6. Kết cấu Luận văn
3.1.1. Bối cảnh kinh tế mới ảnh hƣởng tới FDI vào Bắc Giang
Bối cảnh kinhh tế thế giới năm 2014 tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro cả về kinh tế và chính trị. Một số nền kinh tế lớn mặc dù có kỳ vọng tăng trƣởng khá nhƣng vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro nhƣ: Việc điều chỉnh chính sách tiền tệ và những yếu tố không bền vững trong chính sách tài chính công dài hạn của một số nền kinh tế phát triển; tình trạng bất ổn của các nền kinh tế mới nổi; phục hồi trong khu vực đồng Euro vẫn còn yếu,... Ở trong nƣớc, sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức và áp lực: Sức mua trên thị trƣờng thấp; khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chƣa cao; sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nƣớc tiêu thụ chậm,... Ngoài ra, thời gian gần đây tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, đó là việc Trung Quốc đã bất chấp đạo lý, pháp lý, quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, đƣa và hạ đặt trái phép giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dƣơng 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm này của Trung Quốc không những xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, ảnh hƣởng xấu tới quan hệ Việt Nam - Trung Quốc mà còn đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực, bƣớc đầu tác động bất lợi đến động thái phát triển kinh tế - xã hội nƣớc ta.
Tuy nhiên, căng thẳng trên Biển Đông gần đây không ảnh hƣởng đến vốn FDI vào Vệt Nam, chƣa có nhà đầu tƣ nào tuyên bố sẽ rút khỏi Việt Nam. Các nhà đầu tƣ chính vẫn không thay đổi và vốn FDI vẫn có xu hƣớng vào Việt Nam. Đầu tƣ nƣớc ngoài đóng vai trò lớn trong việc tăng trƣởng bền vững của Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là khi khối đầu tƣ công và tƣ trong nƣớc đang giảm. Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong những năm qua vào Việt Nam đã giúp làm
72
giảm các tác động tiêu cực lên quá trình tăng trƣởng. Số vốn FDI vào Việt Nam khá lớn so với GDP, tỷ lệ đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tƣ. Vốn FDI đang có ở Việt Nam, đa phần đến từ các nhà đầu tƣ Nhật, Hàn Quốc, Mỹ và Đài Loan. Tuy vốn FDI đăng ký từ Trung Quốc tăng lên trong những năm gần đây nhƣng tổng vốn đầu tƣ từ Trung Quốc còn nhỏ. Vì thế, mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc đơn thuần là mối quan hệ chuỗi cung ứng cấp 1 hơn là mối quan hệ đầu tƣ. Nhƣng từ tình hình hiện nay, các nƣớc ASEAN, đặc biệt là Việt Nam và Indonesia nhiều khả năng hƣởng lợi từ sự dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc. Tuy vậy, Việt Nam cần lựa chọn kỹ các dự án FDI bởi không phải nguồn vốn nào cũng hiệu quả nhƣ nhau. Bên cạnh đó, để tránh nguy cơ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quá lo lắng mà bỏ đi tìm những địa điểm thay thế, Việt Nam đã tạo đƣợc niềm tin cho các nhà đầu tƣ. Đó là Việt Nam luôn giữ một nền hoà bình trong khu vực, không sử dụng vũ lực. Thứ hai là đảm bảo an ninh cho ngƣời đầu tƣ, cũng nhƣ công dân nƣớc ngoài đến Việt Nam. Đó là môi trƣờng ngƣời ta mong muốn nhất và cần thiết nhất.
Dự báo từ nay đến một vài năm tới, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi tăng trƣởng nhƣng thấp hơn dự báo đầu năm, tình hình thế giới tiềm ẩn những diễn biến khó lƣờng; xu thế hội nhập và mở cửa vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, các luồng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ tăng trở lại trong thời gian tới. Trong tỉnh, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể và tạm dừng hoạt động vẫn còn ở mức cao;... sẽ là những thách thức lớn đối với hoạt động thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 06/6/2014 cua Chính phủ về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tƣ có sử dụng đất để cải thiện môi trƣờng kinh doanh; và Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 04/7/2014 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy về chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của đội ngũ các cán bộ, đảng viên,
73
công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang năm 2014 và các năm tiếp theo. Theo đó, cải thiện môi trƣờng kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, đảm bảo công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nƣớc, phấn đấu đến năm 2015 đƣa tỉnh Bắc Giang vào nhóm điều hành khá.