Triển vọng mặt hàng XNK giữa hai nước trong những năm tới

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thực tế ở Lạng Sơn (Trang 98 - 100)

a) Các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc

Theo dự báo của Ủy ban cải cách nhà nước Trung Quốc, nhu cầu thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đến năm 2010 vẫn còn rất lớn và hiện tại vẫn là: dầu thô, than đá, thủy hải sản, rau quả, đồ gỗ, các loại quặng, hạt điều và nhiều nông sản khác. Đặc biệt là nhu cầu đối với nhóm hàng năng lượng như dầu thô, than đá, cao su trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc luôn giữ ở tốc độ tăng trưởng cao và trong tương lai từ năm 2010 sẽ là sản phẩm Bô xít Alumi, quặng sắt tinh luyện, sản phẩm cao su, hàng điện tử và nhiều loại mặt hàng khác. Dự báo nhóm mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đến năm 2015 như sau:

+ Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản: Từ nay đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của dầu thô và than đá sẽ giảm so chính sách chung của chúng ta về hạn chế xuất khẩu nhiên liệu, tuy nhiên trong giai đoạn này xuất hiện các mặt hàng mới như Bôxit Alumin, quặng sắt tinh luyện, sản phẩm cao su, hàng điện tử và nhiều loại mặt hàng khác.

+ Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản: Nhóm này có xu hướng tăng nhưng tốc độ chậm, bởi vì trong thời gian tới, thị trường Trung Quốc vẫn tiếp tục có nhu cầu nhập khẩu rất lớn nhóm hàng này, nhưng yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm này là rất cao. Tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ tăng từ 9% năm 2006 lên đến 18,5% năm 2010 và 23,5% năm 2015 [31, tr.61].

+ Nhóm những mặt hàng mới: Thời gian qua nhiều nhà đầu tư nước ngoài có ngành công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Úc, Pháp, Đức… đã đầu tư vào Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm cho chất lượng cao mà thị trường Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu rất cao, đó là các loại sản phẩm cao su, sản phẩm nhựa, công nghệ viễn

92

thông, phần mềm tin học, máy vi tính, linh kiện điện tử, sản phẩm điện tử, nhôm và các sản phẩm từ nhôm, giấy cao cấp, kính và gương kính cao cấp, sợi hóa học, tân dược. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đạt khoảng 420 – 450 triệu USD năm 2010 và 800 - 900 triệu USD năm 2015.

b) Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc

Trong giai đoạn từ năm 2007 - 2015, nền kinh tế sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Để tiếp tục thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước là rất lớn. Do nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp, khả năng nhập khẩu các máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất trong nước và xuất khẩu là rất khó khăn. Vì vậy, trong những năm tới, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng, dự kiến tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bình quân là 12,25% trong giai đoạn từ 2007 đến năm 2015, do hàng Trung Quốc có tính cạnh tranh tương đối cao vì giá rẻ, giao hàng nhanh, thuận tiện đáp ứng ngay được yêu cầu về sản xuất. Do vậy, có thể đưa ra dự báo về nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong giai đoạn 2007 - 2015 như sau:

+ Nhóm hàng nguyên nhiên liệu: Là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất - tiêu dùng, với nền kinh tế chưa phát triển của nước ta, đồng thời là các sản phẩm mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đủ đáp ứng được nhu cầu trong nước. Vì vậy giai đoạn 2007 - 2015, nhóm hàng này tiếp tục tăng nhưng chậm và chiếm khoảng 42% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc.

+ Nhóm hàng công nghiệp: Trong giai đoạn 2007 – 2015 Việt Nam tiếp tục nhập khẩu nhiều mặt hàng công nghiệp từ Trung Quốc và tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng này trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tăng từ 20% đến 25%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: hóa chất, phân bón các loại, sắt thép các loại, máy móc thiết bị phụ tùng các loại, ôtô…

93

+ Nhóm hàng tiêu dùng: nhóm hàng này cũng có khả năng tăng nhập khẩu trong giai đoạn tới và chiếm tỷ trọng từ 25% lên đến 30%.

Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2007 - 2015, việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh. Do đó, Việt Nam cần phải có định hướng và chiến lược về hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc để đảm bảo chất lượng hàng hóa nhập khẩu, lành mạnh hóa thị trường nhập khẩu bằng việc xây dựng các quy chuẩn cụ thể các loại hàng hóa, công nghệ máy móc cụ thể khi nhập khẩu vào Việt Nam và giao cho các cơ quan đơn vị có chức năng xây dựng quản lý các quy chuẩn này, tiến hành quản lý chặt chẽ theo các tiêu chuẩn quốc tế sẽ được xây dựng.

3.3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thƣơng mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thực tế ở Lạng Sơn (Trang 98 - 100)