Độc tính của cây trúc đào

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học, độc tính cây Ngón hoa trắng (Nhài bắc) và cây Trúc đào ở Việt Nam phục vụ cho giám định hóa pháp (Trang 37 - 39)

Trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao và chứa nhiều hợp chất độc, nhiều hợp chất trong số này có thể gây tử vong ở ngƣời, đặc biệt là trẻ em. Độc tính của trúc đào đƣợc coi là cực kỳ cao và đã có nhiều thông báo cho thấy trong một số trƣờng hợp chỉ cần một lƣợng nhỏ cũng đã đủ gây hậu quả tử vong hay

cận kề tử vong. Đáng kể nhất trong số các chất độc này là oleandrin và neriin, hai chất này là glycosid tim. Chúng có mặt trong toàn bộ các bộ phận của loài cây này. Ngƣời ta cũng cho rằng trúc đào còn có thể chứa nhiều hợp chất chƣa rõ hay chƣa đƣợc nghiên cứu khác và chúng có các tác động còn nguy hiểm hơn. Vỏ cây trúc đào chứa rosagenin, có các tác động tƣơng tự nhƣ strychnin có trong cây mã tiền [55]. Toàn bộ cây này, bao gồm cả nhựa cây màu trắng sữa là rất độc và bất kỳ bộ phận nào đều có thể gây các phản ứng có hại cho sức khỏe. Ngƣời ta cho rằng chỉ cần ăn từ 10-20 lá trúc đào thì một ngƣời lớn cũng có thể bị nguy hiểm đến tính mạng và chỉ cần 1 chiếc lá cũng có thể gây tử vong ở trẻ em. Theo Hệ thống giám sát phơi nhiễm độc hại (Toxic Exposure Surveillance System - TESS) năm 2002 đã có 847 trƣờng hợp ngộ độc tại Mỹ có liên quan tới Trúc đào. Ở nhiều động vật, khoảng 0.5 mg/kg thể trọng đã gây tử vong, trong đó LD50 của oleandrin là 250µg/kg mèo qua đƣờng uống. Tất cả các động vật đều có thể chịu các phản ứng có hại hay tử vong từ loài cây này. Ngoài ra, ngƣời ta cũng biết rằng trúc đào còn lƣu giữ các chất độc ngay cả khi các bộ phân của cây đã khô. Các bộ phận khô của loài cây này vẫn rất nguy hiểm cho các động vật nhƣ cừu, ngựa, bò và các động vật gặm cỏ khác, với chỉ 100 g lá khô cũng đủ giết chết cả một con ngựa trƣởng thành [21], [45], [55].

Mặt khác, James A. Downer và Arthur Craigmill cũng đã nghiên cứu sự phân hủy oleandrin trong lá trúc đào và cũng xác định đƣợc thời gian phân hủy của oleandrin khoảng 50 ngày và hàm lƣợng oleandrin còn lại khoảng 10%, bằng cách lấy lá trúc đào tƣơi rồi dùng phƣơng pháp ủ phân để xác định thời gian phân hủy của oleandrin. Các tác giả cũng đã nghiên cứu đƣợc giới hạn phát hiện oleandrin bằng phƣơng pháp HPLC là 0,01ppm đến 0,05ppm [59], điều này rất thuận lợi trong việc giám định hóa pháp các nạn nhân ngộ độc trúc đào.

Qua tình hình nghiên cứu về độc tính nêu trên thì trong giám định hóa pháp nạn nhân ngộ độc trúc đào cần phải có chất đối chiếu, từ đó có thể xây dựng đƣợc quy trình giám định phục vụ cho công tác giám định tƣ pháp và cấp cứu các nạn nhân ngộ độc trúc đào.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học, độc tính cây Ngón hoa trắng (Nhài bắc) và cây Trúc đào ở Việt Nam phục vụ cho giám định hóa pháp (Trang 37 - 39)