Nhận xét về thƣơng mại qua biên giới giữa Lạng Sơn và Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thực tế ở Lạng Sơn (Trang 83 - 85)

2.4.1. Điểm mạnh

Về vị trí địa lý, Lạng Sơn nằm ở Đông Bắc nước Việt Nam, có biên giới phía Bắc giáp Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc với đường biên giới trên bộ dài 253km, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên

77

giới; ở các cửa khẩu như Hữu Nghị, cửa khẩu ga đường sắt Đồng Đăng, Chi Ma, các cặp chợ như cặp chợ Tân Thanh, Cốc Nam đã được tỉnh đầu tư lớn khang trang hiện đại rất thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá và xuất nhập cảnh của khách du lịch… trong đó Tân Thanh là cửa khẩu lớn buôn bán hàng tiểu ngạch với khối lượng lớn. So với một số tỉnh miền núi khác, Lạng Sơn có hệ thống giao thông khá thuận lợi, có tuyến đường sắt và đường bộ xuyênViệt đi qua và sang Trung Quốc. Thành phố Lạng Sơn chỉ cách Hà Nội 150 km. Ngoài ra còn có các đường quốc lộ: 1B từ Lạng Sơn đi Thái Nguyên, 4A từ Lạng Sơn đi Cao Bằng, 4B từ Lạng Sơn đi Móng Cái thông ra biển. Hai cửa khẩu quốc gia và hai cửa khẩu quốc tế từ lâu đời đi sang Trung Quốc, nối bằng đường bộ và đường sắt với các nước châu Á khác và sang châu Âu. Các xã giáp biên giới còn có hàng trăm đường mòn mà từ lâu đời nhân dân hai bên biên giới Việt – Trung qua lại, giao lưu tình cảm, trao đổi kinh tế với nhau.

Về địa chính trị, Lạng Sơn là cầu nối không chỉ riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà nó còn là cầu nối giữa Việt Nam với các nước khác, là cầu nối giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Trung Quốc có quan hệ buôn bán với tất cả các nước trong khối ASEAN. Quốc vụ viện Trung Quốc đã chọn Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc làm trụ sở để thực hiện hoạt động trao đổi buôn bán với các nước ASEAN và Quảng Tây trở thành khu tự trị tự do. Hai hành lang: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và một vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ (kéo dài từ các tỉnh ven biển phía Đông, Nam và Tây – Nam Trung Quốc đến Hà Nội) đang được hình thành. Lạng Sơn chính thức trở thành cầu nối giữa Trung Quốc với các nước ASEAN do vậy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn Lạng Sơn sẽ càng trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn nhiều.

Về cơ sở hạ tầng, so với các tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc thì Lạng Sơn là một trong những tỉnh có cơ sở hạ tầng như hệ thống đường xá, chợ (Lạng Sơn đã xây dựng được một số chợ lớn như Đông Kinh, Lạng Sơn…),

78

trung tâm thương mại tương đối thuận tiện để trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa hai nước với nhau.

Về quan hệ đối ngoại, nhân dân ở hai tỉnh giáp biên giới có quan hệ thân tình. Từ lâu đời nhân dân vùng giáp biên thuộc hai bên biên giới đã có mối quan hệ láng giềng, thân tộc, họ hàng. Hai bên vẫn thường qua lại thăm nhau, giúp đỡ lẫn nhau và mua bán trao đổi hàng hóa. Vì vậy nó chính là nhân tố góp phần thúc đẩy hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu giữa hai nước.

Về thể chế, Lạng Sơn được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, đang cho phép thành lập khu kinh tế cửa khẩu. Ngoài ra khu kinh tế Việt Trung đã thống nhất giữa hai địa phương Lạng Sơn và Quảng Tây, mỗi bên bỏ ra 8 km2

tức tổng diện tích là 16 km2 để xây dựng khu thương mại tự do và hiện khu thương mại tự do này đang được xúc tiến xây dựng.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thực tế ở Lạng Sơn (Trang 83 - 85)