Quy mô, tốc độ, kim ngạch

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thực tế ở Lạng Sơn (Trang 39)

Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1991 đến nay phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam - Trung Quốc đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của cả hai nước.

33

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc thời kỳ 1991 – 2009

Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân

thương mại (triệu USD) Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng (%) Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng (%) Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng (%) 1991 37,7 - 19,3 - 18,4 - + 0,9 1992 127,4 238 95,6 395 31,8 73 + 63,8 1993 221,3 73,7 135,8 42 85,5 168 + 50,3 1994 439,9 98,7 295,7 118 144,2 68 + 151,5 1995 691,6 57,2 361,9 22,3 329,7 128 + 32,2 1996 669,2 - 3,3 340,2 - 6,0 329,0 - 0,3 + 11,2 1997 878,5 31,2 474,1 39,3 404,4 22,9 + 69,7 1998 989,4 12,6 478,9 1,0 510,5 26,2 - 31,6 1999 1.542,3 55,8 858,9 79,3 683,4 33,8 + 175,5 2000 2.957,3 91,7 1.534,0 78,6 1.423,2 108 + 110,8 2001 3.047,9 3,0 1.418,0 - 7,6 1.629,9 14,5 - 211,9 2002 3.653,0 19,8 1.495,0 5,5 2.158,0 14,5 - 663,0 2003 4.867,0 33,2 1.747,0 16,9 3.120,0 44,6 - 1.373,0 2004 7.192,0 47,7 2.735,5 56,6 4.456,5 42,8 - 1.721,0 2005 8.730,0 21,5 2.960,0 8,24 5.770,0 29,6 - 2.810,0 2006 10.420,0 19,2 3.030,0 2,30 7.390,0 28,0 - 4.360,0 2007 15.559,0 49,3 3.357,0 10,00 12.502,0 69,0 - 9.145,0 2008 20.824,0 33,8 4.112,0 22,50 16.712,0 33,7 - 12.600,0 2009 21.350,0 2,5 4.925,0 19,77 16.425,0 -1,7 -11.500,0

34

Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 1991 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc chỉ đạt 37,7 triệu USD, chiếm 0,8% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, con số này đạt 691,6 triệu USD vào năm 1995, tăng 18,34 lần so với năm 1991 và chiếm 5% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1991 – 1995 cho thấy tiềm năng trao đổi hàng hóa giữa hai nước là rất lớn.

Năm 1996, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước giảm nhẹ, từ mức 691,6 triệu năm 1995 xuống còn 669,2 triệu USD, giảm 3,3% do giá một số mặt hàng nông sản trên thế giới giảm. Những năm tiếp theo kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước tiếp tục tăng, từ 878,5 triệu USD năm 1997 lên 989,4 triệu USD năm 1998 và năm 1999 đạt 1.542,3 triệu USD, năm 2000 đạt 2.957,1 triệu USD. Năm 1997 - 1998 ở Châu Á xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nhưng quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước vẫn phát triển, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 – 2000 đạt 37,60%/năm. Điều này cho thấy việc trao đổi, mua bán hàng hóa giữa hai nước còn tăng mạnh trong những năm tới.

Từ năm 2001 đến nay kim ngạch XNK hàng hóa giữa hai nước tăng mạnh, vượt quá mục tiêu mà Chính phủ hai nước đã đặt ra (Năm 2005: 5 tỷ USD; năm 2015: 15 tỷ USD). Năm 2004 kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước đạt 7.192 triệu USD, năm 2005 đạt 8.730 triệu USD, năm 2006 đạt 10.420 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2006 là 24%/năm (cả nước đạt 18,8%), chiếm 12% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2006. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì quan hệ hàng hóa giữa hai nước đã tăng mạnh. Năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 15.559 triệu USD, tăng 49,3% so với năm 2006, vượt mục tiêu mà Chính phủ hai nước đặt ra cho năm 2010 là 3,7%. Năm 2008 cả thế giới phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế, mặc dầu vậy kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc vẫn tăng, cụ thể tổng giá trị kim ngạch đạt 20.824 triệu USD tăng 33,8% so với năm 2007. Năm 2009 tổng giá trị kim ngạch XNK đạt 21.350 triệu USD và 6 tháng đầu năm 2010 con số này đạt 11.900 triệu USD.

35

Bảng 2.2 cho thấy, giai đoạn 1991 – 2000 kim ngạch xuất nhập khẩu tăng liên tục và tương đối cân bằng. Giai đoạn này, Việt Nam luôn xuất siêu sang Trung Quốc, thâm hụt thương mại không đáng kể. Song từ năm 2001 đến nay, xuất khẩu của Trung Quốc tăng vọt và thâm hụt thương mại của Việt Nam và Trung Quốc đã gia tăng mạnh. Năm 2001 mức thâm hụt thương mại 211 triệu USD, đến năm 2005 là 2.810 triệu USD, năm 2006 đã là 4.360 triệu USD, bằng 143% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, năm 2007 mức thâm hụt thương mại là 9.145 triệu USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Năm 2008 mức thâm hụt là 12.600 triệu USD và năm 2009 là 11.500 triệu USD.

Bảng 2.3: Tỷ lệ kim ngạch XNK đƣờng biên của các tỉnh biên giới phía Bắc so với kim ngạch XNK Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1991-2009

Năm

Kim ngạch XNK Việt Nam – Trung Quốc

(triệu USD)

Kim ngạch XNK các tỉnh biên giới của Việt Nam – Trung Quốc

(triệu USD) Tỷ lệ (%) 1991 37,7 37,7 100 1992 127,4 60,20 47,25 1993 221,3 83,48 37,72 1994 439,9 94,81 21,55 1995 691,6 300,59 43,46 1996 669,2 581,70 86,92 1997 878,5 656,49 74,73 1998 989,4 631,29 63,81 1999 1.542,3 625,44 40,55 2000 2.957,3 1.099,05 37,16 … 2006 10.420 2.600 24,95 2007 15.559 5.800 37,28 2008 20.824 6.500 32,20 2009 21.350 7.472 35,00

36

Bảng số liệu cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu của các tỉnh biên giới Việt Nam với Trung Quốc có một vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc, năm 1991 xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đều được thực hiện qua biên giới các tỉnh phía bắc, năm 1996 tỷ lệ này chiếm 86,92%, năm 1997 chiếm 74,3%. Từ năm 2006 – 2009 kim ngạch xuất nhập khẩu của các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam chiếm khoảng 32% kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều của hai nước.

2.1.2. Cơ cấu trao đổi thƣơng mại

2.1.2.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc

Các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc từ trước đến nay rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, từ hàng nông, lâm, thủy sản, hải sản tươi sống đến các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp, từ hàng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất đến các sản phẩm cao cấp như máy móc, thiết bị điện tử. Chất lượng của các hàng hóa cũng rất khác nhau, có loại đạt tiêu chuẩn quốc gia và địa phương nhưng cũng có loại chưa được đánh giá về phẩm cấp, nhất là hàng hóa xuất nhập khẩu theo đường tiểu ngạch và trao đổi ở chợ biên giới.

37

a) Giai đoạn 1991 – 1995

Bảng 2.4: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1991 – 1995

Nội dung 1991 1992 1993 1994 1995

1. Kim ngạch XK (triệu USD) 19,3 95,6 135,8 295,7 361,9 2. Mặt hàng chủ yếu. trong đó:

Dầu thô (triệu USD) - - 31,72 7,60 106,40

Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) - - 23,36 2,57 29,40

Than (Triệu USD) - 0,99 0,87 9,10 9,30

Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) - 1,04 0,64 3,07 2,56 Cao su (triệu USD) 15,40 72,63 41,87 10,75 14,78 Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 79,79 75,97 30,83 3,64 4,08 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cà phê (triệu USD) 0,10 1,70 0,11 1,40 10,00

Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 0,51 1,78 0,08 0,47 2,76 Hải sản (triệu USD) 1,00 2,93 8,29 2,50 12,00 Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 5,18 3,06 6,10 0,84 3,32 Hạt điều (triệu USD) - 3,48 16,88 33,00 60,90 Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) - 3,64 12,43 11,15 16,82

38

Theo bảng số liệu trên ta thấy, trong giai đoạn này Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng nguyên, nhiên liệu và nông sản dưới dạng thô. Trong các mặt hàng xuất khẩu, nhóm hàng nguyên, nhiên liệu chiếm 38,30%; nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm 16,98%; còn lại hàng hóa khác. Cao su, hạt điều, dầu thô… là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng 48,65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1991 – 1995. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn này không ổn định, điều này được phản ánh rõ qua sự tăng, giảm kim ngạch và tỷ trọng của từng mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Chẳng hạn như năm 1993, dầu thô đạt 31,72 triệu USD, chiếm 23,36% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, năm 1994 chỉ đạt có 7,6 triệu USD, giảm (76,04%) so với năm trước, chiếm 2,57%; năm 1995 kim ngạch tăng mạnh đạt 106,4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 29,4%. Mặt hàng cao su cũng không ổn định, năm 1992 đạt 72,63 triệu USD, chiếm tỷ trọng 75,97%, đến năm 1995 chỉ đạt 14,78 triệu USD, chiếm 4,08% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Thời kỳ này nhiều sản phẩm quý hiếm của Việt Nam như: đồng, niken, thiếc. nhôm, vàng bạc, đá quý, một số động vật quý hiếm… đã theo đường buôn lậu sang Trung Quốc, gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam.

39

b) Giai đoạn 1996 – 2000

Bảng 2.5: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1996 – 2000

Nội dung 1996 1997 1998 1999 2000

1. Kim ngạch XK (triệu USD) 340,2 474,1 478,9 858,9 1.534 2. Mặt hàng chủ yếu, trong đó:

Dầu thô (triệu USD) 16,67 87,77 86,71 331,6 749,02

Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 4.90 18,51 18,11 38,61 48,83

Than (triệu USD) 28,69 19,11 5,22 3,61 7,86

Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 8,43 4,03 1,09 0,42 0,51

Cao su (triệu USD) 60,10 92,38 64,82 51,83 66,39

Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 17,67 19,49 13,54 6,03 4,33

Cà phê (triệu USD) 27,31 3,55 2,02 3,68 3,06

Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 8,03 0,75 0,42 0,43 0,02

Hạt điều (triệu USD) 48,50 87,21 58,60 54,47 53,29

Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 14,25 18,39 12,25 6,34 3,47

Hải sản (triệu USD) 0,09 32,81 51,54 51,65 222,97

Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 0,03 6,92 10,76 6,01 14,54

Rau quả (triệu USD) 5,09 24,84 10,45 35,68 120,35

Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 1,50 5,24 2,18 4,15 7,85

Gạo (triệu USD) 24,05 3,17 0,33 5,51 0,49

Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 7,07 0,67 0,07 0,64 0,03

Dệt may (triệu USD) 0,12 2,59 0,63 0,57 2,61

Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 0,04 0,05 0,13 0,07 0,17

Giày dép (triệu USD) - - 1,89 2,14 3,24

Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) - - 0,39 0,25 0,21

40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1996 -2000 đạt 3.686 triệu USD, tăng 4,08 lần so với thời kỳ 1991 – 1995, với nhịp độ tăng bình quân 37,60%/năm. Hơn 100 mặt hàng khác nhau của Việt Nam đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, trong đó nhóm hàng nguyên, nhiên liệu (như dầu thô, than đá, cao su…) chiếm 45,35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1996 – 2000; nhóm hàng nông, thủy sản chiếm 24,33%, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 0,37%, còn lại là hàng hóa khác. Trong đó, dầu thô, rau quả, hải sản có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh vào năm 2000, dầu thô đạt 749,02 triệu USD, chiếm 48,83% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này, hải sản là 222,97 triệu USD chiếm 15,54%, rau quả đạt 120,35 triệu USD chiếm 7,85%, các mặt hàng còn lại tăng tương đối ổn định.

Thông qua bảng số liệu trên, rõ ràng cơ cấu hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng nhanh cả về số lượng và giá trị. Đặc biệt, trong cơ cấu hàng xuất khẩu đã xuất hiện nhóm hàng công nghiệp, nhưng tỷ trọng của nhóm mặt hàng này trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc còn rất nhỏ.

c) Giai đoạn 2001 – 2009

Bảng 2.6: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2009

Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2009

1. Kim ngạch XK

(triệu USD) 1.418 1.495 1.747 2.735,5 2.960 2.030 3.357 4.925 2. Mặt hàng chủ yếu.

trong đó:

Dầu thô (triệu USD) 591,00 686,00 848,00 1.471 1.160 399,91 281,31 462,62 Tỷ trọng trong Kim

ngạch XK (%) 41,68 45,89 48,54 53,77 39,19 13,19 8,38 9,39 Than (triệu USD) 19,00 45,00 49,00 134,00 370,00 594,76 650,59 935,84

41

Tỷ trọng trong Kim

ngạch XK (%) 1,34 3,01 2,80 4,90 12,50 19,62 19,38 9,93 Cao su (triệu USD) 52,00 89,00 147,00 358,00 519,00 851,38 838,84 856,71 Tỷ trọng trong Kim

ngạch XK (%) 3,67 5,95 8,41 13,09 17,53 28,09 24,98 9,1 Cà phê (triệu USD) 2,60 3,92 6,99 5,88 7,62 15,87 25,21 24,89 Tỷ trọng trong Kim

ngạch XK (%) 0,18 0,26 0,40 0,21 0,26 0,52 0,75 0,26

Hạt điều (triệu USD) 31.00 38.00 52.00 70.00 97.36 94.49 103.91 177,48 Tỷ trọng trong Kim

ngạch XK (%) 2,19 2,54 2,98 2,56 3,29 3,11 3,09 1,88

Hải sản (triệu USD) 240,00 195,00 78,00 48,00 61,97 65,05 67,74 124,86 Tỷ trọng trong Kim

ngạch XK (%) 16,93 13,04 4,46 1,75 2,09 2,14 2,01 2,53 Rau quả (triệu USD) 143,00 122,00 67,00 25,00 34,94 24,61 27,22 55,29 Tỷ trọng trong Kim

ngạch XK (%) 10,08 8,16 3,84 0,91 1,30 0,81 0,81 1,12 Gạo (triệu USD) 0,54 1,68 0,29 19,20 11,96 12,44 15,93 - Tỷ trọng trong Kim

ngạch XK (%) 0,04 0,11 0,02 0,70 0,40 0,41 0,47 -

Dệt may (triệu USD) 15,30 19,60 28,50 14,30 8,14 29,69 43,60 46,16 Tỷ trọng trong Kim

ngạch XK (%) 1,08 1,31 1,63 0,52 0,28 0,97 1,29 0.90

Giày dép (triệu USD) 5,10 7,28 10,90 18,40 28,32 29,70 66,02 98,01 Tỷ trọng trong Kim

ngạch XK (%) 0,36 0,49 0,62 0,67 0,96 0,98 1,96 2,00

Máy tính. linh kiện

điện từ (triệu USD) 7,83 19,30 22,50 25,90 74,56 73,81 119,51 287,19 Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 0,55 1,29 1,29 0,95 2,52 2,43 3,56 5,83 Gỗ. sản phẩm gỗ (triệu USD) 8,40 11,30 12,40 35,10 60,34 94,07 167,70 197,90 Tỷ trọng trong Kim ngạch XK (%) 0,59 0,76 0,71 1,28 2,04 3,10 4,99 4,00

42

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2009 tăng khá nhanh, năm 2001 giá trị kim ngạch xuất khẩu là 1.418 triệu USD, năm 2009 là 4.925 triệu USD gấp 3,47 lần so với năm 2001. Trong giai đoạn này, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã có thay đổi. Trong đó nhóm mặt hàng nguyên nhiên liệu vẫn có xu hướng tăng mạnh, từ 662 triệu USD năm 2001 lên 2.049 triệu USD năm 2005; chiếm tỷ trọng 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc (2001 – 2005), nhóm hàng này đã giảm nhẹ trong những năm sau, cụ thể là đối với mặt hàng dầu thô năm 2006 đã giảm 65% so với năm 2005, năm 2007 giảm 30% so với năm 2006, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao 56% trong hai năm qua. Nhóm hàng nông, thủy sản đã giảm mạnh, chỉ chiếm 10,84% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ này, giảm 13,49% so với giai đoạn 1996 – 2000, cụ thể mặt hàng hải sản giảm từ 240 triệu USD năm 2001 xuống còn 48 triệu USD năm 2004; mặt hàng rau quả giảm từ 143 triệu USD năm 2001 xuống còn 25 triệu USD năm 2004, nhưng nhóm mặt hàng này tăng nhẹ vào năm 2005 và năm 2006. Tuy vậy trong giai đoạn này nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2002 tăng 5,28% so với năm 2001, năm 2003 tăng 62,9% so với năm 2002, năm 2004 tăng 26% so với năm 2003, năm 2005 tăng 82,8% so với năm 2004, năm 2006 tăng 32,62% so với năm 2005, năm 2007 tăng 74,63% so với năm 2006. Với tốc độ tăng như trên, trong thời gian tới, khả năng xuất khẩu của nhóm này sang Trung Quốc còn tăng mạnh

2.1.2.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Giai đoạn 1991 – 1995

Các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc trong giai đoạn này đó là: thuốc bắc, bông, vải sợi, hàng dệt kim và quần áo may sẵn, pin các loại, thuốc lá, xà phòng giặt, nước giải khát, dầu thực vật, đường sữa, đồ dùng gia

43

đình, xe đạp, giấy…Các mặt hàng này được nhập với số lượng lớn, chủng loại đa dạng, chất lượng thấp nhưng giá rẻ, phù hợp với mức thu nhập thấp nên chỉ sau một thời gian ngắn nó đã tràn ngập thị trường Việt Nam. Đặc biệt, giai đoạn này, hàng hóa nhập lậu qua biên giới với khối lượng lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thực tế ở Lạng Sơn (Trang 39)