Chất lượng cán bộ quản lí giáo dục cấp tiểu học.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 64)

Cơ bản đội ngũ cán bộ quản lí luôn luôn gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Hoàn thành mọi công việc được giao. Có tinh thần trách nhiệm và thường xuyên phối hợp công tác tốt với đồng nghiệp, với các cơ quan có liên quan. Trung thực, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, trong sáng. Có tinh thần ý thức học tập bồi dưỡng nâng cao về mọi mặt trong công tác. Có tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân tốt.

Những điểm mạnh của đội ngũ cán bộ quản lí các trường học đó là việc tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt các yêu cầu qui định của ngành như xây dựng kế hoạch , tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn, có kiểm tra đánh giá một cách công bằng và khách quan, thực hiện tốt các chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều cán bộ quản lí có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo, linh hoạt trong quản lí chuyên môn cũng như trong việc tham mưu với cơ quan chuyên môn các cấp, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp các ngành để đưa phong trào giáo dục của đơn vị ngày càng phát triển. Tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lí đáp ứng dần các yêu cầu đặt ra của xã hội.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục các trường học vẫn còn có những hạn chế bất cập như: Công tác quản lí chỉ đạo có lúc, có nơi chưa thông suốt, làm việc còn thiếu năng động, chưa sáng tạo; một bộ phận ý thức trách nhiệm chưa cao, năng lực hạn chế, thiếu nhạy bén; quản lí chuyên môn tuỳ có nơi có lúc thực hiện còn lỏng lẻo, tuỳ tiện, chưa nghiêm túc, tính kế hoạch không cao; công tác kiểm tra, đánh giá chưa có tác dụng thúc đẩy giáo viên phấn đấu vươn lên; công tác thi đua còn hời hợt, hiệu quả tác dụng chưa cao, có nơi cán bộ quản lí còn làm chất lượng ảo, chạy theo thành tích. Thành tích này không đơn thuần chỉ của nhà trường mà còn là thành tích của cả cấp uỷ, chính quyền địa phương nơi trường đóng. Công tác phối hợp chỉ

đạo thực hiện giữa các đoàn thể trong một số nhà trường chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ dẫn đến chất lượng công tác giáo dục ở những đơn vị ấy thấp.

Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch của trường chưa sát với thực tế, còn mang nặng tính hình thức. Phương pháp quản lí còn nặng về kinh nghiệm cá nhân, các biện pháp thực hiện chưa kích thích được người giáo viên phấn đấu vươn lên. Bản thân cán bộ quản lí nhất là số đông hiệu trưởng ít quan tâm đến công tác chuyên môn, phó mặc cho hiệu phó chuyên môn, trao quyền cho cấp dưới nhưng không tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt được nhiệm vụ của mình.

Theo đánh giá của nhóm chuyên gia dự án Jica thì những điểm yếu của giáo viên là: “Làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các tài liệu dạy học; Làm thế nào để đánh giá thành tích học tâp của học sinh ; Sử dụng SGK như thế nào; Tiếp cận, ứng xử thế nào với học sinh trong giờ học” thì đội ngũ “hiệu trưởng lại nắm vấn đề này còn yếu hơn cả các giáo viên” và đây còn là điều ngạc nhiên vì ở họ không có chuyện ấy.

Cũng xin được nêu rõ thêm bệnh thành tích còn có phần chịu ảnh hưởng của cấp uỷ đảng chính quyền địa phương. Thực tế ở địa phương hiện nay, ngoài việc quản lí chuyên môn theo ngành dọc, các trường tiểu học còn phải chịu sự quản lí của các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương. Các xã muốn đạt được các danh hiệu thi đua các cấp thì các ban ngành, đoàn thể trong xã (có tỉ lệ nhất định) cũng phải đạt được các danh hiệu thi đua các cấp. Chi, Đảng bộ muốn đạt trong sạch vững mạnh thì ít nhất các nhà trường phải đạt trường tiên tiến. Và nhà trường không tránh khỏi là một trong những đơn vị được cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương giao chỉ tiêu, nhiệm vụ phải đạt được những thành tích thi đua mà ít quan tâm đến việc con em của nhân dân mình học được những gì. Cũng cần phải thấy rằng cán bộ quản lí cấp xã, chế độ dân bầu làm tốt thì được hai khoá, nếu không thì một khoá là xong, cho nên họ có thể làm được gì có để lại dấu ấn tốt là họ thực hiện, bởi

họ cũng hiểu kết quả học tập của học sinh là cả một quá trình lâu dài mà thành tích đâu phải của họ. Cho nên họ có thể yêu cầu các nhà quản lí trường học phải thực hiện, bởi đây là đơn vị dễ thực hiện hơn để đạt mục đích. Các nhà quản lí trường học không cách nào khác là phải thực hiện, vì nếu có thực hiện theo yêu cầu của họ mới tranh thủ được sự ủng hộ của họ, của các ban ngành đoàn thể trong xã.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)