Vài nét sơ lƣợc tình hình kinh tế chính trị, văn hoá, giáo dục của huyện Lục Nam.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 53)

2.1. Vài nét sơ lƣợc tình hình kinh tế chính trị, văn hoá, giáo dục của huyện Lục Nam. huyện Lục Nam.

Lục Nam là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có diện tích là 596,6 km2 cách trung tâm tỉnh Bắc Giang 23 km về phía đông, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Hải Dương, phía đông giáp huyện Lục Ngạn và Sơn Động, phía tây giáp hai huyện Yên Dũng và Lạng Giang. Lục Nam có 25 xã và 2 thị trấn, được chia làm 3 vùng : vùng rẻo cao (7 xã), đó là các xã: Bình Sơn; Lục Sơn; Trường Sơn; Vô Tranh; Nghĩa Phương; Trường Giang; Đông Hưng; vùng núi và chiêm trũng (18 xã ), đó là các xã: Cương Sơn; Huyền Sơn; Cẩm Lí; Vũ Xá; Đan Hội; Bắc Lũng; Tiên Hưng; Chu Điện; Phương Sơn; Yên Sơn; Lan Mẫu; Khám Lạng; Bảo Đài; Bảo Sơn; Thanh

Lâm; Tam Dị; Đông Phú; Tiên Nha; và 2 thị trấn là: thị trấn Lục Nam; thị trấn Đồi Ngô.

Giao thông Lục Nam có ba loại đường, đó là: đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Đường bộ có Quốc lộ 31 từ Bắc Giang đi qua các huyện Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động; Quốc lộ 17 nối từ Quốc lộ 1 (đoạn Kép huyện Lạng Giang) đi qua Lục Nam đến thị trấn Sao Đỏ, tỉnh Hải Dương. Đường sắt từ Hà Nội đi qua Bắc Giang, Lục Nam đến Hạ Long- Quảng Ninh. Đường thuỷ với tên sông Lục Nam cũng là tên huyện, từ Lục Ngạn chảy xuống qua Lục Nam và hợp lại với sông Thương. Mặc dù có nhiều đường giao thông nhưng đi lại còn gặp nhiều khó khăn, ít nhiều hạn chế đến sự phát triển giáo dục nói chung.

Tổng số dân hơn 250 nghìn người (năm 2004), với 9 dân tộc cùng sinh sống gồm : Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Sán Dìu, Sán Chỉ, Mường, Dao, Cao Lan, trong đó người Kinh chiếm đa số (86,6 %). Mật độ dân số 420 người/km2.

Về kinh tế: chủ yếu là kinh tế thuần nông nghiệp vườn đồi, trồng rừng và chăn nuôi cho nên đời sống kinh tế đại bộ phận nhân dân còn thấp, dẫn đến việc đầu tư cho giáo dục còn gặp nhiều khó khăn.

Về chính trị, xã hội: nhìn chung ổn định, đại đa số nhân dân và các cấp chính quyền đều có ý thức chăm lo tới sự nghiệp giáo dục. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giáo dục đào tạo ở địa phương.

Về phát triển giáo dục, trước khi đi vào trình bày sự phát triển giáo dục Lục Nam, tác giả xin được giới thiệu sơ lược tình hình phát triển giáo dục chung của tỉnh Bắc Giang. Trong những năm gần đây, công tác Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Bắc Giang có nhiều chuyển biến rõ nét cả về số lượng và chất lượng giáo dục góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của toàn tỉnh. Các cấp học, ngành học không chỉ có phát triển về qui mô trường lớp mà còn phát triển cả về các loại hình trường, về tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục

thường xuyên, dạy nghề của tỉnh được nâng cao. Nhiều năm liền là lá cờ đầu trong cả nước về công tác Giáo dục và Đào tào.

Theo số liệu thống kê năm học 2005-2006, toàn tỉnh có 10 huyện, thành phố với tổng số 782 trường và các trung tâm GDTX, HN-DN với 23 130 cán bộ giáo viên , trong đó có 19 876 cán bộ giáo viên trong biên chế, 3 005 cán bộ giáo viên mầm non ngoài biên chế, 249 cán bộ giáo viên các trường THPT ngoài công lập. Trong đó có: 240 trường Mầm non với 3.913 cán bộ giáo viên; 256 trường Tiểu học và 12 trường PTCS có tiểu học với 8.516 cán bộ giáo viên; 219 trường THCS và 12 trường PTCS có THCS với 7.777 người; cấp THPT có 41 trường (cả trường bán công, dân lập, tư thục, Dân tộc nội trú) với tổng số 2.086 cán bộ giáo viên. Tỉnh có 1 trường Cao đẳng Sư phạm với 206 CB CNVC hàng năm đào tạo và đào tạo lại cho toàn tỉnh hàng trăm giáo viên, đáp ứng phần nào nhu cầu đội ngũ giáo viên của tỉnh; có 1 trường trung cấp nghề với 422 người, thường xuyên đào tạo hàng trăm lao động với các ngành nghề, đáp ứng một phần nhỏ cho các xí nghiệp trong tỉnh; về Giáo dục thường xuyên có 1 trung tâm tỉnh, 9 trung tâm ở huyện, 1 trung tâm Ngoại ngữ- Tin học tỉnh, và 1 trung tâm Hướng nghiệp-dạy nghề cùng GDPT góp phần không nhỏ vào việc nâng cao dân trí của tỉnh.

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục về cơ bản đảm bảo yêu cầu và đạt trình độ chuẩn trở lên. Tỉ lệ đảng viên trong đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục là 90%. Về trình độ lí luận chính trị của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục từ trung cấp trở lên đạt 17%.

Chất lượng giáo dục ở các cấp học hàng năm đều tăng, tỉ lệ học sinh lên lớp và đỗ tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước.

Về cơ sở vật chất trang thiết bị hàng năm đều được tăng cường và bổ sung, hoàn thiện, góp phần không nhỏ và việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Tình hình phát triển giáo dục nói chung và GDTH nói riêng của huyện Lục Nam.

Trong những năm qua, giáo dục Lục Nam có những bước tiến đáng kể trong sự nghiệp giáo dục chung của tỉnh. Mạng lưới trường lớp được củng cố, duy trì và mở rộng phù hợp với điều kiện của từng vùng trong huyện, cho đến năm học 2005-2006 toàn huyện có 98 trường học, trong đó: Mầm non: 28 trường; Tiểu học:34 trường; PTCS: 2 trường; THCS: 26 trường; Dân tộc nội trú:1 trường; THPT:6 trường (4 trường Quốc lập; 1 trường Dân lập; 1 trường Tư thục); Trung tâm Giáo dục thường xuyên:1 trường và 27 trung tâm học tập cộng đồng. Đội ngũ cán bộ giáo viên toàn huyện theo số liệu báo cáo tổng kết năm học 2005-2006, tổng số toàn ngành có 3045 cán bộ giáo viên, nhân viên, trong đó:

- Mầm non: 454 người .Tỉ lệ 1,57 giáo viên /lớp 2 buổi/ ngày.

- Tiểu học có : 1178 người. Tỉ lệ giáo viên/ lớp ở cấp tiểu học là 1,04 giáo viên / lớp đại trà; 0,46 giáo viên / lớp 2 buổi / ngày.

-THCS có: 1100 người. Tỉ lệ 1,76 giáo viên /lớp (không tính nhạc – hoạ).

- THPT có: 313 người. Tỉ lệ 1,9 giáo viên /lớp hệ A.

Riêng cán bộ quản lí giáo dục các cấp có 245 người, trong đó khối mầm non có 65 người; cấp tiểu học có 97 người; cấp THCS có 70 người; cấp THPT có 10 người; khối GDTX có 3 người và khối phòng Giáo dục có 9 người.

Hàng năm đều có tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ.

Phong trào Giáo dục của huyện thường xếp thứ năm, hoặc thứ sáu trên tổng số 10 huyện, thành phố. Riêng cấp tiểu học thường xếp thứ năm toàn tỉnh sau thành phố Bắc Giang, các huyện Yên Dũng; Việt Yên; Tân Yên.

Giáo dục mầm non: Có nhiều cố gắng trong công tác huy động trẻ ra nhà trẻ và lớp Mẫu giáo ngày càng tăng cao, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng hàng năm đều tăng hơn năm trước. Đến năm học 2005-2006 đã huy động được 527 nhóm trẻ với 2436 cháu, đạt tỉ lệ 36,2% số trẻ trong độ tuổi,

tăng 6,3% so với năm học trước và vượt 1,4% kế hoạch Sở giao. Mẫu giáo thực hiện được 240 lớp với 7041 cháu, đạt tỉ lệ 82,0% số cháu trong độ tuổi, tăng 3,1% so với năm học trước và tăng 1% kế hoạch Sở giao. Đây là nguồn học sinh để nhà trường tiểu học làm căn cứ xây dựng kế hoạch cho các năm học tiếp theo.

Giáo dục tiểu học: Tuy số lớp và số học sinh ở cấp tiểu học có giảm so với những năm trước ( giảm tự nhiên, do tỉ lệ sinh những năm gần đây giảm mạnh), nhưng tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 ngày càng tăng cao, mấy năm trở lại đây đều đạt 100%. Năm học 2005-2006 toàn huyện thực hiện được 646 lớp với 16850 học sinh đạt 100% kế hoạch. Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, đã tổ chức mở 498 lớp 2 buổi/ ngày, với 12785 học sinh đạt 77,4%, tăng 21,6% so với năm học trước. Triển khai dạy ngoại ngữ ở 27/36 trường tiểu học, tổ chức dạy thí điểm Tin học tiểu học cho học sinh khối 3 tại trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô. Duy trí sĩ số đạt 100% trong nhiều năm. Ở các cấp học khác cũng đều thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm mà ngành giáo dục huyện đã đề ra trong công tác phát triển trường lớp, học sinh .

Về công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, công tác phổ cập trung học cơ sở và công tác triển khai phổ cập THPT tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh. Tháng 11/1995 tỉnh Bắc Giang được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chông mù chữ; tháng 6/2003 tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi với 8/10 huyện thị, trong đó có huyện Lục Nam. Cho đến nay ở Lục Nam có 100% trẻ 11 tuổi được học tiểu học, trong đó 98,6% đã tốt nghiệp và hoàn thành chương trình tiểu học, tăng 8,6% so với năm 2003. Hiệu quả giáo dục sau 5 năm đạt 99,3% đạt 100% kế hoạch năm học 2005-2006. Chất lượng giáo dục toàn diện được phát triển.

Cấp học THCS , huyện Lục Nam được công nhận đạt chuẩn PCGD THCS tháng 10/2003 ( cùng thời điểm công nhận tỉnh đạt chuẩn PCGD THCS ), hàng năm số học sinh tốt nghiệp và hoàn thành chương trình tiểu học đều được tuyển 100% vào THCS. Năm học 2005-2006 có 507 lớp với 19506 học sinh, tỉ lệ thanh thiếu niên tốt nghiệp THCS đạt 88,8%, tăng 8,7% so với năm 2003.

Giáo dục PTTH: hàng năm đều phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng giáo dục, có khoảng 70% số học sinh tốt nghiệp THCS được thi tuyển vào lớp 10, chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ, tỉ lệ học sinh giỏi các cấp và tỉ lệ học sinh tốt nghiệp và tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng hàng năm đều tăng cao hơn năm trước. Kế hoạch phổ cập THPT đã và đang triển khai thực hiện, dự kiến huyện Lục Nam phấn đấu đạt phổ cập THPT vào năm 2011.

Công tác Giáo dục thường xuyên cũng ngày càng được quan tâm phát triển, hàng năm đều huy động học viên ra lớp bổ túc đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Chất lượng giáo dục cũng không ngừng được nâng lên.

Các trung tâm học tập cộng đồng duy trì và hoạt động thường xuyên. Về công tác đổi mới GDPT: từ năm học 2002-2003 đến nay công tác này hàng năm được triển khai thực hiện thường xuyên không chỉ trong dịp hè mà còn tiến hành trong suốt năm học.

Việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là nhiệm vụ hàng đầu. Hàng năm các cấp học đều thực hiện và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tuy nhiên tỉ lệ có tăng giảm theo yêu cầu, chỉ tiêu cụ thể của từng năm học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung chất lượng giáo dục toàn diện đã được các trường quan tâm và có nhiều chuyển biến và dần dần đi vào thực chất, nhưng còn có nhiều sự chênh lệch giữa các trường, giữa các vùng trong huyện.

Trong những năm vừa qua, phòng Giáo dục và các nhà trường đã có nhiều sự quan tâm, thường xuyên củng cố, xây dựng và phát triển đội ngũ

giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục theo tinh thần Chỉ thị 40/CT - TW của Ban Bí thư Trung ương khoá IX. Kết quả năm học 2005-2006 đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đã yên tâm công tác, tận tuỵ với nghề, giữ gìn phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức phấn đấu vươn lên, có tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Các tổ chức trong nhà trường như: Công đoàn; Đoàn Thanh niên; Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh được củng cố, ổn định và đã có sự phối kết hợp chặt chẽ, hoạt động có hiệu quả, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.

Việc xây dựng cơ sở vật chất trường học và xây dựng trường chuẩn đã có nhiều tiến bộ. Tỉ lệ kiên cố hoá trường lớp tăng đáng kể, không còn tình trạng phòng học tạm, học nhờ ở các nhà trường. Đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các trường trong huyện tới 1,1 tỉ đồng. Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia cũng được đẩy mạnh, tính đến tháng 6/ 2006 đã được công nhận 10 trường chuẩn Quốc gia, đưa tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 21 trường trong phạm vi toàn huyện, trong đó có 9 trường tiểu học, một trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô đạt chuẩn mức 2 đầu tiên của tỉnh Bắc Giang.

Tóm lại, giáo dục Lục Nam năm qua đã đạt được những thành quả đáng kể như :

Thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu về công tác phát triển, củng cố mạng lưới trường lớp, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ PC GDTH ĐĐT và PC THCS.

Chất lượng giáo dục toàn diện được ổn định, chất lượng văn hoá bước đầu chuyển dần đến thực chất. Hiện tượng gian lận trong thi cử, trong đánh

giá, xếp loại học sinh đang được giảm dần. Đổi mới GDPT đã có những bước tiến nhất định đang ngày càng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Có lập trường tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có tâm huyết với nghề, tích cực phấn đấu vươn lên trong công tác cũng như trong cuộc sống.

Tỉ lệ kiên cố hoá trường lớp tăng nhanh, cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị dạy học dần được bổ sung hoàn thiện, công tác xây dựng trường chuẩn đang trở thành phong trào tích cực của các đơn vị trường học trong huyện.

Công tác xã hội hoá Giáo dục đang phát triển mạnh. Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đã trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.

Bên cạnh những thành quả trên, giáo dục Lục Nam vẫn còn một số tồn tại, yếu kém như:

Công tác quản lí chỉ đạo từ Phòng đến trường còn nhiều hạn chế bất cập. Một bộ phận cán bộ chuyên viên Phòng Giáo dục làm việc còn thiếu năng động, thiếu sáng tạo trong quản lí tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ quản lí trường học năng lực hạn chế, ý thức trách nhiệm chưa cao, tham mưu đề xuất với các cấp quản lí chưa kịp thời, thiếu sáng tạo; quản lí cán bộ, quản lí chuyên môn nhiều lúc còn lỏng lẻo, lơ là, tuỳ tiện, chưa nghiêm túc, chưa bám sát kế hoạch, còn nặng về thành tích cá nhân.

Còn một số cán bộ giáo viên suy thoái về phẩm chất đạo đức, thiếu ý thức trách nhiệm, năng lực chuyên môn yếu, không tích cực đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện qui chế chuyên môn chưa nghiêm túc; thi cử, đánh giá xếp loại học sinh chưa đúng thực chất, còn chạy theo thành tích.

Chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều chuyển biến nhưng chưa mạnh, chưa rõ nét ở một số trường. Công tác phối kết hợp giáo dục với phụ huynh học sinh, với cộng đồng có lúc, có nơi còn chưa tốt, chưa được coi trọng.

Cơ sở vật chất trường học có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu các phòng chức năng, chất lượng một số cơ sở vật chất, trạng thiết bị chưa thực sự tốt, ít nhiều có ảnh hưởng đến công tác giáo dục.

Công tác thanh tra, kiểm tra, thi đua triển khai thực hiện còn chưa nghiêm túc, ít tác dụng, nặng về thành tích thi đua ở một số đơn vị, cá nhân.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 53)