Thực trạng quan hệ thƣơng mại qua biên giới ViệtNam và Trung

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thực tế ở Lạng Sơn (Trang 70)

Quốc tại tỉnh Lạng Sơn

2.3.1. Khái quát

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc dài 253km, qua địa bàn 5 huyện, 20 xã và một thị trấn biên giới. Tỉnh có diện tích 8.331,2 km2, diện tích đất nông nghiệp ít, đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên. Lạng Sơn có thuận lợi là khí hậu mát mẻ, ôn hòa, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi đại gia súc. Nguồn khoáng sản của tỉnh cũng khá phong phú và đa dạng, Lạng Sơn là miền đất có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đẹp, hấp dẫn khách du lịch. So với một số tỉnh miền núi khác, Lạng Sơn có hệ thống giao thông khá thuận lợi, có tuyến đường sắt và đường bộ xuyên Việt đi qua và sang Trung Quốc. Lạng Sơn cách Hà Nội chưa đầy 200 km, nằm trên các trục đường quốc lộ lớn đi tới các tỉnh biên giới khác như Cao Bằng, Quảng Ninh. Đặc biệt, Lạng Sơn có các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia thông thương với Trung Quốc bằng hệ thống đường bộ và đường sắt nối liền.

Nền kinh tế của tỉnh Lạng Sơn cho đến trước đổi mới, mở cửa biên giới, chủ yếu vẫn là thuần nông, mang nặng tính tự cung, tự cấp. Từ sau tháng 2/1979 cơ sở vật chất của tỉnh ủy bị tàn phá nặng nề, tình hình biên giới thường xuyên căng thẳng. Đời

64

sống tinh thần, vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới gặp vô vàn khó khăn và gian khổ. Từ cuối năm 1984 đến năm 1985 tình hình biên giới dịu dần, một số người ở các bản làng giáp biên giới đã vượt biên sang Trung Quốc trao đổi một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu về phục vụ đời sống cho bản thân và gia đình là chính. Tuy nhiên do sự thiếu hụt nguồn hàng ở trong nước và sự dồi dào hàng hóa ở Trung Quốc, trong khi đó trong thời gian này việc buôn bán trao đổi hàng hóa với Trung Quốc của nước ta chưa được phép và không được công khai nên dẫn đến hiện tượng nhiều người dân vượt biên để buôn lậu và buôn lậu diễn ra trên toàn tuyến biên giới, với số lượng người và số lượng hàng hóa ngày càng lớn. Ở các xã giáp biên giới bắt đầu nảy sinh những mâu thuẫn giữa một bộ phận nhân dân các dân tộc với các cán bộ quản lý của chính quyền và lực lượng vũ trang, có nơi diễn ra gay gắt, việc này đã làm cho công tác giữ gìn an ninh biên giới gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Trước tình hình này, Chính phủ Việt Nam đã ra thông báo số 118 vào năm 1988, cho phép nhân dân các xã biên giới qua lại thăm nhau và trao đổi các mặt hàng thiết yếu, phục vụ sản xuất vì vậy không khí căng thẳng giờ đây đã chuyển sang hòa dịu, nhân dân biên giới của hai nước được qua lại thăm nhau và trao đổi hàng hóa, tâm lý người dân rất phấn khởi, hoan nghênh chủ trương mở cửa của Đảng và Nhà nước. Những năm tiếp theo, tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã có những chủ trương tích cực về phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh nhằm củng cố xây dựng phòng tuyến biên giới vững mạnh toàn diện. Vì vậy lượng hàng hóa trao đổi qua biên giới ngày càng tăng. Có thể nói từ năm 1991 với chính sách mở cửa Lạng Sơn đã phát huy được thế mạnh của mình, và trở thành trung tâm thương mại lớn của cả nước.

65

Bảng 2.9: Kim ngạch XNK tỉnh Lạng Sơn với Trung Quốc giai đoạn năm 1991-2000

Năm Tổng kim ngạch XNK (Triệu USD) Tốc độ tăng (%)

1991 13,44 - 1992 10,52 -21,73 1993 18,49 75,76 1994 18,00 -2,65 1995 66,49 269,39 1996 318,00 378,26 1997 333,00 4,72 1998 319,00 -4,20 1999 289,00 -9,40 2000 700,00 142,21

Nguồn: Bộ Thương mại (2010), Dự án quy hoạch phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam đến năm 2010. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 20%. năm 1991 kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn là 13,44 triệu USD chiếm 25,15% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của 6 tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc. Năm 1992 kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn giảm xuống chỉ còn 10,42 triệu USD, năm 1993 – 1994 thì kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên khoảng 18 triệu USD. Năm 1995 có sự tăng đột biến trong kim ngạch xuất nhập khẩu với tổng giá trị là 66,49 triệu USD tăng 269,39% so với năm 1994, năm 1996 mức tăng còn lớn hơn năm 1995 với mức 318 triệu USD, so với năm 1995 thì nó đã tăng với tốc độ là 378,26%, con số này đã giúp Lạng Sơn vươn lên đứng đầu về kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc trong tổng số 6 tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc. Năm 1997 kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn với Trung Quốc 333 triệu USD, tăng so với năm 1996 là 4,72% đến năm 1998 - 1999 kim ngạch của Lang Sơn đối với Trung Quốc có phần giảm xuống, cụ thể là năm

66

1998 kim ngạch xuất nhập khẩu là 319 triệu USD và năm 1999 là 289 triệu USD. Mặc dầu kim ngạch xuất nhập khẩu có giảm nhưng Lạng Sơn vẫn có giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc cao nhất so với 6 tỉnh biên giới phía Bắc giáp với Trung Quốc. Và đến năm 2000, lại một lần nữa kim ngạch xuất nhập khẩu lại tạo ra sự thay đổi mạnh, nó tăng lên với giá trị là 700 triệu USD, tăng 142,21% so với năm 1999.

Lạng Sơn đã xây dựng chiến lược khai thác thế mạnh hàng xuất khẩu của mình. Ngoài ra, với thế mạnh về vị trí địa lý lại được thiên nhiên ưu đãi. Lạng Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh. di tích lịch sử văn hóa, cùng với các lễ hội mang nhiều bản sắc dân tộc của các dân tộc Dao, Tày, Nùng…đã thu hút được rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Với sự phát triển về du lịch như vậy sẽ tạo ra công ăn việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động tại địa phương và tích lũy cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng.

Cho đến nay Lạng Sơn đã trở thành tỉnh giàu về kinh tế, mạnh về an ninh quốc phòng ở tuyến biên giới phía Bắc. Bức tranh kinh tế của Lạng Sơn ngày càng tươi sáng.

2.3.2. Hoạt động thƣơng mại đƣờng biên tại Lạng Sơn – Trung Quốc

2.3.2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu

Một đặc điểm chung của kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn với Trung Quốc là nhập siêu, cán cân thương mại luôn ở trạng thái thâm hụt, mức thâm hụt năm sau cao hơn năm trước, năm 2008 gần gấp đôi so với năm 2007, năm 2007 mức thâm hụt gần gấp đôi năm 2006. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng từ năm 2005 tới nay, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều tăng, tuy nhiên quy mô và tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu chậm hơn so với kim ngạch nhập khẩu. Cụ thể như sau, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn với Trung Quốc năm 2005 là 403,40 triệu USD, năm 2006 là 574,55 triệu USD, tốc độ tăng so với năm 2005 là 42,43%, năm 2007 là 985 triệu USD, tốc độ tăng so với

67

năm 2006 là 71,44%, năm 2008 là 1.498 triệu USD, tăng hơn 52,08 % so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu của Lạng Sơn sang Trung Quốc năm 2005 là 92,60 triệu USD, năm 2006 là 180,53 triệu USD tăng 94,96% so với năm 2005. Và năm 2006 là năm có tốc độ tăng kim ngạch cao nhất trong thời kỳ từ năm 2005 – 2008. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu là 270 triệu USD, tốc độ tăng so với năm 2006 là 49,56%, năm 2008 là 314 triệu USD, tốc độ tăng so với năm 2007 là 16,30%. Như vậy rõ ràng đối với giai đoạn 2005 – 2008 tốc độ tăng năm sau so với năm trước của kim ngạch xuất khẩu giảm dần. Kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh, năm 2005 là 310,80 triệu USD, năm 2006 là 394,01 triệu USD, tốc độ tăng so với năm 2005 là 26,77%, năm 2007, 2008 kim ngạch nhập khẩu của tỉnh Lạng Sơn tăng nhanh, năm 2007 giá trị kim ngạch nhập khẩu là 715 triệu USD, tăng hơn so với năm 2006 là 81,47%, năm 2008 là 1.184, tốc độ tăng so với năm 2007 là 65,59%.

Bảng 2.10: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn với Trung Quốc giai đoạn 2005-2008

Năm KN xuất nhập khẩu KN xuất khẩu KN nhập khẩu Cán cân thương mại (triệu USD) Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng (%) Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng (%) Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng (%) 2005 403,40 - 92,60 - 310,80 - -218,20 2006 574,55 42,43 180,53 94,96 394,01 26,77 -213,48 2007 985,00 71,44 270,00 49,56 715,00 81,47 -445,00 2008 1.498,00 52,08 314,00 16,30 1.184,00 65,59 -870,00

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Số liệu xuất nhập khẩu các năm

Lý do của việc kim ngạch xuất khẩu của Lạng Sơn luôn ở mức thâm hụt, năm sau cao hơn năm trước và thậm chí còn gấp đôi năm trước đó là:

Do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra từ năm 2007 đến nay, đồng tiền Việt Nam bị mất giá, mặt khác nhu cầu hàng giá rẻ của thị trường

68

trong nước Việt Nam lại cao trong khi đó Trung Quốc có thể cung cấp một lượng lớn các mặt hàng đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam.

Những năm gần đây, do sự phát triển của xã hội, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình, nhà xưởng… của nhà nước cũng như của tư nhân tăng cao, chính vì vậy yêu cầu về máy móc, thiết bị rất lớn nên nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam rất lớn vì vậy nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu.

Một lý do khách quan nữa đó là đồng tiền của Trung Quốc thấp hơn giá trị thực tế của nó khiến cho khả năng xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc tăng cao chính vì vậy nó chiếm được thị phần lớn ở các nước trên thế giới và đặc biệt là Việt Nam.

2.3.2.2. Cơ cấu các mặt hàng XNK của tỉnh Lạng Sơn với Trung Quốc

a) Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu

Các mặt hàng xuất khẩu của Lạng Sơn sang Trung Quốc chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao là các nhóm mặt hàng nông thủy sản: hải sản, lạc nhân, rau quả; nhóm hàng nguyên liệu và khoáng sản: than đá, gỗ và các sản phẩm gỗ và mặt hàng đồ chơi trẻ em.

69

Bảng 2.11: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh Lạng Sơn với Trung Quốc, năm 2007-2008

Đơn vị tính: USD TT Nhóm mặt hàng XK Năm 2007 Năm 2008 1 Hàng hải sản 15.918.518 28.597.931 2 Sữa và sản phẩm từ sữa - 174.000 3 Hàng rau quả 34.923.273 45.535.583 4 Hạt điều 2.717.937 4.837.521 5 Cà phê 2.611.253 3.689.528 6 Chè 2.908.639 3.448.697 7 Hạt tiêu 69.975 - 8 Lạc nhân 1.262.992 1.906.622 9 Dầu mỡ động, thực vật - 96.022 10 Than đá 1.245.297 2.998.176

11 Túi xách, ví, vali, mũ&ô dù - 24

12 Sản phẩm mây,tre,cói&thảm - 22.276 13 Gỗ và sản phẩm gỗ 12.143.900 22.766.442 14 Sản phẩm đá quý&kim loại quý 54.118 41.410

15 Hàng dệt may - 25.832 16 Giầy dép các loại - 253 17 Đồ chơi trẻ em - 1.719.193 18 Hàng hóa khác 196.154.07 0 198.140.485 Tổng cộng 270.009.97 2 313.999.995 Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Số liệu xuất nhập khẩu các năm b) Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu

Các mặt hàng nhập khẩu đa dạng và phong phú hơn so với các mặt hàng Lạng Sơn xuất khẩu sang Trung Quốc, điều này là một trong những lý do giải thích cán cân thương mại của Lạng Sơn luôn nhập xiêu trong các năm gần đây.

70

Các mặt hàng nhập khẩu chính đó là máy móc, các linh kiện máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu…nhìn chung đều là các mặt hàng đã qua tinh chế.

Bảng 2.12: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của tỉnh Lạng Sơn với Trung Quốc, năm 2007-2008

Đơn vị tính: USD TT Nhóm mặt hàng NK Năm 2007 Năm 2008 1 Sữa và sản phẩm từ sữa 143.375 59.800 2 Lúa mỳ 470.836 78.280 3 Bột mỳ 140 148.126 4 Dầu mỡ động, thực vật 140 670.264 5 Đường - 16.593.678 6 Thức ăn gia súc&nguyên liệu 5.268.470 7.691.823 7 Nguyên phụ liệu thuốc lá - 1.325.907

8 Clinhker 183.026 96.096

9 Xi măng đen

- 21.034 10 Xăng dầu các loại

Dầu DO - 21.034 Xăng dầu khác - 30.938.051 11 Hóa chất 6.378.406 29.365.802 12 Sản phẩm hóa chất 4.674.389 3.801.813 13 Bột ngọt - 85.280 14 Nguyên liệu dược phẩm 1.587 262.112

15 Tân dược - 15.734.570 16 Phân bón các loại 1.722.825 6.464.732 Phân Urê 768.743 820.545 Phân NPK - 475.555 Phân DAP - 1.946.240 Phân SA 943.598 2.879.630

71

Phân bón khác 11.410.728 25.855.150

17 Thuốc trừ sâu & nguyên liệu 15.640.271 9.610.170 18 Chất dẻo nguyên liệu 149.878 1.769.598

19 Cao su - 2.354.545 20 Gỗ và sản phẩm gỗ 290.974 1.799.313 21 Bột giấy 29.457 243.647 22 Giấy các loại 156.656 860.148 Giấy in báo 10.433 - 23 Bông các loại - 34.322 24 Sợi các loại 100 586.104 25 Vải các loại 84.591 704.056 26 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 13.296 464.377

27 Kính xây dựng 69.721 33.531.256

28 Sắt thép các loại 23.138.434 28.495.689

Phôi thép 13.813.627 482.961

29 Kim loại thường khác 232.797 4.406.142 30 Máy vi tính, SP điện tử&linh kiện 10. 994.460 228.587.712 31 Máy móc, thiết bị, dụng cụ&phụ tùng 187.940.989 180.644.242

32 Ô tô nguyên chiếc các loại: 17.677.750

Ô tô dưới 12 chỗ 274.520 1.116.730

Ô tô trên 12 chỗ - 53.862.188

Ô tô tải 35.467.122 34.394.293

Ô tô khác 65.959.674 41.745.004

33 Linh kiện phụ tùng ô tô 31.652.814

LK ô tô CKD, SKD đưới 12 chỗ 4.645 2.651.664 LK ô tô CKD, SKD khác - 35.084.791

Phụ tùng khác 12.231.221 3.232.100

72

Xe máy nguyên chiếc 5.770 595.832.100 Linh kiện&phụ tùng xe máy 78.837.854 173.580.619

35 Hàng hóa khác 297.173.566 695.656.242

Tổng cộng 714.999.982 1.184.000.186

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Số liệu xuất nhập khẩu các năm

2.3.3. Tình hình buôn lậu ở tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh biên giới có hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa qua biên giới với Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ, có hai cửa khẩu quốc tế, hai cửa khẩu quốc gia, nhiều cặp chợ đường biên và các điểm giao lưu hàng hóa khác. Với vị trí tương đối thuận tiện, Lạng Sơn đã nhanh chóng trở thành một trong những khu vực kinh tế năng động, thương mại và du lịch phát triển nhất là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, là đầu mối giao lưu kinh tế giữa các tỉnh trong nước với Trung Quốc, thu hút và ngày càng mở rộng các hoạt động liên doanh liên kết trong và ngoài nước.

Bên cạnh những thuận lợi về phát triển kinh tế - xã hội, việc mở cửa giao lưu hàng hóa qua biên giới cũng nảy sinh những phức tạp mới trong quản lý. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, dây dưa trốn thuế… có chiều hướng gia tăng cả về số lượng mặt hàng và giá trị các mặt hàng, hàng buôn lậu chủ yếu là các mặt hàng Nhà nước cấm nhập, xuất và các mặt hàng có thuế suất cao như nhập lậu hàng điện tử, đồ điện gia dụng, vải, xe đạp…. xuất khẩu gỗ, kim loại mầu, động vật hoang dã.…gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và sản xuất. Ngoài ra bọn tội phạm hai bên biên giới còn cấu kết hoạt động buôn bán ma túy, vật liệu nổ, vũ khí, tiền giả… gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Lạng Sơn được coi là địa bàn trọng điểm buôn lậu diễn biến phức tạp trên tuyến biên giới phía Bắc. Thủ đoạn hoạt động chính của bọn buôn lậu là các chủ hàng sang Trung Quốc mua hàng tập kết sát biên giới, sau đó xé lẻ, thuê đội ngũ

73

“cửu vạn” mang vác hàng qua biên giới bằng các đường mòn, đường tranh hai

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thực tế ở Lạng Sơn (Trang 70)