6. Kết cấu Luận văn
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
Tình hình thế giới có nhiều biến động và luôn tiềm ẩn những diễn biến khó lƣờng. Chỉ trong vòng chƣa đầy 15 năm đã diễn ra hai cuộc khủng hoảng lớn đó là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á năm 1997 (khởi nguồn từ Thái Lan) và cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu vào cuối năm 2008 (bắt nguồn từ sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers ở Mỹ). Các cuộc khủng hoảng này khiến thế giới chao đảo, hàng loạt ngân hàng và các định chế tài chính sụp đổ, một loạt các doanh nghiệp phá sản, các nhà đầu tƣ hoang mang không biết đầu tƣ vốn vào đâu để đƣợc an toàn. Chính vì vậy, vốn FDI vào Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng trong giai đoạn này cũng không ổn định, lúc tăng, lúc giảm, số dự án còn khiêm tốn, một số dự án đã đƣợc cấp phép cũng phải ngừng hoạt động do thiếu vốn.
Các nƣớc láng giềng ở Châu Á nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia,... là những nƣớc có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, nguồn nhân lực có tay nghề cao song lại luôn đƣa ra những ƣu đãi để thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc
66
ngoài. Chính vì vậy, việc cạnh tranh để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam sẽ ngày càng khó khăn hơn.
Từ tháng 01 năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, chúng ta đã gia nhập sân chơi chung của toàn cầu, hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng và tƣơng đối toàn diện, ký kết hàng loạt những hiệp định song phƣơng và đa phƣơng trong lĩnh vực đầu tƣ, thƣơng mại cũng nhƣ phê chuẩn các điều luật quốc tế và phải thực hiện các cam kết đã ký. Đây vừa là thuận lợi vừa là khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Chúng ta do vậy mà không đƣợc vi phạm “xé rào, trải thảm đỏ” để thu hút đầu tƣ nhƣ trƣớc nữa, không thể đƣa ra các biện thu hút đầu tƣ bằng mọi giá.
Kể từ năm 2006, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ đƣợc ban hành đã trao cho chính quyền các địa phƣơng quyền tự quyết đối với các dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài dƣới 300 tỷ đồng, chỉ khoanh vùng các dự án nhạy cảm, dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. Do đó đã xảy ra tình trạng các tỉnh, thành phố trên cả nƣớc thi nhau đƣa ra các chính sách ƣu đãi của riêng mình nhằm thu hút đƣợc càng nhiều nhà đầu tƣ càng tốt. Kết quả là những tỉnh, thành phố có vị trí địa lý thuận lợi, thuận tiện việc đi lại, ở gần các thành phố trung tâm, có nhiều ƣu đãi sẽ thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến đầu tƣ. Đây là một trong những thách thức lớn mà tỉnh Bắc Giang cần phải vƣợt qua.
* Nguyên nhân chủ quan
Một là, công tác xúc tiến đầu tƣ nƣớc ngoài dù đã đƣợc quan tâm nhƣng
chƣa thực sự hiệu quả; chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc lâu dài, chƣa xác định đƣợc các lĩnh vực và quốc gia trọng điểm để kêu gọi thu hút đầu tƣ. Hoạt động xúc tiến đầu tƣ chƣa chuyên nghiệp, nguồn lực cho công tác xúc tiến đầu tƣ còn hạn chế cả về con ngƣời và tài chính. Đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tƣ chƣa ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ.
Từ trƣớc đến nay, công tác xúc tiến đầu tƣ nƣớc ngoài của Bắc Giang thƣờng chỉ đơn thuần là việc tổ chức các đoàn công tác đến một số quốc gia “quen thuộc”
67
để kêu gọi đầu tƣ và các dự án mà tỉnh thu hút đƣợc vẫn đến từ các đối tác truyền thống trong khu vực nhƣ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Một phần do kinh phí hạn hẹp, tỉnh chƣa có nguồn kinh phí thƣờng xuyên cho công tác này nên hoạt động xúc tiến đầu tƣ chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, thƣờng một năm chỉ tổ chức đi công tác đƣợc một lần nên hiệu quả mang lại chƣa cao. Hình thức xúc tiến đầu tƣ chƣa đa dạng, chƣa đẩy mạnh các hình thức xúc tiến đầu qua các trang web, qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng Trung ƣơng và địa phƣơng. Chƣa mời đƣợc những phóng viên quốc tế và một số kênh truyền hình lớn, có uy tín trong khu vực và trên thế giới đến để quảng bá tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng.
Hai là, cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Hạ tầng các KCN chậm
đƣợc hoàn thiện, đặc biệt là hạ tầng Khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng (khu phía Bắc). Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các KCN chậm đƣợc khắc phục. Năng lực của các nhà đầu tƣ hạ tầng các KCN còn nhiều hạn chế cả về năng lực tài chính và năng lực xúc tiến kêu gọi đầu tƣ. Mặc dù đã đƣợc tỉnh quan tâm đầu tƣ, nhƣng do nguồn kinh phí có hạn nên hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở một số KCN chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà đầu tƣ. Trong đó, hạ tầng “cứng” nhƣ giao thông, điện, nƣớc sạch, khu xử lý nƣớc thải và chất thải rắn công nghiệp, nhất là tại các KCN chƣa hoàn chỉnh. Ngoài ra, hạ tầng “mềm” nhƣ thủ tục hải quan, logistic, các dịch vụ tài chính ngân hàng, viễn thông chƣa đồng bộ, giá dịch vụ còn cao khiến nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài còn băn khoăn.
Ba là, lực lƣợng lao động chƣa qua đào tạo lớn, nhân lực chất lƣợng cao rất
thiếu. Chất lƣợng nguồn nhân lực còn bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh còn hạn chế.
Bắc Giang là tỉnh có số ngƣời trong độ tuổi lao động cao, khoảng 1,2 triệu ngƣời, chiếm 75% dân số toàn tỉnh. Tuy nhiên, phần lớn là lao động phổ thông, chƣa qua đào tạo, chƣa có trình độ, kỹ thuật phù hợp với nền sản xuất công nghệ cao, chƣa có tác phong làm việc công nghiệp nên đây là điều lo ngại đối với các nhà đầu tƣ đòi hỏi số lƣợng công nhân lớn tới hàng nghìn ngƣời nhƣ Hồng Hải, Wintek,… là rào cản trong quá trình thu hút FDI. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chất
68
lƣợng cao của Bắc Giang rất thiếu, hiện ở Bắc Giang chƣa có trƣờng đại học chất lƣợng cao nào.
Bốn là, tiến trình cải cách thủ tục hành chính đã đƣợc tiến hành, nhƣng còn
chậm.
Cải cách thủ tục hành chính đã có nhiều cải tiến nhƣng vẫn chƣa thực sự khiến các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hài lòng. Đáng chú ý là tỉnh Bắc Giang đã tụt hạng đáng kể về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thời gian qua, trong đó có nguyên nhân từ các thủ tục hành chính còn rƣờm rà, gây khó khăn cho nhà đầu tƣ. Công tác giải phóng mặt bằng có nơi, có lúc còn chậm đã làm hạn chế kết quả thu hút đầu tƣ mới, các địa phƣơng chƣa phát huy tính chủ động của mình.
Năm là, nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền, nhất là ở cơ sở và nhận thức
của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, nhân dân về chủ trƣơng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài còn hạn chế dẫn tới quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, nhất là trong công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng.
Hiện nay, ở Bắc Giang đội ngũ lãnh đạo cấp tỉnh đã có những nhận thức đúng đắn về vai trò cũng nhƣ tầm quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý ở cấp sở, ban, ngành và cấp thấp hơn chƣa nhận thức đầy đủ, dẫn đến chƣa coi trọng việc thu hút các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, còn tỏ ra thờ ơ trƣớc những yếu kém còn tồn tại trên địa bàn. Họ vẫn còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại, chƣa chủ động tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài, chƣa coi việc giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp là bổn phận, là trách nhiệm và công việc của chính bản thân mình. Họ vẫn luôn nghĩ rằng doanh nghiệp cần họ, chứ họ không cần doanh nghiệp, thậm chí vẫn còn một bộ phận cán bộ có tƣ tƣỏng vòi vĩnh, sách nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp nhằm vụ lợi cho bản thân.
Việc nhận thức đƣợc vấn đề là yếu tố cực kỳ quan trọng. Những yếu tố đó đã gián tiếp làm các thủ tục hành chính của tỉnh trở nên phiền hà, các vấn đề của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong quá trình triển khai và vận hành dự án không đƣợc quan tâm, ƣu tiên giải quyết thỏa đáng. Lực lƣợng cán bộ làm công tác quản lý Nhà nƣớc
69
về đầu tƣ còn mỏng; chƣa có cán bộ chuyên trách làm công tác vận động xúc tiến thu hút đầu tƣ của tỉnh.
Sáu là, công nghiệp phụ trợ của tỉnh còn thiếu và yếu. Với nhu cầu chuyên
môn hóa ngày càng cao, xu hƣớng hiện nay doanh nghiệp thƣờng chỉ sản xuất, cung cấp một hoặc một số loại mặt hàng, thiết bị nhất định (ví nhƣ Fuhong sản xuất linh kiện điện tử cung cấp cho hãng Canon, Sam Sung). Do đó, công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quan trọng trong quyết định đầu tƣ của các doanh nghiệp nƣớc ngoài nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
* Kết luận chƣơng 2
Bắc Giang là tỉnh miền núi có xuất phát điểm thấp, nền kinh tế còn nghèo. Hàng năm, thu ngân sách trên địa bàn rất thấp, không đủ chi và luôn nằm trong tình trạng thâm hụt nên ngân sách đầu tƣ cho phát triển rất hạn chế, do vậy nguồn vốn FDI đƣợc coi là nguồn lực quan trọng góp phần bổ sung nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nhiều dự án FDI đã có những đóng góp quan trọng cho địa phƣơng nhƣ: Dự án của Công ty TNHH Wintek Việt Nam; Dự án của Công ty TNHH Fuhong Prescision Component Bắc Giang; Dự án của Công ty TNHH Khải Thừa Việt Nam; các Dự án của Công ty TNHH Một thành viên Giặt và May Việt Pan Pacific; Dự án của Công ty TNHH Unico Global; Dự án của Công ty Daeyang Hà Nội; Dự án của Công ty TNHH Italisa Việt Nam; Dự án của Công ty CP Bất động sản Việt Nhật; Dự án của Công ty Siflex Việt Nam;…
Tuy nhiên, việc thu hút và triển khai các dự án FDI tại tỉnh còn có nhiều hạn chế, nhƣ: Số lƣợng các dự án và lƣợng vốn FDI còn quá ít so với tiềm năng và nhu cầu của tỉnh; cơ cấu đầu tƣ theo ngành chƣa thật hợp lý, tập trung chủ yếu vào ngành Công nghiệp - Xây dựng, trong khi ngành công nghiệp phụ trợ chƣa phát triển; cơ cấu các hình thức đầu tƣ chƣa đƣợc nhƣ mong muốn của tỉnh; địa bàn đầu tƣ chƣa thật sự đảm bảo tính cân đối giữa các vùng. Bên cạnh đó, phần lớn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua đều là
70
những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, quy mô sản xuất không lớn; việc triển khai các dự án FDI còn chậm; công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành của tỉnh với UBND các huyện, thành phố trong kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện dự án, sử dụng đất của các dự án sau cấp phép đầu tƣ tuy đã đƣợc tăng cƣờng song chƣa thƣờng xuyên, chƣa sâu sát dẫn tới tiến độ đầu tƣ chậm, đầu tƣ cầm chừng ở một số dự án.
71
Chƣơng 3.
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG
THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH BẮC GIANG 3.1. Bối cảnh kinh tế mới và định hƣớng tăng cƣờng thu hút FDI vào Bắc Giang
3.1.1.Bối cảnh kinh tế mới ảnh hƣởng tới FDI vào Bắc Giang
Bối cảnh kinhh tế thế giới năm 2014 tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro cả về kinh tế và chính trị. Một số nền kinh tế lớn mặc dù có kỳ vọng tăng trƣởng khá nhƣng vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro nhƣ: Việc điều chỉnh chính sách tiền tệ và những yếu tố không bền vững trong chính sách tài chính công dài hạn của một số nền kinh tế phát triển; tình trạng bất ổn của các nền kinh tế mới nổi; phục hồi trong khu vực đồng Euro vẫn còn yếu,... Ở trong nƣớc, sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức và áp lực: Sức mua trên thị trƣờng thấp; khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chƣa cao; sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nƣớc tiêu thụ chậm,... Ngoài ra, thời gian gần đây tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, đó là việc Trung Quốc đã bất chấp đạo lý, pháp lý, quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, đƣa và hạ đặt trái phép giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dƣơng 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm này của Trung Quốc không những xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, ảnh hƣởng xấu tới quan hệ Việt Nam - Trung Quốc mà còn đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực, bƣớc đầu tác động bất lợi đến động thái phát triển kinh tế - xã hội nƣớc ta.
Tuy nhiên, căng thẳng trên Biển Đông gần đây không ảnh hƣởng đến vốn FDI vào Vệt Nam, chƣa có nhà đầu tƣ nào tuyên bố sẽ rút khỏi Việt Nam. Các nhà đầu tƣ chính vẫn không thay đổi và vốn FDI vẫn có xu hƣớng vào Việt Nam. Đầu tƣ nƣớc ngoài đóng vai trò lớn trong việc tăng trƣởng bền vững của Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là khi khối đầu tƣ công và tƣ trong nƣớc đang giảm. Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong những năm qua vào Việt Nam đã giúp làm
72
giảm các tác động tiêu cực lên quá trình tăng trƣởng. Số vốn FDI vào Việt Nam khá lớn so với GDP, tỷ lệ đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tƣ. Vốn FDI đang có ở Việt Nam, đa phần đến từ các nhà đầu tƣ Nhật, Hàn Quốc, Mỹ và Đài Loan. Tuy vốn FDI đăng ký từ Trung Quốc tăng lên trong những năm gần đây nhƣng tổng vốn đầu tƣ từ Trung Quốc còn nhỏ. Vì thế, mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc đơn thuần là mối quan hệ chuỗi cung ứng cấp 1 hơn là mối quan hệ đầu tƣ. Nhƣng từ tình hình hiện nay, các nƣớc ASEAN, đặc biệt là Việt Nam và Indonesia nhiều khả năng hƣởng lợi từ sự dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc. Tuy vậy, Việt Nam cần lựa chọn kỹ các dự án FDI bởi không phải nguồn vốn nào cũng hiệu quả nhƣ nhau. Bên cạnh đó, để tránh nguy cơ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quá lo lắng mà bỏ đi tìm những địa điểm thay thế, Việt Nam đã tạo đƣợc niềm tin cho các nhà đầu tƣ. Đó là Việt Nam luôn giữ một nền hoà bình trong khu vực, không sử dụng vũ lực. Thứ hai là đảm bảo an ninh cho ngƣời đầu tƣ, cũng nhƣ công dân nƣớc ngoài đến Việt Nam. Đó là môi trƣờng ngƣời ta mong muốn nhất và cần thiết nhất.
Dự báo từ nay đến một vài năm tới, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi tăng trƣởng nhƣng thấp hơn dự báo đầu năm, tình hình thế giới tiềm ẩn những diễn biến khó lƣờng; xu thế hội nhập và mở cửa vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, các luồng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ tăng trở lại trong thời gian tới. Trong tỉnh, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể và tạm dừng hoạt động vẫn còn ở mức cao;... sẽ là những thách thức lớn đối với hoạt động thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những