3.2.3.1.Nâng cao hiệu quả giao tiếp giữa giáo viên với hiệu trưởng, hiệu phó.
Nâng cao hiệu quả giao tiếp giữa giáo viên với hiệu trưởng, hiệu phó sẽ góp phần mở rộng nhận thức và tư duy cho các đối tượng. Mọi thông tin giao tiếp sẽ giúp cho giáo viên nâng cao hiệu quả dạy học cũng như các lĩnh vực khác và nó cũng giúp cho đội ngũ cán bộ quản lí mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lí nhà trường tiến tới đạt mục tiêu giáo dục.
* Nội dung biện pháp:
Nếu chỉ có sống chung trong một ngôi nhà giáo dục không thôi thì chưa đủ, mọi người cần có sự thông cảm với nhau, chia sẻ và hiểu nhau hơn. Cộng đồng học tập không thể hình thành nếu thiếu mục đích chung, giao tiếp sẽ là rất cần thiết, nó không thể thiếu được, vì giao tiếp mở rộng sẽ làm trí tưởng tượng thêm phong phú, tư duy trở nên chính xác và sinh động hơn. Các giáo viên chia sẻ thông tin với nhau về phương pháp dạy học, về giáo dục học sinh như thế nào để có hiệu quả. Bất cứ nơi nào trong cộng đồng cũng là nơi giáo viên có thể tìm cách cải thiện học tập của học sinh. Nếu nhà quản lí nào cũng biết tạo cơ hội cho giáo viên được giao tiếp với nhau và giao tiếp với hiệu trưởng về mọi lĩnh vực từ công tác giảng dạy đến quản lí việc học tập của học sinh như thế nào cho tốt thì sẽ giúp giáo viên không ngừng cải tiến kế hoạch bài giảng, tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng công sức của mình vào việc giảng dạy và giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao đó mới là điều quan trọng nhất của các nhà quản lí. Nhà trường hiệu quả là nhà trường liên tục có những thông tin giao tiếp đều đặn, thường xuyên giữa các giáo viên với nhau và giữa các nhà quản lí với giáo viên trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường. Muốn vậy người quản lí phải đổi mới phương pháp làm việc, phải thực sự là tấm gương cho cả giáo viên và học sinh.
Điều kiện để thực hiện biện pháp là đội ngũ các nhà quản lí phải thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu, đối thoại về các vấn đề không chỉ
trong mà cả ngoài nhà trường, phải là những người đi đầu và mạnh dạn đưa ra các tình huống, tạo cơ hội cho giáo viên được trao đổi, học hỏi. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả giao tiếp.
3.2.3.2. Mở rộng giao tiếp giữa nhà trường với phụ huynh và cộng đồng xã hội.
*Ý nghĩa biện pháp:
Một điều rất quan trọng mà người quản lí cần nhớ thực hiện đó là phải tăng cường mở rộng giao tiếp về việc học tập của từng học sinh trong và ngoài nhà trường. Tăng cường mở rộng giao tiếp không những giúp nhà trường, phụ huynh và cộng đồng nắm vững tình hình học tập của từng học sinh mà còn giúp các em nhiều hơn trong học tập. Bởi ở đâu cũng là nơi để các em tìm tòi học tập. Nhà trường và người lớn phải xây dựng cho các em một môi trường học tập lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em học tập tốt.
* Nội dung biện pháp:
Việc đưa thông tin về học tập của các em xem các em đã học được gì ở trường cũng như xem các em học những gì ở nhà và trong cộng đồng, sẽ giúp các em tăng thêm ý thức học tập ở mọi lúc, mọi nơi. Việc làm đó là hoạt động trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan và có thể hợp tác với nhau, chăm lo cho việc học của học sinh. Vì vậy nhà trường, phụ huynh và cộng đồng phải là những đối tác liên hệ chặt chẽ với nhau, thường xuyên với nhau trong việc phối kết hợp giáo dục học sinh. Điều này không chỉ riêng giáo viên mà còn cả cán bộ quản lí trường học cùng chung sức tham gia thực hiện và phải đặc biệt chú ý thu hút sự tham gia của các bậc phụ huynh, của cộng đồng vào hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Điều kiện để thực hiện biện pháp là nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên được giao lưu thông qua các cuộc tiếp xúc với phụ huynh, với cộng
đồng, phải xây dựng nhà trường thực sự là trung tâm văn hoá giáo dục của cả cộng đồng.