trong Nghị quyết số 49-NQ/TW là : "... kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng xu thế phát triển của xã hội trong tương lai" [4].

Đồng thời chúng ta cần nhận thức mục đích cơ bản của cải cách tư pháp là nâng cao chất lượng xét xử, không để làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Nhìn lại quá trình tồn tại của pháp luật TTHS, trong đó có các qui định về xét xử tại phiên toà qua nhiều thập kỷ thấy rằng mặc dù còn có nhiều hạn chế nhưng đã phản ánh được những nét đặc thù của pháp lý dân tộc, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của đất nước ta thời gian qua, góp phần đáng kể vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Do đó, chúng tôi cho rằng quan điểm của Đảng về tranh tụng tại phiên toà được đề cập trong Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị không đơn thuần là sao chép bản chất, nội dung tranh tụng của các nước theo hệ tố tụng tranh tụng mà đòi hỏi phải kế thừa được những ưu việt của pháp luật tố tụng hiện hành, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những ưu điểm của hệ tố tụng tranh tụng đang được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới.

Mặc dù trong các nghị quyết của Đảng chỉ yêu cầu nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà mà không đề cập đến việc tranh tụng trong cả quá trình tố tụng giải quyết VAHS, nhưng để đảm bảo việc tranh tụng tại phiên toà hình sự có tính khả thi thì trước hết nhà làm luật cần xác định rõ định hướng xây dựng mô hình TTHS của nước ta, cần giải quyết đúng đắn vấn đề tranh tụng trong TTHS. Hiện nay có quan điểm cho rằng "Việc tiến tới xây dựng tố tụng hình sự ở nước ta theo kiểu tố tụng tranh tụng là một đòi hỏi cấp bách" [14]. Chúng tôi cho rằng, tranh tụng là một vấn đề mới mẻ và phức

tạp nên việc khẳng định phải xây dựng TTHS Việt Nam theo kiểu TTHS tranh tụng chưa hẳn đã là phương án tối ưu, bởi kiểu tố tụng này có những ưu điểm song cũng tồn tại không ít hạn chế. Đối với kiểu tố tụng xét hỏi, tuy có hạn chế là "không tôn trọng đầy đủ quyền của các bên đương sự… nhưng lại có ưu điểm là đề cao vai trò chủ động của Thẩm phán" [8].

Mặt khác, kiểu TTHS được tiến hành ở Việt Nam tuy còn có những hạn chế nhưng cũng đã thể hiện một số ưu việt như đã trình bầy ở phần trên. Hơn nữa, kiểu TTHS hiện hành đã ăn sâu vào tiềm thức của không chỉ những người làm luật, người tiến hành tố tụng mà còn trong cả các tầng lớp nhân dân nên không dễ gì thay đổi ngay được. Vì vậy theo tôi, chúng ta cần xây dựng TTHS của nước ta theo hướng kết hợp những ưu việt của cả hai kiểu tố tụng: tố tụng xét hỏi và tố tụng tranh tụng, đồng thời cần kế thừa những đặc điểm truyền thống của TTHS Việt Nam.

Với cách tiếp cận như trình bầy trên đây, chúng tôi cho rằng bản chất, nội dung của tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp ở Việt Nam là hoạt động tố tụng của các bên tham gia tố tụng nhằm xét hỏi, tranh luận làm rõ sự thật khách quan của vụ án dưới sự chỉ đạo, điều hành và quyết định của Toà án. Để thực hiện vai trò chỉ đạo, điều hành thì Toà án phải nêu những vấn đề cần thiết để các bên xét hỏi, tranh luận và yêu cầu các bên tiếp tục xét hỏi, tranh luận những vấn đề chưa rõ. Các bên tham gia tố tụng (Công tố viên, người bào chữa...) phải được đảm bảo bình đẳng, thực sự dân chủ trong việc xét hỏi, đưa ra chứng cứ, yêu cầu và tranh luận. Trong tranh luận đối đáp, các bên có quyền áp dụng mọi biện pháp để bảo vệ quan điểm của mình, phản bác ý kiến của bên đối tụng, đặt câu hỏi cho phía bên kia và yêu cầu trả lời. HĐXX phải căn cứ vào các chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên toà và các ý kiến tranh luận để ra bản án, quyết định. Phạm vi tranh tụng tại phiên toà theo chúng tôi bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị xét xử đến khi kết thúc phần tranh luận. Bởi lẽ, trong giai đoạn bắt đầu phiên toà, các bên tham gia tố tụng đã có quyền đề nghị Toà triệu tập thêm nhân chứng, có quyền nêu quan

điểm phản đối yêu cầu triệu tập thêm nhân chứng của phía bên kia. Hai giai đoạn xét hỏi và tranh luận là các giai đoạn thể hiện tập trung nhất nội dung tranh tụng. Chỉ có như vậy, LSBC mới có vị trí xứng đáng, bình đẳng với công tố viên tại phiên toà, đồng thời phát huy được vai trò của mình là người trợ giúp pháp lý đắc lực cho bị can, bị cáo, người bảo vệ công lý, người phản biện, giám sát hoạt động tố tụng.

Về địa vị pháp lý của LSBC: khoa học TTHS cần làm sáng tỏ địa vị pháp lý của LSBC sao cho tương xứng với chức năng xã hội của luật sư đã được quy định tại Điều 3 của Luật Luật sư. Luật sư khi đảm nhận việc bào chữa cho bị cáo, tham gia tố tụng vào VAHS không chỉ đơn thuần là NTGTT bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo, mà còn là người bảo vệ công lý, người giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của cơ quan và người tiến hành tố tụng. Chỉ có như vậy, địa vị pháp lý của LSBC mới được xác định đúng đắn, được thừa nhận rộng rãi về mặt pháp lý và có được chỗ đứng xứng đáng trong xã hội. Khi đó, giữa những người tiến hành tố tụng và luật sư dù vị trí có khác nhau, quan điểm trái ngược nhau trong hoạt động tố tụng nhưng giữa họ có một điểm chung là tìm ra sự thật khách quan của vụ án để áp dụng pháp luật cho phù hợp; họ không phải là các chủ thể đối lập nhau mà có sự tương tác, bổ trợ cho nhau.

Thứ hai: Cần sửa đổi, bổ sung các qui định của BLTTHS hiện hành, đảm bảo nâng cao vai trò của LSBC khi tham gia tố tụng.

Với quan điểm xây dựng kiểu TTHS Việt Nam như nêu trên, chúng tôi đề nghị cần hoàn thiện pháp luật TTHS nước ta trong tiến trình cải cách tư pháp theo hướng tiếp tục thực hiện các giai đoạn tố tụng giải quyết VAHS như qui định của BLTTHS hiện hành, nhưng cần sửa đổi, bổ sung để đảm bảo nâng cao vị trí, vai trò của LSBC. Cụ thể như sau:

- Cần ghi nhận tranh tụng là một trong những nguyên tắc của TTHS. Sự hiện diện của nguyên tắc tranh tụng trong BLTTHS là cơ sở pháp lý quan

trọng để các bên tranh tụng được bình đẳng với nhau trong việc thực hiện chức năng tranh tụng của mình và Tòa án với chức năng xét xử là vị trọng tài vô tư, khách quan, điều khiển, quyết định kết quả của quá trình tranh tụng.

Nội dung của nguyên tắc này cần qui định những vấn đề:

Thứ nhất, qui định rõ các bên tham gia tranh tụng gồm: Công tố viên, người bào chữa, bị cáo, người bị hại... Qui định này đương nhiên xác định Công tố viên chỉ là một bên tham gia tố tụng tại phiên toà, còn HĐXX đóng vai trò trọng tài phân xử.

Thứ hai, khẳng định quyền bình đẳng của các bên tham gia tranh tụng (Công tố viên, LSBC …) trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra các yêu cầu, xét hỏi và tranh luận dân chủ trước Toà án, đồng thời xác định trách nhiệm của Toà án trong việc bảo đảm cho các bên thực hiện các quyền đó.

- Điều 190 BLTTHS quy định: "người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Nếu người bào chữa vắng mặt nhưng có gửi trước bản bào chữa thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử". Quy định như hiện nay quyền lợi của bị cáo khó có thể được bảo đảm. Bởi lẽ, tại phiên tòa những người tham gia tố tụng có thể đưa ra những chứng cứ mới có lợi cho bị cáo mà người bào chữa không biết và chỉ bào chữa trên cơ sở những chứng cứ có trong hồ sơ thì bản bào chữa gửi trước đó của người bào chữa sẽ trở thành vô nghĩa. Đồng thời tăng cường trách nhiệm của luật sư khi đã nhận lời bào chữa; tránh được các trường hợp bào chữa "chạy sô" như đã từng xảy ra. Vì vậy sẽ là hợp lý nếu Điều 190 BLTTHS được sửa đổi như sau: "Người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Nếu người bào chữa vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa".

- Để nâng cao vai trò của LSBC thì địa vị pháp lý của người bào chữa trong TTHS cũng cần được xác định đúng và khoa học. LSBC khi tham gia phiên toà để bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo nên người bào chữa phải có nghĩa vụ chứng minh một cách trung thực, thiện chí cho lợi ích của người được bảo vệ. Do là chủ thể chứng minh gỡ tội tại phiên toà nên LSBC

phải có được địa vị bình đẳng với bên buộc tội. Để có được địa vị pháp lý bình đẳng thì cần thiết phải bổ sung, quy định cụ thể một số quyền hạn của người bào chữa nói chung, của LSBC nói riêng trong BLTTHS như sau:

+ Quyền được thu thập chứng cứ và xuất trình tại phiên toà

Theo quy định tại Điều 65 BLTTHS, chỉ có các CQTHTT (CQĐT, VKS, Toà án) mới có quyền thu thập chứng cứ, còn người bào chữa chỉ có quyền thu thập tài liệu, đồ vật (điểm d khoản 2 Điều 58 BLTTHS). Hơn nữa, pháp luật TTHS hiện hành mới chỉ dừng lại ở việc thừa nhận quyền của người bào chữa nói chung, LSBC nói riêng trong việc thu thập tài liệu, đồ vật nhưng lại không quy định cụ thể cho họ được thu thập bằng cách nào và được thực hiện những hành vi tố tụng gì. Do vậy, giá trị pháp lý của các tài liệu, đồ vật do LSBC cung cấp cho Toà án rất hạn chế. Việc LSBC cung cấp chứng cứ không hạn chế, nhưng việc các tài liệu, đồ vật đó có được coi là chứng cứ của vụ án hay không còn phụ thuộc vào ý thức chủ quan của HĐXX. Thực tiễn xét xử cho thấy vì những tài liệu, đồ vật này không do CQĐT, VKS thu thập theo trình tự, thủ tục luật định nên ít khi được Toà chấp nhận. Hơn nữa, Toà án luôn coi trọng các chứng cứ đã được thu thập lưu giữ trong hồ sơ vì chúng không những được các CQTHTT thu thập, đảm bảo tính pháp lý mà còn được các Thẩm phán, Hội thẩm nghiên cứu kỹ trước khi đưa vụ án ra xét xử. Sau khi thẩm tra tại phiên toà, nếu các chứng cứ này không thay đổi thì luôn được HĐXX xác định là căn cứ để ra phán quyết. Vì vậy, để tạo hành lang pháp lý cho LSBC có thể tranh tụng bình đẳng, dân chủ với Công tố viên khi tham gia tranh tụng tại phiên toà, cần sửa đổi BLTTHS hiện hành theo hướng tăng thêm quyền cho họ trong việc thu thập chứng cứ khi tham gia tố tụng trong VAHS theo quy định của Điều 58 BLTTHS hiện hành, người bào chữa chỉ có quyền thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, sau đó giao cho CQTHTT, tuỳ thuộc từng giai đoạn tố tụng, nếu ở giai đoạn xét xử vụ án thì giao cho Toà án, còn việc tài liệu, đồ vật đó có được coi là chứng cứ hay không lại phụ thuộc vào ý thức chủ quan của CQTHTT (Điều 65 BLTTHS).

Điều này cho thấy người bào chữa không thể bình đẳng với Công tố viên trong việc đưa ra chứng cứ tại phiên toà. Vì vậy, chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 58 BLTTHS theo hướng người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ hoặc yêu cầu CQĐT thu thập những chứng cứ mà mình thấy cần thiết nhưng không có điều kiện, khả năng thu thập; đồng thời cần sửa đổi đoạn 2 điểm a khoản 3 Điều 58 BLTTHS theo hướng khi thu thập được các chứng cứ thì người bào chữa chỉ giao cho Toà án sau khi hồ sơ vụ án đã được VKS chuyển sang Toà hoặc xuất trình tại phiên toà mà không có trách nhiệm phải giao cho CQĐT hay VKS. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng Điều tra viên, KSV cố tình bỏ ra ngoài hoặc không đưa vào hồ sơ những tài liệu chứng minh sự vô tội của bị can do luật sư thu thập được. Tại phiên toà, HĐXX không chỉ căn cứ các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án do VKS chuyển sang mà phải căn cứ vào cả chứng cứ, tài liệu của người bào chữa để xem xét, quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà; đồng thời cần bổ sung vào khoản 1 Điều 65 BLTTHS về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa.

+ Về thủ tục vào gặp bị cáo trong trại giam

BLTTHS năm 2003 chưa có quy định rõ ràng khi LSBC gặp bị cáo trong trại tạm giam thì được gặp riêng hay gặp với sự có mặt của Giám thị hoặc cán bộ trại tạm giam. Do đó, trên thực tế ở một số địa phương khi LSBC gặp bị cáo trong trại tạm giam bao giờ cũng phải được sự đồng ý của Toà án

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 101 - 110)