6. Kết cấu Luận văn
3.1.2. Định hƣớng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015 nêu rõ phƣơng hƣớng nhiệm kỳ tới là: Huy động và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực; tích cực thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng, lợi thế để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, phát triển bền vững. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp-dịch vụ, du lịch; xuất khẩu, tăng thu ngân sách.
Trong thời gian tới, hoạt động FDI sẽ chú trọng và tăng cƣờng theo hƣớng: Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đầu tƣ nƣớc ngoài phù hợp với định hƣớng Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020 theo hƣớng khuyến khích kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phát triển theo quy hoạch; ƣu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trƣờng, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện và tăng cƣờng liên kết với các doanh nghiệp trong nƣớc; tập trung thu hút vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế, có hàm lƣợng tri thức cao, công nghệ thông tin; dịch vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, phát triển kết cấu hạ tầng; thu hút có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lƣợng, luyện kim, hóa chất; ƣu tiên phát triển các dự án sản xuất sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Hạn chế các dự án đầu tƣ vào khu vực phi sản xuất, làm gia tăng tình trạng nhập siêu, tiêu tốn năng lƣợng, khai thác không gắn với chế biến. Không chấp thuận đối với các dự án sử dụng lãng phí năng lƣợng,
74
tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng; nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài để đảm bảo chất lƣợng của hoạt động này trong tình hình mới; hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm tăng cƣờng, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và các Bộ, ngành Trung ƣơng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong toàn bộ quá trình cấp Giấy CNĐT, quản lý dự án và kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tƣ.
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều sự cạnh tranh trong việc thu hút các dự án FDI giữa các địa phƣơng trong cả nƣớc, xác định rõ tiềm năng và lợi thế riêng của mình, tỉnh Bắc Giang đã đƣa ra một số định hƣớng để thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhƣ sau:
* Chủ động thu hút các dự án đầu tư từ các đối tác có tiềm lực tài chính, công nghệ sản xuất hiện đại
Việc thu hút FDI phải hƣớng mạnh vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, đạt trình độ tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm và tỷ lệ hàng xuất khẩu. Ƣu tiên hình thức đầu tƣ trực tiếp 100% vốn nƣớc ngoài, chú trọng thu hút nguồn vốn FDI từ các tập đoàn đa quốc gia. Việc thu hút các tập đoàn đa quốc gia đƣợc khuyến khích theo cả hai hƣớng: Một là, thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hƣớng vào xuất khẩu. Hai là, tạo điều kiện để một số tập đoàn đa quốc gia xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phát triển công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực. Nhằm tranh thủ nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến của các tập đoàn đa quốc gia, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, thâm nhập vào thị trƣờng khu vực và thế giới, đồng thời có chính sách khuyến khích đặc biệt đối với một số ngành, lĩnh vực cần khuyến khích đầu tƣ.
Kinh nghiệm từ tỉnh Bắc Ninh cho thấy việc thu hút các đối tác có tiềm lực tài chính mạnh, là những tập đoàn lớn, có uy tín và thƣơng hiệu trên toàn cầu sẽ kéo theo một loạt các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác đến đầu tƣ, hình thành chuỗi các doanh nghiệp làm dịch vụ và gia công. Ngoài ra, khi các tập đoàn lớn đến đầu tƣ sẽ mang theo công nghệ nguồn, dây chuyền sản xuất hiện đại, kinh nghiệm quản lý
75
tiên tiến giúp các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp cận đƣợc những công nghệ này. Các tập đoàn lớn đến đầu tƣ thƣờng tiến hành các dự án có quy mô lớn, thu hút nhiều lao động địa phƣơng. Bên cạnh đó, việc các tập đoàn lớn của nƣớc ngoài đầu tƣ tại Bắc Giang sẽ giúp quảng bá hình ảnh của địa phƣơng ra thế giới, đây cũng là một hình thức xúc tiến đầu tƣ hiệu quả, ít tốn kém. Trong thời gian tới, ngoài các đối tác truyền thống nhƣ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc thì cần tập trung thu hút các dự án của các đối tác có tiềm lực tài chính, công nghệ cao, công nghệ sạch, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu nhƣ: Nhật Bản, Mỹ và các đối tác từ EU.
Đối với lĩnh vực công nghiệp cần thu hút các đối tác nhƣ: Nhật Bản (ngành công nghiệp phụ trợ, công nghệ điện tử, phần mềm); Trung Quốc (Công nghệ vật liệu mới, công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghệ sản xuất sản phẩm phục vụ tiêu dùng); Đài Loan (Công nghệ điện tử chính xác); Hàn Quốc (Công nghiệp phục vụ xuất khẩu); Mỹ (Công nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ lắp ráp các thiết bị phục vụ các tập đoàn đa quốc gia).
* Khuyến khích các dự án FDI có công nghệ cao, công nghệ nguồn, sử dụng nhiều lao động, sản xuất hàng xuất khẩu
Tập trung kêu gọi đầu tƣ các dự án có suất đầu tƣ cao, có công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu, tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động, dự án công nghiệp sạch nhƣ: Máy tính, thiết bị kết nối; Điện, điện tử, điện lạnh; cơ khí chính xác, lắp ráp; chú trọng công nghệ nguồn từ các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản; công nghiệp phụ trợ sản xuất linh kiện phục vụ cho lĩnh vực lắp ráp ô tô, sản xuất điện tử tin học; sản xuất hàng tiêu dùng; chế biến nông, lâm sản, thực phẩm xuất khẩu.
Kêu gọi các dự án đầu tƣ nâng cao năng lực sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm, nhƣ: bảo quản chế biến sau thu hoạch; trồng rau sạch, hoa xuất khẩu áp dụng công nghệ sinh học, nâng cao chất lƣợng vải thiều; cung cấp cây, con giống chất lƣợng cao.
76
* Thu hút có chọn lọc các dự án vào ngành dịch vụ
Tập trung kêu gọi đầu tƣ một số dự án, nhƣ: Xây dựng cảng nội địa; các dự án đầu tƣ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin viễn thông; các dự án xây dựng trƣờng dạy nghề công nghệ cao, trƣờng đại học đa ngành, bệnh viện chất lƣợng cao, các dự án trung tâm thƣơng mại, siêu thị; xây dựng văn phòng cao cấp, nhà hàng, khách sạn; đầu tƣ các khu du lịch, có quy mô lớn vào hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần và Tây Yên Tử; sân golf, khu nghỉ dƣỡng cuối tuần tại các huyện.
Dịch vụ là ngành kinh tế nhạy cảm và có nhiều rủi ro. Các dự án FDI vào lĩnh vực này phải đƣợc sàng lọc một cách kỹ càng để không ảnh hƣởng đến các yếu tố văn hóa - xã hội khác, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến quá trình phát triển bền vững của địa phƣơng, gìn giữ các giá trị văn hóa. Dịch vụ là ngành kinh tế có vai trò rất lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH-HĐH, là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Nếu Bắc Giang thu hút một cách ồ ạt, thiếu chọn lọc thì có thể gây khó khăn cho công tác quy hoạch trong dài hạn của địa phƣơng và trong công tác quản lý.
Theo quan điểm của cá nhân tác giả thì trong thời gian tới, Bắc Giang cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm thu hút đƣợc các đối tác là các tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia, có tiềm lực tài chính, có công nghệ sản xuất hiện đại, khuyến khích các dự án có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động đến đầu tƣ tại tỉnh nhà. Tuy nhiên, không vì thành tích mà chúng ta thu hút đầu tƣ bằng mọi giá, không cấp phép cho các dự án có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng, sử dụng nhiều tài nguyên. Ngoài ra, công tác thẩm định dự án cũng phải đƣợc tiến hành kỹ, kiên quyết không cấp phép cho những dự án không khả thi, vì thực tế ở Bắc Giang là một minh chứng khiến chúng ta phải suy nghĩ (nhiều dự án đã tiến hành san lấp mặt bằng nhƣng do các nhà đầu tƣ không có khả năng tài chính nên không triển khai đƣợc, gây ra tình trạng dự án “treo”, lãng phí đất đai, gây bức xúc trong nhân dân).