Giải pháp về phía tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thực tế ở Lạng Sơn (Trang 111 - 115)

+ Sớm hoàn chỉnh hệ thống cơ chế chính sách riêng phù hợp với việc điều hành hoạt động xuất nhập khẩu ở vùng biên giới và theo hướng ưu đãi, khuyến khích xuất khẩu

+ Kiện toàn Ban chỉ đạo điều hành buôn bán biên mậu gắn với việc tăng quyền chủ động và chỉ đạo cụ thể hoạt động xuất nhập khẩu với Trung Quốc. Xây dựng cơ chế phối hợp, thông báo giữa hai nước nhằm tránh xảy ra những ách tắc trong thương mại, giảm tổn thất cho người xuất nhập khẩu, giảm những hành vi mậu dịch không mang tính quy phạm, có cơ chế ứng phó và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong trao đổi mậu dịch tại biên giới, bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nhân của hai nước. Đồng thời, xây dựng chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp (dù được thành lập theo luật nào) đều phải tuân thủ chế độ báo cáo, tránh trường hợp như hiện nay, Sở Thương mại Lạng Sơn không nắm và không quản lý hết tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

105

+ Để tránh các hiện tượng tranh mua, tranh bán giữa những người xuất khẩu, nên thành lập những hiệp hội của các nhà xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Hoạt động của các hiệp hội nhằm giảm bớt rủi ro trong kinh doanh, bởi vậy trong vài năm tới, nhất thiết phải có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường Trung Quốc, cập nhật và dự báo kịp thời những diễn biến về cung cầu của thị trường này. Để giúp các doanh nhân trong nước tìm được đối tác tin cậy, cung cấp được thông tin thương mại kịp thời, trao đổi định hướng cho người sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu của hai nước với mục đích giảm thiểu tổn thất cho các nhà xuất khẩu, tiến tới xuất nhập khẩu hàng hóa một cách ổn định, vững chắc với khối lượng ngày càng lớn. Ngân hàng nhà nước nhanh chóng nghiên cứu các biện pháp tăng cường vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại trong thanh toán biên mậu, sao cho thiết lập mối quan hệ thanh toán thuận lợi cho thương nhân và đảm bảo việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng để tăng độ an toàn cho các lô hàng xuất nhập khẩu, làm tiền đề năng cao tỷ trọng xuất nhập khẩu chính ngạch của Việt Nam. Trên góc độ pháp lý, khuyến khích các doanh nhân mua bán theo hợp đồng ký kết và yêu cầu các cơ quan tư pháp phải hỗ trợ mạnh hơn, đồng thời có cơ chế trọng tài giải quyết những mâu thuẫn và tranh chấp mậu dịch nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho doanh nhân.

+ Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền trong nhân dân về tác hại của buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại…Kịp thời ban hành những chính sách ưu tiên, tạo điều kiện giúp đỡ nhân dân vùng biên giới tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống để họ không tiếp tay cho buôn lậu. Có biện pháp luân chuyển cán bộ hải quan, cán bộ ở các trạm kiểm soát để đề phòng trường hợp cán bộ bị đồng tiền làm tha hóa không còn giữ được đạo đức phẩm chất.

Tổ chức triển khai, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch của tỉnh về công tác chống buôn lậu ở các cấp ủy Đảng, cho lãnh đạo các cấp, các ngành, đoàn thể, làm chuyển biến nhận thức và xây dựng được các kế hoạch hành động cụ thể, phát huy vai trò các ngành, các

106

cấp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, nâng cao hiệu lực quản lý của cơ sở ở các địa bàn trọng điểm.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động quần chúng tham gia đấu tranh chống buôn lậu, nhất là các xã biên giới, các địa bàn trọng điểm hoạt động vận chuyển buôn bán, chứa chấp hàng nhập lậu như thị trấn Đồng Đăng, thị xã Lạng Sơn…Tổ chức cho nhân dân ký cam kết với chính quyền không tham gia buôn lậu, không chứa chấp hàng lậu, không tiếp tay cho bọn buôn lậu, phát hiện tố giác bọn buôn lậu với các cơ quan chức năng...

Tăng cường công tác chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở. Kiện toàn các ban chỉ đạo công tác chống buôn lậu ở các cấp, phân công rõ trách nhiệm, địa bàn phương thức phối hợp hoạt động của các ngành có liên quan. Tỉnh cũng đã thành lập ban chỉ đạo quản lý các cửa khẩu biên giới do một đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và thành lập Ban chỉ đạo tại các cửa khẩu để tăng cường công tác quản lý cửa khẩu, góp phần ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại ngay tại cửa khẩu.

Quan tâm củng cố, kiện toàn các lực lượng chống buôn lậu, tăng cường các trang thiết bị, phương tiện cần thiết đảm bảo phục vụ công tác chống buôn lậu. Thường xuyên chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, kiểm soát, phát hiện ngăn chặn kịp thời có hiệu quả hoạt động buôn lậu nhưng vẫn đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước, đúng quy trình kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo chính sách lưu thông hàng hóa.

Kết hợp với việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tố giác với việc điều tra, xác minh của các lực lượng chức năng trên địa bàn để kịp thời phát hiện các đường dây, tụ điểm, đối tượng buôn lậu lớn. Từ đó có phương án triệt phá, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả.

Cùng với việc tăng cường chống buôn lậu, Tỉnh cần tăng cường chỉ đạo quản lý kinh doanh trên địa bàn, nắm chắc tình hình hoạt động của các đơn vị,

107

các hộ kinh doanh nhất là các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, đưa hoạt động kinh doanh vào nề nếp. Đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về dán tem các mặt hàng nhập khẩu, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm về kinh doanh hàng nhập khẩu theo quy định.

Củng cố kiện toàn các ban chỉ đạo chống buôn lậu từ tỉnh đến cơ sở. Phối hợp đồng bộ các ngành chức năng, các cơ quan bảo vệ pháp luật thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa có hiệu quả. Những vụ việc đã rõ cần khẩn trương điều tra, truy tố, xét xử kịp thời đúng người, đúng tội, nghiêm minh.

Tiếp tục thực hiện cải tiến các thủ tục hành chính đơn giản, giảm bớt nhiều phiền hà theo tinh thần Nghị quyết TW8 (khóa VII). Rà soát, sắp xếp, chấn chỉnh tổ chức bộ máy, nhân sự trong các cơ quan Nhà nước có chức năng chống buôn lậu, lựa chọn, bố trí những người có đức, có tài nắm giữ cương vị chủ chốt của các cơ quan trên. Đưa ra khỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật những người thoái hóa, biến chất, tham nhũng, buôn lậu, nghiện hút ma túy.

Thường xuyên tổ chức các cuộc họp giao ban, sơ kết, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện ở cấp, các ngành chức năng. Ban chỉ đạo để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa, chống buôn lậu.

+ Để tăng tỷ trọng xuất khẩu của địa phương, hướng lâu dài tỉnh cần tăng đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp hướng vào xuất khẩu. Có chính sách khuyến khích nhân dân nuôi trồng các loại cây, con nhằm khai thác tối đa những lợi thế so sánh trên địa bàn để xuất khẩu. Xây dựng quỹ hỗ trợ xuất khẩu, đặc biệt quan tâm hỗ trợ cho người sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, tăng đầu tư, kêu gọi những dự án xây dựng các nhà máy chế biến, phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn để nâng cao năng lực sản xuất cho xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh.

+ Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng ở cửa khẩu, nhất là hệ thống kho tàng nhằm giảm rủi ro cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh khi bị từ

108

chối nhận hàng, hạn chế tối đa tình trạng phẩm cấp sản phẩm bị hạ thấp do trục trặc bởi các khâu buôn bán. Trang bị thêm phương tiên thông tin điện tử, nối mạng các trang web phục vụ việc cung cấp thông tin thương mại phong phú, thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước.

+ Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xuất khẩu bằng cách từng bước chuẩn hóa chất lượng đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ ngoại ngữ và trình độ tiếp thị để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thương mại hiện đại.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thực tế ở Lạng Sơn (Trang 111 - 115)