Những hạn chế

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 69 - 72)

6. Kết cấu Luận văn

2.3.2. Những hạn chế

* Hoạt động thu hút các dự án FDI

Thứ nhất, số lƣợng các dự án và lƣợng vốn FDI vào Bắc Giang còn quá ít so

với tiềm năng và nhu cầu của tỉnh. Trên thực tế, cho đến nay Bắc Giang mới có 149 dự án đầu tƣ vào tỉnh với tổng số vốn đăng ký là 2.102.308.364 USD. Trong khi đó, các tỉnh lân cận khác nhƣ Bắc Ninh là 514 dự án và 4.310.300.000 USD vốn đăng ký; Hải Dƣơng là 267 dự án và 6.391.670.000 USD vốn đăng ký. Bắc Giang đƣợc

63

xem là tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng nhƣng những lợi thế, tiềm năng này chƣa đƣợc phát huy hết, tỉnh chƣa thu hút đƣợc nhiều dự án FDI lớn.

Việc thu hút đầu tƣ thời gian qua mới chỉ quan tâm về số lƣợng dự án, chƣa quan tâm thích đáng đến việc lựa chọn nhà đầu tƣ thực sự có năng lực; chƣa xác định và lựa chọn đƣợc lĩnh vực và đối tác cần ƣu tiên kêu gọi đầu tƣ.

Thứ hai, cơ cấu đầu tƣ theo ngành chƣa thật hợp lý, tập trung chủ yếu vào

ngành Công nghiệp - Xây dựng, trong khi ngành công nghiệp phụ trợ chƣa phát triển. Các dự án đầu tƣ vào ngành Dịch vụ còn ít, trong khi ngành Nông nghiệp chƣa thu hút đƣợc dự án nào. Điều này có thể khiến tỉnh gặp khó khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng nâng cao tỷ trọng cả ngành Công nghiệp và Dịch vụ.

Về phát triển công nghiệp, dịch vụ: Công nghiệp và dịch vụ đã có bƣớc phát triển nhƣng chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Công nghiệp tăng trƣởng khá song chƣa bền vững. Giá trị gia tăng trong đơn vị sản phẩm thấp, chủ yếu tăng trƣởng theo chiều rộng; chất lƣợng và sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn yếu, ít sản phẩm mũi nhọn, sản phẩm có thƣơng hiệu, chất lƣợng cao. Các ngành dịch vụ quy mô còn nhỏ bé, hệ thống các ngành dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế nhƣ tài chính - ngân hàng, kho bãi, du lịch chậm phát triển. Hàng xuất khẩu chủ yếu là từ sản xuất gia công, lắp ráp, hàm lƣợng công nghệ và tri thức trong giá trị sản phẩm thấp.

Thứ ba, cơ cấu các hình thức đầu tƣ chƣa đƣợc nhƣ mong muốn của tỉnh. Hình

thức đầu tƣ liên doanh còn ít, chỉ có 12 dự án, chiếm tỷ trọng 8,05% trong tổng số dự án đầu tƣ vào địa bàn, với số vốn đăng ký là 27.522.470 USD, chỉ chiếm 1,31% tổng số vốn đăng ký đầu tƣ. Điều đó có nghĩa là hình thức đầu tƣ liên doanh không đƣợc các đối tác nƣớc ngoài ƣa thích. Các dự án không tập trung vào ngành có công nghệ hiện đại, công nghệ nguồn nên việc tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại từ các đối tác nƣớc ngoài còn hạn chế.

Thứ tư, địa bàn đầu tƣ chƣa thật sự đảm bảo tính cân đối giữa các vùng. Các

dự án tập trung chủ yếu tại các KCN, CCN, các vùng có vị trí địa lý thuận lợi, đây là những nơi có nhiều thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại thuận tiện, nguồn

64

nhân lực có tay nghề. Khu vực các huyện ở vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn về kinh tế, cơ sở hạ tầng chƣa phát triển chƣa thu hút đƣợc nhiều dự án FDI khiến khoảng cách phát triển về kinh tế - xã hội giữa các khu vực ngày càng gia tăng.

Thứ năm, đối tác đầu tƣ chủ yếu là các nƣớc Châu Á, chƣa thu hút đƣợc

sự quan tâm, chú ý nhiều của các đối tác đầu tƣ đến từ Mỹ, EU. Các đối tác có tiềm năng nhƣ Nhật Bản, Đài Loan thì số dự án còn hạn chế, những đối tác có số dự án nhiều hơn nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc thì số vốn đăng ký lại khiêm tốn, chƣa thu hút đƣợc nhiều đối tác có tiềm năng về tài chính và công nghệ.

* Hoạt động triển khai thực hiện các dự án FDI

Phần lớn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đựợc cấp Giấy CNĐT vào địa bàn tỉnh trong thời gian qua đều là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, quy mô sản xuất không lớn. Bên cạnh một số doanh nghiệp hoạt động khá, còn một số doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, hoạt động cầm chừng, thậm chí phải ngừng hoạt động. Một số chủ đầu tƣ thực hiện chƣa nghiêm các quy định của Luật Bảo vệ môi trƣờng; một số dự án đƣợc giao đất nhƣng đầu tƣ không hiệu quả, đầu tƣ sai mục đích, sử dụng đất lãng phí; đóng góp vào ngân sách của các dự án chƣa cao.

Công tác hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án FDI: Mặc dù công tác này bƣớc đầu đã đƣợc quan tâm, nhƣng so với các tỉnh lân cận có điều kiện tƣơng đồng nhƣ Bắc Ninh, Hải Dƣơng còn nhiều hạn chế. Công tác giải phóng mặt bằng chƣa đƣợc tỉnh thực hiện tốt. Tiến độ giải phóng mặt bằng, đầu tƣ hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chậm, kéo dài dẫn tới hiệu quả sử dụng đất thấp, gây dƣ luận không tốt trong nhân dân, ảnh hƣởng tới môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh. Giá các dịch vụ áp dụng tƣơng đƣơng nhƣ các doanh nghiệp Việt Nam.

Kết quả triển khai thực hiện các dự án FDI: Việc triển khai thực hiện các dự án FDI còn chậm. Trong số những dự án đƣợc triển khai, mới chỉ có 74,5% số dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, và phần nhiều trong các dự án đang triển khai còn đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, chờ vốn đầu tƣ. Một

65

số ít dự án không triển khai hay hoạt động không hiệu quả bị đề nghị rút Giấy phép đầu tƣ, Giấy CNĐT. Tuy nhiên, đó là những dự án vốn rất khiêm tốn, đầu tƣ vào lĩnh vực kém quan trọng, có thể không ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động thu hút, triển khai các dự án FDI vào địa bàn tỉnh.

Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành của tỉnh với UBND các huyện, thành phố trong kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện dự án, sử dụng đất của các dự án sau cấp phép đầu tƣ tuy đã đƣợc tăng cƣờng song chƣa thƣờng xuyên, chƣa sâu sát dẫn tới tiến độ đầu tƣ chậm, đầu tƣ cầm chừng ở một số dự án. Việc xem xét, thẩm định năng lực tài chính và nhu cầu sử dụng đất của doanh nghiệp thuê đất còn hạn chế, chƣa kiên quyết trong chỉ đạo xử lý các dự án đã đƣợc giao đất, thuê đất nhƣng chậm đầu tƣ hoặc đầu tƣ cầm chừng; một số địa phƣơng chƣa chủ động hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng các dự án.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)