6. Kết cấu Luận văn
2.1.1.2. Nhân tố kinh tế xã hội
* Dân số và lao động
Dân số toàn tỉnh có gần 1,6 triệu ngƣời, trong đó lực lƣợng lao động trong độ tuổi có 1,2 triệu ngƣời, chiếm 75% tổng dân số. Số lao động đang tham gia hoạt động kinh tế là 973,9 nghìn ngƣời chiếm 62,1% dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50,5%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 32%.
Bắc Giang có hệ thống các cơ sở đào tạo gồm: 01 trƣờng Đại học, 4 trƣờng Cao đẳng, 7 trƣờng Trung cấp và 82 cơ sở đào tạo nghề.
* Hệ thống cơ sở hạ tầng
Bắc Giang là tỉnh có hệ thống giao thông khá đa dạng gồm: Đƣờng bộ, đƣờng
sông và đƣờng sắt đƣợc phân bố hợp lý, trong đó: Quốc lộ có 4 tuyến (Quốc lộ 1A; Quốc lộ 31; Quốc lộ 37; Quốc lộ 279) và hệ thống đƣờng tỉnh, huyện,… có đƣờng nhựa đến tất cả các huyện lỵ, đƣờng ô tô đến trung tâm các xã trong toàn tỉnh; đƣờng sông có sông Cầu, sông Thƣơng và sông Lục Nam, nằm trong hệ thống Thái Bình; tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lạng Sơn, thuộc tuyến Bắc - Nam, thông thƣơng sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan, tuyến Kép - Lƣu Xá (Thái
36
Nguyên), tuyến Kép - Bãi Cháy (Quảng Ninh). Bên cạnh hệ thống giao thông thuận tiện, Bắc Giang còn có các cảng sông và ga đƣờng sắt.
Hiện nay, hệ thống lƣới điện quốc gia đƣợc kéo đến từng xã trong toàn tỉnh, bao gồm các cấp điện áp 220, 110, 35 và 22KV. Bắc Giang đã hoàn thiện, đƣa vào hoạt động Nhà máy nhiệt điện Sơn Động công suất 220MW. Công trình đƣờng dây và Trạm biến áp 500KV Sơn La - Hiệp Hoà, một trong những công trình trọng điểm cấp quốc gia, đã chính thức đóng điện vận hành.
Hệ thống cấp nƣớc sạch đã đƣợc đầu tƣ và đáp ứng yêu cầu sử dụng nƣớc cho các khu đô thị, KCN,...
Sóng điện thoại di động và Internet tốc độ cao (ADSL) đã đƣợc phủ hầu hết địa bàn tỉnh, điện thoại cố định kết nối đƣợc đến tất cả các xã; dịch vụ kênh thuê riêng (leased line) đảm bảo cung cấp đến trung tâm các huyện, thành phố, các khu cụm công nghiệp, khu dân cƣ tập trung. 100% xã, phƣờng, thị trấn có điểm bƣu điện phục vụ.
* Tình hình phát triển kinh tế
Bắc Giang có 5 KCN với tổng diện tích gần 1.300 ha, trong đó có 4 KCN đã và đang đầu tƣ xây dựng gồm: Đình Trám, Quang Châu, Song Khê - Nội Hoàng, Vân Trung; 1 KCN đã phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết là Châu Minh - Mai Đình. Ngoài các KCN, tỉnh Bắc Giang đã thành lập 33 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích gần 730 ha, các CCN đƣợc bố trí gần các tuyến quốc lộ, đƣờng tỉnh, đƣờng huyện nên thuận lợi về giao thông, một số CCN không phải đầu tƣ hệ thống giao thông nội bộ mà sử dụng hệ thống đƣờng giao thông sẵn có.
37
Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang những năm gần đây.
(Đơn vị: %)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Kết quả
Tăng trƣởng kinh tế (GDP) 9,3 10,5 9,7 8,6
Cơ cấu kinh tế:
- Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản
33,5 34,0 32,5 36,7 31,9 31,4 37,2 32,4 30,4 37,8 35,8 26,4 Thu nhập bình quân đầu ngƣời
(USD) 650 770 920 1.100
Tỷ lệ lao động qua đào tạo 33 37 40,5 44
Chỉ số PCI (Bắc Giang/63 tỉnh thành cả nước) 32/63 (nhóm khá) 23/63 (nhóm tốt) 31/63 (nhóm khá) 49/63 (t.đối thấp) Nguồn: Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang các năm 2010, 2011, 2012 và 2013, UBND tỉnh Bắc Giang; Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam các năm 2010, 2011, 2012 và 2013,VCCI.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Bắc Giang những năm gần đây đạt mức tƣơng đối cao (nằm trong khoảng 8,6%-10,5%), song ít ổn định, năm cao nhất là năm 2011 (10,5%), thấp nhất là năm 2013 (8,6%). Tình hình trên phù hợp với xu hƣớng chung của cả nƣớc. Mặc dù tốc độ tăng trƣởng có nhiều tích cực song cơ cấu kinh tế của tỉnh còn chƣa tƣơng xứng. Tỷ trọng ngành dịch vụ còn thấp (35,8% so với 43,12% của cả nƣớc năm 2013); tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản còn ở mức cao (26,4% so với 18,18% của cả nƣớc năm 2013) và giảm chậm (từ 32,5% năm 2010 còn 26,4% năm 2013); tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng đang tăng song còn chậm (từ 33,5% năm 2010 lên 37,8% năm 2013). Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng liên tục qua các năm (từ 650 USD năm 2010 lên 1.100 USD năm 2013 – gấp gần 1,7 lần). Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng tƣơng đối ổn định qua các năm, khoảng 3,5-4%/năm (từ 33% năm 2010 lên 44% năm 2013). Chỉ số PCI không ổn định và hiện đang ở mức thấp.
Có thể thấy rằng, những năm qua, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nƣớc có nhiều biến động phức tạp, thách thức lớn hơn so với dự báo, hầu hết các nƣớc trên thế giới thực hiện các chính sách kích thích tăng trƣởng tạo ra nhiều dự
38
báo lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế. Song, kinh tế thế giới nhìn chung chƣa có nhiều cải thiện rõ nét. Trong tỉnh, ngoài việc chịu ảnh hƣởng chung của cả nƣớc, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn do chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa; tiến độ triển khai một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh còn chậm. Trƣớc tình hình đó, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã bám sát diễn biến tình hình, kịp thời đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; tập trung các nguồn lực để phục vụ cho các mục tiêu phát triển; cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển ổn định và đạt đƣợc kết quả tích cực: Tốc độ tăng trƣởng GDP luôn đạt mức cao hơn trung bình của cả nƣớc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp; thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng trƣởng với tốc độ cao; cơ cầu lao động chuyển dịch tích cực, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt tỷ lệ cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
* Tình hình an ninh, chính trị - xã hội
Đối với Bắc Giang, những năm qua ổn định chính trị là điều mà nhà đầu tƣ rất hài lòng khi tiến hành đầu tƣ vào tỉnh. Tỉnh luôn kết hợp chặt chẽ giữa an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh luôn chú trọng công tác bảo vệ chính trị và an ninh, thƣờng xuyên quan tâm chỉ đạo giải quyết các vấn đề phức tạp của địa phƣơng. Luôn cố gắng để không thể xảy ra điểm nóng góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị không để cho các băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen. Điển hình thời gian qua là giải quyết những bức xúc trƣớc việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu khí Hải dƣơng 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Rút kinh nghiệm bài học từ tỉnh Bình Dƣơng, tỉnh Bắc Giang đã tích cực chỉ đạo, áp dụng nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn những hành động biểu tình quá khích và không có những thiệt hại đáng tiếc nào xảy ra đối với các nhà máy của Đài Loan, Trung Quốc và Hồng Kông.
* Các yếu tố văn hoá
Bắc Giang là một tỉnh có ít những điều kiêng kị và nền văn hoá khá tƣơng đồng với các nƣớc khác ở châu Á nên các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài dễ hoà
39 nhập và có nhiều thuận lợi trong kinh doanh.
Ngoài ra, Bắc Giang còn nằm trong vùng Kinh Bắc giàu truyền thống văn hoá, Bắc Giang đƣợc đánh giá là địa danh có nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Hai di sản hát quan họ và ca trù trên địa bàn đã đƣợc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hoá thế giới. Toàn tỉnh có 341 điểm di tích văn hoá đƣợc xếp hạng nhƣ khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, chùa Đức La, chùa Bổ Đà, khu di tích đền chùa Tiên Lục và cây Dã Hƣơng ngàn năm tuổi,… những điểm này rất hấp dẫn khách thăm quan, nghiên cứu và các nhà đầu tƣ tới đầu tƣ. Hàng năm, có hàng trăm lễ hội dân gian diễn ra trên địa bàn, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Đây cũng là một trong các lĩnh vực mà nhà đầu tƣ có thể khai thác và đầu tƣ.