Nội dung quản lý đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 44)

Quản lí nguồn nhân lực là chức năng quản lí giúp cho người quản lí tuyển mộ, lựa chọn, huấn luyện và phát triển các thành viện của tổ chức.

Bản chất nguồn nhân lực là toàn bộ chuyên môn mà con người tích luỹ được. Quản lí nguồn nhân lực là quản lí nguồn lực chuyên môn của họ, tổng thể tiềm năng lao động của tổ chức (chứ không phải là quản lí nhân sự), để đem lại hiệu quả cao và đạt được mục tiêu của tổ chức. Vì vậy phải có sự đầu tư, bồi dưỡng tiềm năng của những lao động đó. Tuỳ theo năng lực và trình độ của người lao động mà sử dụng người này, người kia vào những công việc này hoặc việc khác.

Quản lí nguồn nhân lực trong nhà trường, cơ sở giáo dục chính là quản lí nguồn lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên - công nhân viên trong nhà trường.

Đây cũng chính là điều mà tác giả tâm đắc nhất. Bởi đây cũng là nội dung quản lí đầy khó khăn và phức tạp đối với công tác quản lí ở cấp cơ sở trong nhà trường nói chung và nhà trường tiểu học nói riêng hiện nay. Nguồn nhân lực của trường tiểu học Việt Nam hiện nay là do sự phân bổ, điều động của các cấp quản lí ngoài nhà trường; nhà trường tiểu học không được phép chủ động về nguồn nhân lực của mình, thực trạng này dẫn đến nhiều khó khăn, bất cập trong quản lí đội ngũ giáo viên . Đây cũng là vấn đề cần được xem xét và giải quyết kịp thời.

Đồng thời nhà trường cũng không có quyền xa thải những lao động yếu kém, không hiệu quả. Mặc dù vẫn có đủ 7 quá trình quản lí nguồn nhân lực trong nhà trường như: Kế hoạch hoá nguồn nhân lực; tuyển mộ; lựa chọn; sắp xếp, bố trí; đánh giá; phát triển; thăng thưởng, đào thải. Tuy nhiên để quản lí nguồn nhân lực có hiệu quả trong mọi hoạt động có sự biến đổi này từ những hoạt động thực thi công việc của con người đều có sự phụ thuộc vào năng lực, động cơ, nhận thức vai trò và tập hợp các yếu tố tình huống khác nhau thì người quản lí không nên quá cứng nhắc mà phải linh hoạt sáng tạo trong hoạt động quản lí của mình. Phải biết kết hợp các quan điểm quản lí như quản lí theo cách tiếp cận hiệu quả, quản lí theo cách tiếp cận kết quả, quản lí phù hợp và quản lí đáp ứng, bởi vậy nhà quản lí cũng phải liên tục đổi mới các phương pháp quản lí, lãnh đạo của mình sao cho thích ứng và phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nguồn nhân lực đó để tạo ra hiệu quả tốt nhất cho tổ chức, cho nhà trường của mình.

Trong các mô hình quản lí mỗi mô hình đều có mặt mạnh và mặt yếu của nó, tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi tổ chức mà có sự lựa chọn, vận dụng sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

Cũng từ sự khác biệt trong quản lí nguồn nhân lực là tạo ra sự khuyến khích đủ mạnh để người lao động chủ động làm việc. Cơ sở chính của việc quản lí nguồn nhân lực là sự tham gia, phối hợp, cam kết và hệ thống niềm tin giá trị.

Để quản lí đội ngũ giáo viên một cách khoa học; đánh giá, xếp loại giáo viên một cách công bằng và chính xác, Bộ Nội vụ đã có Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành qui chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập.

Việc đánh giá, xếp loại giáo viên nhằm mục đích làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm căn cứ để các cấp quản lí giáo dục bố trí,sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên.

Nội dunh đánh giá được nêu rõ trong Điều 5 của qui chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập như sau:

Việc đánh giá, xếp loại giáo viên sau một năm học phải căn cứ vào các qui định tại Điều 4 của qui chế này về các mặt:

1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: a. Nhận thức tư tưởng, chính trị;

b. Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước;

c. Việc chấp hành qui chế của ngành, qui định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động;

d. Giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của giáo viên; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân;

đ. Tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.

a. Khối lượng, chất lượng, hiệu quả giảng dạy và công tác trong từng vị trí, từng thời gian và từng điều kiện công tác cụ thể;

b. Tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác; tinh thần phê bình, tự phê bình.

3. Khả năng phát triển ( về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lí và hoạt động xã hội vv… ).

Về tiêu chuẩn xếp loại Điều 6 nêu :

1. Tiêu chuẩn xếp loại về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: a. Loại tốt là những giáo viên đạt các yêu cầu sau:

- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Gương mẫu thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của cán bộ, công chức, các qui định của Điều lệ nhà trường, Qui chế về tổ chức hoạt động của nhà trường;

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

- Sống mẫu mực, trong sáng; có uy tín cao trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; có ảnh hưởng tốt trong nhà trường và ngoài xã hội.

b. Loại khá: Là những giáo viên đạt các yêu cầu sau: - Chấp hành đầy đủ chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của cán bộ, công chức, các qui định Điều lệ nhà trường, Qui chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường;

- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

c. Loại trung bình: Là những giáo viên đạt các yêu cầu sau: - Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của cán bộ, công chức, các qui định Điều lệ nhà trường, Qui chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường;

- Hoàn thành các nhiệm vụ được giao;

- Còn thiếu sót trong kỉ luật lao động, nề nếp chuyên môn và lối sống, có khuyết điểm nhưng chưa đến mức độ khiển trách;

- Uy tín trong đồng nghiệp và học sinh chưa cao.

d. Loại kém: Là những giáo viên vi phạm một trong các trường hợp sau:

- Không chấp hành đầy đủ chính sách, pháp luật của Nhà nước; - Còn thiếu sót về đạo đức lối sống;

- Không hoàn thành các nhiệm vụ được giao; - Bị xử lí kỉ luật từ hình thức khiển trách trở lên;

- Không còn tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân. 2. Tiêu chuẩn xếp loại về chuyên môn, nghiệp vụ:

Tất cả giáo viên của các cơ sở giáo dục qui định tại Khoản 1 Điều 1 của Qui chế này đều được đánh giá xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ định kì một lần trong năm học ở cấp trường để xếp thành 04 loại: tốt, khá, trung bình, kém. Kết quả đánh giá, xếp loại chuyên môn , nghiệp vụ là tiêu chuẩn quan trọng để phân loại giáo viên sau đánh giá.

Nội dung tiêu chuẩn cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ của loại tốt, khá, trung bình, kém theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Qui chế đánh giá xếp loại chuyên môn , nghiệp vụ của giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, giáo viên của trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kĩ thuật tổng hợp – hướng nghiệp và Hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy ở bậc trung học). [ Qui chế đánh giá, xếp loại giáo viên/ cẩm nang pháp luật ngành GD&ĐT , trang10-11].

Đối với giáo viên tiểu học thực hiện theo qui định tại các Điều 4; 5; 6 và Điều 7 của “Qui chế đánh giá, xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên tiểu học” ban hành theo quyết định số 48/2000/QĐ/BGD&ĐT ngày 13/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó tên gọi loại đạt

yêu cầu và loại chưa đạt yêu cầu trong Quyết định số 48/2000/QĐ/BGD&ĐT

tương ứng với loại trung bình và kém trong quyết định số 06/2006/QĐ-BNV. Cụ thể như sau:

Trong Điều 4 có nêu: Nội dung đánh giá, xếp loại chuyên môn – nghiệp vụ giáo viên tiểu học bao gồm kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân

công về giảng dạy, giáo dục và kết quả đánh giá tiết dạy của giáo viên tiểu

học.

Tại Điều 5 có qui định là: Kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công về giảng dạy và giáo dục của giáo viên tiểu học được đánh giá theo 3 tiêu chí cụ thể như sau:

Thứ nhất là việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy: - Thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học. - Chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh.

- Mức độ tiến bộ của từng học sinh qua từng học kì và cả năm căn cứ vào tỉ lệ xếp loại học lực và hạnh kiểm.

Thứ hai là việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động giáo dục khác:

- Đảm bảo sĩ số, quản lí việc học tập và rèn luyện của học sinh. Quản lí hồ sơ, sổ sách. Thực hiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh , xây dung nề nếp, rèn luyện thói quen tốt, giúp đỡ các học sinh cá biệt.

- Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

Và thứ ba là công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

- Tham gia các hoạt động chuyên môn của nhà trường, của tổ chuyên môn.

- Tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng năm theo yêu cầu của các cấp.

- Tham gia học tập để đạt chuẩn và nâng cao trình độ đào tạo.

Điều 6 nói đến việc phân loại: Kết quả đánh giá tiết dạy được chia làm bốn loại: tốt, khá, đạt yêu cầu ( trung bình) và chưa đạt yêu cầu ( kém). Mỗi giáo viên được đánh giá xếp loại 3 tiết dạy ( một tiết toán, một tiết tiếng Việt, và một tiết tự chọn trong các môn học còn lại). Việc đánh giá tiết dạy của giáo viên căn cứ vào phiếu đánh giá tiết dạy dựa trên 3 tiêu chí cụ thể sau:

Tiêu chí 1. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tiết học. Yêu cầu đó được qui định bởi Sách giáo khoa, tài liệu “Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng”, các văn bản chỉ đạo của Vụ Tiểu học và phù hợp với đặc điểm đối tương học sinh. Cụ thể:

- Tổ chức cho học sinh lĩnh hội chính xác, đầy đủ và có hệ thống những kiến thức cơ bản của tiết học.

- Thực hành rèn luyện những kĩ năng chủ yếu, phù hợp với nội dung của tiết học, phù hợp với yêu cầu của môn học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện giáo dục tình cảm và thái độ phù hợp với nội dung của tiết học, phù hợp với đối tượng học sinh .

Tiêu chí 2. Phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn và yêu cầu của tiết học, với lứa tuổi của học sinh tiểu học và đặc điểm của lớp dạy. Cụ thể:

- Tiến trình của tiết học hợp lí, các hoạt động dạy học của thày và trò diễn ra tự nhiên, hiệu quả.

- Quan tâm đến các loại đối tượng học sinh của lớp học: khích lệ và tổ chức cho mọi học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp, giúp đỡ kịp thời những học sinh còn yếu và có khó khăn trong học tập, tạo điều kiện cho mọi học sinh lĩnh hội tốt kiến thức và rèn luyện kĩ năng.

- Sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng dạy học hợp lí, đạt hiệu quả cụ thể.

Tiêu chí 3. Hiệu quả tiết dạy rõ ràng, hầu hết học sinh hiểu bài, thực hiện được những kĩ năng chủ yếu của bài học, có tình cảm và thái độ đúng.

Việc đánh giá, xếp loại chung Điều 7 có ghi: Giáo viên tiểu học được đánh giá, xếp loại về chuyên môn-nghiệp vụ dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể sau:

1. Loại tốt: Hoàn thành tốt các tiêu chí của 2 nội dung: thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và kết quả đánh giá các tiết dạy. Cụ thể là:

- Đảm bảo dạy đúng nội dung chương trình và kế hoạch dạy học. Chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh theo đúng qui định. Kết quả học tập của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động khác. Thường xuyên tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Tổ chức cho học sinh lĩnh hội vững chắc các kiến thức cơ bản, rèn luyện những kĩ năng chủ yếu, giáo dục tình cảm tốt. Sử dụng hợp lí phương pháp dạy học làm cho tiết dạy tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả. Kết quả 3 tiết dạy được khảo sát tối thiểu phải có 2 tiết đạt loại tốt và một tiết đạt loại khá.

2. Loại khá: Hoàn thành đầy đủ các tiêu chí của 2 nội dung: thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và kết quả đánh giá các tiết dạy. Cụ thể là:

- Đảm bảo dạy đúng nội dung chương trình và kế hoạch dạy học. Chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh theo đúng qui định. Kết quả học tập của học sinh trong lớp có tiến bộ. Hoàn thành công tác chủ nhiệm lớp và các

hoạt động khác. Có ý thức tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản chính xác và đầy đủ, rèn luyện các kĩ năng chủ yếu. Có ý thức về việc giáo dục tình cảm cho học sinh . Phương pháp dạy học phù hợp với nội dung tiết học. Kết quả 3 tiết dạy được khảo sát tối thiểu phải có 2 tiết đạt loại khá trở lên và một tiết đạt yêu cầu.

3. Loại đạt yêu cầu ( trung bình): Hoàn thành tương đối đầy đủ các tiêu chí của 2 nội dung: thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và kết quả đánh giá các tiết dạy. Cụ thể là:

- Đảm bảo dạy đúng nội dung chương trình và kế hoạch dạy học. Chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh theo đúng qui định. Hoàn thành công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động khác ở mức độ trung bình. Có ý thức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhưng chưa thật cao.

- Việc tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản và rèn luyện các kĩ năng còn những sai sót nhỏ. Có ý thức vận dụng các phương pháp dạy học, xong chưa nhuần nhuyễn. Kết quả 3 tiết dạy được khảo sát tối thiểu phải có 2 tiết đạt yêu cầu trở lên.

4. Loại chưa đạt yêu cầu ( Loại kém): Hoàn thành chưa đầy đủ các tiêu chí của 2 nội dung: thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và kết quả đánh

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 44)