Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thƣơng mại qua biên giới giữa Việt

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thực tế ở Lạng Sơn (Trang 100 - 111)

3.3.1. Giải pháp về phía nhà nƣớc

a) Hoàn thiện hệ thống chính sách thương mại cho phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước

Thứ nhất, các cơ quan chức năng của hai nước sớm công bố lộ trình cam kết thực hiện quan hệ đa phương, song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc trong khuôn khổ các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), giúp doanh nghiệp hai nước nắm chắc thông tin, từ đó hoạch định đúng chiến lược kinh doanh (thị trường, mặt hàng, chính sách…) để chủ động hơn trong trao đổi, buôn bán hàng hóa với nhau, khai thác triệt để điều kiện ưu đãi do hội nhập kinh tế quốc tế đưa lại, phát huy tối đa lợi thế vốn có của hai nước, đem lại hiệu quả kinh doanh cao.

Thứ hai, cơ quan chức năng của hai nước khẩn trương bổ sung và sửa đổi các cơ chế, chính sách thương mại liên quan đến hoạt động trao đổi hàng hóa giữa hai nước cho phù hợp với quy định của WTO, những cam kết mà hai nước đã ký kết, tạo ra môi trường công khai, minh bạch, tạo cơ sở pháp lý, nhằm thu

94

hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp lớn của hai nước, các trung tâm kinh tế lớn tham gia hoạt động thương mại tại khu vực biên giới Việt - Trung.

Thứ ba, thực hiện triệt để cải cách hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc, đơn giản hóa các thủ tục quản lý xuất nhập khẩu, giảm thiểu các thủ tục không cần thiết đặc biệt là các thủ tục thông quan nhằm tạo sự thông thoáng trong lưu thông hàng hóa giữa hai nước, giảm ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu.

Thứ tư, cơ quan có thẩm quyền của hai nước về vệ sinh an toàn thực phẩm cần sớm trao đổi, thoả thuận công nhận lẫn nhau về kiểm tra chất lượng và kiểm dịch động, thực vật, thống nhất mã hàng hóa giữa hai nước, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước khi tham gia trao đổi hàng hóa với nhau.

Thứ năm, cần xây dựng quy chế phối hợp trong quản lý mậu dịch biên giới giữa các cơ quan chức năng ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới trong việc tổ chức, quản lý, điều hành và nâng cao hiệu quả của hoạt động trao đổi hàng hóa với Trung Quốc.

Thứ sáu, áp dụng công nghệ thông tin vào bộ phận quản lý, điều hành hoạt động trao đổi hàng hóa giữa hai nước để nắm bắt kịp thời những thông tin liên quan đến cung - cầu hàng hóa của mỗi nước, những thay đổi trong chính sách thương mại giữa hai nước, giúp các nhà quản lý và doanh nghiệp xuất nhập khẩu xử lý và điều chỉnh kịp thời hoạt động xuất nhập khẩu, giảm bớt rủi ro, tạo sự cân bằng trong quan hệ thương mại giữa hai nước.

b) Nâng cao vai trò lãnh đạo của địa phương hai nước

Một là, chính phủ hai nước giao cho chính quyền địa phương những quyền tự giải quyết rộng hơn để khắc phục kịp thời những vấn đề bất cập nảy sinh trong quá trình trao đổi hàng hóa giữa hai nước, chẳng hạn như cấp giấy phép vận tải quốc tế, giấy phép hạn ngạch, giấy C/O…giảm thiểu tối đa chi phí

95

trung gian, tiết kiệm thời gian làm thủ tục, tạo sự lưu thông hàng hóa thông thoáng giữa hai nước.

Hai là, chính quyền địa phương hai bên cần tăng cường giao lưu, trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động buôn bán giữa hai nước, để mở rộng hợp tác, liên kết, liên doanh giữa hai nước, đồng thời phát hiện ra những vấn đề bất cập, những điểm chưa thống nhất trong chính sách thương mại của hai nước, phản hồi lại cho các cơ quan chức năng, giúp các cơ quan chức năng điều chỉnh và sửa đổi chính sách thương mại cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước.

Ba là, các cấp chính quyền địa phương hai nước cần có quy hoạch lâu dài, xây dựng cơ chế giám sát mậu dịch biên giới một cách có hiệu quả, tạo ra cơ sở pháp lý ổn định, nhằm thu hút đông đảo các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động trao đổi hàng hóa tại khu vực biên giới giữa hai nước.

Bốn là, hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung hết sức phức tạp, khó khăn, để giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện trao đổi hàng hóa qua biên giới, lãnh đạo địa phương cần phải phát huy tính trách nhiệm, nâng cao tính chủ động nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý ở khu vực biên giới Việt Trung.

c) Nâng cao năng lực tổ chức quản lý và điều hành hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc

Thứ nhất, phát huy vai trò của Hiệp hội ngành hàng để giúp các doanh

nghiệp Việt Nam nâng cao cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc. Thời gian tới nhà nước cần phải phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng, cụ thể là:

Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đẩy mạnh việc tổ chức Hiệp hội ngành hàng và thương hội đủ mạnh để thúc đẩy liên kết.

96

Nhà nước cần tạo ra môi trường pháp lý để tập hợp, liên kết các doanh nghiệp theo từng ngành hàng và các thương hội, hình thành các chuỗi ngành hàng mạnh để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Các cơ quan chức năng cũng cần hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp trong ngành hàng giữa hai nước thiết lập các mối quan hệ, công tác chặt chẽ. *Về phía các Hiệp hội ngành hàng phải thực hiện tốt các chức năng sau:

Hiệp hội ngành hàng tạo ra các mối liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để tạo ra nguồn hàng lớn, với chất lượng mẫu mã, tiêu chuẩn phù hợp với thị trường.

Hiệp hội ngành hàng phải tạo ra mối liên kết, hợp tác dài hạn giữa nông dân với các Hiệp hội, sự phối hợp của chính quyền địa phương và sự tham gia sâu hơn của các doanh nghiệp lớn. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể chủ động phối hợp với các Hiệp hội, chính quyền địa phương, trung ương nhằm kịp thời phản ánh những khúc mắc trong cơ chế nhập khẩu của phía đối tác để tìm cách thương thảo cùng tháo gỡ, tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của nước ta.

Hiệp hội ngành hàng và thương hội cần chủ động tạo ra sự gắn kết chung giữa các doanh nghiệp, tuyên truyền, kêu gọi các doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam phải là một cộng đồng chung, một tập thể vững chắc. Như thế các doanh nghiệp mới có thể cùng nhau tiến vào và đứng vững trên thị trường Trung Quốc, cũng như cạnh tranh được với đối thủ chính của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc hiện nay (như Thái Lan, Singapore, Malaysia…).

Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh

nghiệp quảng bá sản phẩm và giúp cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập sâu và thị trường Trung Quốc.

97

Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương và Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam cần phối hợp tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam sang nghiên cứu thị trường, tham gia các Hội chợ Quốc tế lớn tổ chức tại Vân Nam, Quảng Tây và miền Tây, Tây Nam Trung Quốc, giúp doanh nghiệp hai nước có cơ hội tìm hiểu về thị trường của nhau kỹ hơn, tạo sự thân thiện giữa doanh nghiệp hai nước, thúc đẩy hoạt động thương mại giữa hai nước gia tăng và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh giữa hai nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phối hợp với phía bạn tổ chức các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm, hội chợ vùng biên, diễn đàn doanh nghiệp tại Hà Nội, Côn Minh, Nam Ninh, đặc biệt tại cửa khẩu lớn như Lào Cai - Hà Khẩu, Bằng Tường - Đồng Đăng… để cho doanh nghiệp hai bên tham gia, đây là cơ hội tốt nhất để quảng bá và giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và doanh nghiệp XNK của hai nước, đồng thời cũng là điều kiện để hai nước tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng với nhau, tạo điều kiện cho hàng hóa đi sâu trong nội tình của mỗi nước.

Triển khai các văn phòng xúc tiến thương mại và đầu tư của Việt Nam tại các thành phố lớn ở Trung Quốc, để tìm hiểu kỹ thị trường Trung Quốc (thị hiếu, tiêu dùng, nhu cầu cho sản xuất, thay đổi trong chính sách…) giúp cho doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội giao thương, ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh xuất khẩu. Thành lập các cơ quan đầu mối trong tiếp thi để tăng khối lượng hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Bộ Công thương, cụ thể là Viện Nghiên cứu thương mại và Cục Xúc tiến thương mại cần thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường và chính sách biên mậu của Trung Quốc để tham mưu cho Chính phủ cơ chế quản lý, đối sách cần áp dụng; thường xuyên cung cấp kịp thời thông tin về chính sách buôn bán qua biên giới và những chính sách buôn bán qua biên giới và những thay đổi chính sách, cơ chế quản lý thương mại và thủ tục hải quan của Trung Quốc; hệ thống lại

98

chính sách của Việt Nam và Trung Quốc in bằng hai thứ tiếng cung cấp cho doanh nghiệp để họ không bị động trong kinh doanh.

Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc cần thống nhất với nhau trong quá trình định hướng nhu cầu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới thì sẽ khắc phục được nhược điểm của buôn bán biên mậu. Đồng thời, Bộ Công thương của hai nước nên định kỳ liên lạc với nhau để thông báo kịp thời những thay đổi về chính sách thương mại của mỗi bên và cùng nhau giải quyết những tồn tại làm cản trở sự phát triển thương mại giữa hai nước.

Thứ ba, nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng

hóa với thi trường Trung Quốc.

Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của WTO, việc trao đổi và mua bán hàng hóa với Trung Quốc có nhiều thay đổi, cơ hội có nhiều thách thức cũng lớn, vì vậy để khai thác tốt những cơ hội và vượt qua thách thức của quá trình hội nhập là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đẩy mạnh hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, tạo thế cân bằng thương mại trong quan hệ giữa hai nước, Việt Nam cần chú trọng đến vấn đề sau:

Bộ Công thương phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành hữu quan nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc, giúp các doanh nghiệp định hướng đúng chiến lược sản xuất và kinh doanh của họ

Trong chiến lược phát triển xuất khẩu hàng hóa với Trung Quốc, Nhà nước phải xác định rõ đâu là những mặt hàng mũi nhọn, những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế, những mặt hàng đang được hưởng những điều kiện ưu đãi do hội nhập kinh tế toàn cầu, kinh tế khu vực đưa lại. Từ đó, Nhà nước đưa ra những chính sách (vốn, đầu tư, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu…) phát triển cụ thể cho từng mặt hàng, nhóm hàng.

Chiến lược nhập khẩu từ Trung Quốc: Để tránh nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho sản xuất không đúng mục đích, ảnh hưởng xấu tới các ngành sản xuất

99

trong nước; hàng hóa máy móc thiết bị cũ, lạc hậu đưa lại hiệu quả thấp, gây ô nhiễm tới môi trường.

Các Bộ, ngành hữu quan cần chú trọng đến các chính sách, biện pháp khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị với trình độ khoa học công nghệ đạt trên mức trung bình trở lên, tạo ra sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường.

Các cơ quan ban, ngành hữu quan nhanh chóng xây dựng các quy chuẩn cụ thể các loại hàng hóa, công nghệ máy móc cụ thể khi nhập khẩu vào Việt Nam và giao cho các cơ quan đơn vị có chức năng xây dựng quản lý các quy chuẩn này, tiến hành quản lý chặt chẽ theo các tiêu chuẩn quốc tế để tránh tình trạng hàng hóa của Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam.

d) Thúc đẩy tiến trình hợp tác xây dựng “Hai hành lang và một vành đai kinh tế”

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước phát triển. Thời gian tới, việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phải gắn với việc xây dựng hai hành lang và một vành đai kinh tế, cụ thể là:

Thứ nhất, hai nước nhanh chóng cải tạo và nâng cập hệ thống đường sắt Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, việc cải tạo kỹ thuật đối với hai tuyến đường sắt theo hai hành lang kinh tế phải được đặt trong khuôn khổ quy hoạch tổng thể hệ thống đường sắt toàn châu Á. Trước mắt cần tập trung nguồn vốn phát triển tuyến đường sắt này đạt khổ tiêu chuẩn quốc tế 1,435m và điện khí hóa, tiến tới hòa mạng vào các trục đường sắt của hai nước.

Đối với phía Việt Nam, cần sớm đầu tư phát triển cả hai tuyến đường sắt, nhưng ưu tiên đầu tư trước đối với tuyến đường sắt Côn Minh – Lào Cai – Hà

100

Nội – Hải Phòng vì đây là xương sống của hành lang kinh tế đang được hai bên triển khai xây dựng.

Thứ hai, hệ thống giao thông đường bộ là kết cấu hạ tầng quan trọng đối với hành lang kinh tế và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống giao thông đường bộ cần tập trung vào một số hạng mục cụ thể sau:

Trước hết phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện đường bộ cao tốc quốc tế Hà Nội - Côn Minh và Hà Nội - Nam Ninh. Việc cải tạo đường ô tô từ Côn Minh để nối với Hà Nội đã được liệt kê vào kế hoạch “5 năm lần thứ 10” của tỉnh Vân Nam, tháng 7/2005 tỉnh Vân Nam đã hoàn thành việc xây dựng tuyến đường bộ cao tốc từ Côn Minh đi Hà Khẩu. Dự án xây dựng đoạn đường bộ Lào Cai - Hà Nội với 4 làn đường của Ủy ban nhan dân tỉnh Lào Cai đã được Chính phủ phê duyệt, khi hoàn thành dự án trên cùng với việc xây dựng mới cầu qua sông Hồng thuộc vùng biên giới Lào Cai - Hà Khẩu thì tuyến đường bộ Hải Phòng - Lào Cai - Côn Minh sẽ là trục quan trọng thúc đẩy hoạt động thương mại giữa hai bên phát triển.

Nâng cấp và xây dựng tuyến đường bộ Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh thành đường cao tốc để đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại của hai bên. Về phía Trung Quốc đã hoàn thành đường cao tốc từ Nam Ninh - Bằng Tường. Về phía Việt Nam, Tỉnh Quảng Ninh có tuyến Hạ Long - Hải Dương - Hà Nội. Tỉnh Lạng Sơn hiện nay đã hoàn thành việc thi công tuyến đường quốc lộ 1, dài hơn 150 km, từ Lạng Sơn đi Hà Nội chỉ mất 3 giờ đồng hồ. Do tuyến đường nối liền với trung tâm của miền Bắc Việt Nam là Hà Nội ngắn và thuận tiện như vậy, cho nên hàng hóa từ Trung Quốc sang hoặc từ nội địa Việt Nam đưa sang Trung Quốc là rất thuận lợi.

Bên cạnh việc phát triển các tuyến đường chính, cần nhanh chóng thực hiện các dự án xây dựng và nâng cấp các tuyến đường bộ nội địa nối với cảng Hải Phòng và Quảng Ninh. Nâng cấp mở rộng tuyến đường quốc lộ dẫn vào cửa

101

khẩu chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh biên giới đến các trung tâm kinh tế tại thị trường nội địa như Hà Nội, Hải Phòng, Côn Minh, Nam Ninh… tạo điều kiện hơn nữa cho hàng quá cảnh tiếp cận nhanh chóng với hệ thống cảng biển Hải Phòng và Quảng Ninh.

e) Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại tại các cửa khẩu và

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thực tế ở Lạng Sơn (Trang 100 - 111)