Có chính sách thu hút thêm khách hàng và mở rộng thị phần

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cơ khí – Điện thủy lợi Hà Nội (Trang 80 - 86)

III. Bất đông sản đầu tư

b. Đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng các công trình thi công

3.2.2.2 Có chính sách thu hút thêm khách hàng và mở rộng thị phần

Với đặc điểm kinh doanh của Công ty thì việc thu hút thêm khách hàng nên thực hiện từ việc nâng cao chất lượng các công trình hiện tại để tạo uy tín cho Công ty, nên có những phòng ban nghiên cứu kỹ về công trình sắp đấu thầu và nghiên cứu về các đối thủ tham gia đấu thầu để đưa ra các phương án và giá thầu hợp lý làm tăng khả năng trúng thầu mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận của các gói thầu.

Ngoài ra Công ty nên đầu tư vào nghiên cứu khoa học, nhằm sản xuất và chế tạo được các chi tiết phụ tùng mới, nâng cao khả năng thi công xây dựng công trình đáp ứng để được nhiều nhu cầu của khách hàng, giúp nâng cao sức cạnh tranh làm cơ sở tăng doanh thu và lợi nhuận cũng như HQKD của Công ty.

3.3 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC

Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo cho các doanh nghiệp HĐKD có hiệu quả. Để các doanh nghiệp HĐKD có hiệu quả, nhà nước cần tạo ra môi trường kinh doanh pháp lý thuận lợi và phù hợp.

Như đã trình bày ở trên, hoạt động của Công ty Cơ khí-Điện Thủy lợi còn có rất nhiều khó khăn trở ngại về môi trường kinh doanh, công nghệ, sức cạnh tranh trên thị trường…Vì vậy, em xin có một số kiến nghị sau với Nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Cơ khí – Điện Thủy lợi có thể nâng cao HQKD trong những năm tới:

- Kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả

Hiện nay, lạm phát tăng cao đang là vấn đề đe dọa đến HĐKD của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty Cơ khí- Điện Thủy lợi nói riêng. Lạm phát ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào từ đó làm tăng chi phí kinh doanh làm cho HQKD của Công ty bị sụt giảm. Hơn nữa, lạm phát còn làm hạn chế đầu tư từ đó ảnh hưởng đến thị trường đầu ra của Công ty. Do đó, cần thiết phải có sự tham gia của Nhà nước trong việc, kiềm chế lam phát và bình ổn giá cả để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cơ khí-Điện Thủy lợi nói riêng.

- Nhà nước nên có các chính sách để ổn định tỷ giá.

Do Công ty phải thường xuyên nhập khẩu nguyên vật liệu và phụ tùng máy móc, nên tỷ giá hối đoái là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào và hiệu quả hoạt động của Công ty, vì vậy một tỷ giá ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty nâng cao HQKD.

- Nhà nước nên có các chính sách bảo hộ các doanh nghiệp trong nước

Việc Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO đã tạo cho Công ty thêm nhiều áp lực về cạnh tranh nhất là trong điều kiện công ty trong nước còn hạn chế về nguồn vốn và công nghệ. Vì vậy các chính sách bảo hộ sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty Cơ khí – Điện Thủy lợi thu hẹp được khoảng cách với các doanh nghiệp nước ngoài khi nền kinh tế của đất nước đang từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

- Nhà nước cần có biện pháp nâng cao hiệu quả và tốc độ giải ngân,có hỗ trợ về đào tạo lao động và nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Việc nâng cao hiệu quả và tốc độ giải ngân sẽ đảm bảo cho dự án đầu tư chiều sâu của Công ty được thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra Nhà nước nên có chương trình giáo dục và đào tạo tay nghề lao động để cung cấp nguồn lao động có chất lượng cho Công ty Cơ khí – Điện Thủy lợi nói riêng và các doanh nghiệp nói chung nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế, vì vậy Nhà nước cần nâng cấp hệ thống đường xá giao thông và thông tin liên lạc để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và nâng cao HQKD của mình.

KẾT LUẬN

Nâng cao HQKD thực sự là một vấn đề quan trọng, sống còn của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó, các doanh nghiệp phải tính toán các chỉ tiêu về hiệu quả, thông qua đó phân tích, đánh giá về tình hình thực tế của HĐKD tại doanh nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến chúng và từ đó tìm ra các biện pháp cụ thể để ngày càng nâng cao HQKD của doanh nghiệp.

Tuy đã có thời gian hoạt động khá lâu, bên cạnh những thành tích đạt được, Công ty Cơ khí- Điện Thủy lợi vẫn gặp phải nhiều khó khăn tồn tại, do đó mà HQKD của Công ty bị giảm sút trong các năm gần đây. Để cải thiện được tình hình trên, phát huy những thành tựu đã đạt được và giải quyết những khó khăn tồn tại, Công ty Cơ khí-Điện Thủy lợi cần tìm các giải pháp nâng cao HQKD của mình. Em hi vọng với các giải pháp được đưa ra trong khóa luận có thể góp phần giúp Công ty Cơ khí-Điện Thủy lợi thực hiện được điều đó.

Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn và còn nhiều hạn chế về kiến thức nên khóa luận của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được nhũng ý kiến của các thầy cô giáo, của toàn thể các anh chị trong Công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty Cơ khí-Điện Thủy lợi, đặc biệt là Cô giáo-Thạc sỹ Mai Thương

1. “Quản trị tài chính doanh nghiệp” – Nguyễn Hải Sản – Nhà xuất bản Thống kê.

2. Giáo trình “Thống kê doanh nghiệp” GS. TS Phạm Ngọc Kiểm – Nhà xuất bản Thống kê.

3. “Phân tích tài chính doanh nghiệp” - TS. Lê Thị Xuân, THs. Nguyễn Xuân Quang – Học viện Ngân Hàng.

4. Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” – PGS. TS. Nguyễn Đình Kiệm – Học viện Tài chính.

5. “Phân tích và sử dụng báo cáo tài chính” – Chủ biên : TS. Lê Thị Xuân – Khoa Tài chính – Học viện Ngân hàng.

6. “Luật doanh nghiệp 2005” – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 7. Website: http://cafef.vn/; http://www.cpv.org.vn,

http://vneconomy.vn/; tạp chí tài chính… 8. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI

Bảng 1. Bảng cân đối kế toán của Công ty Cơ khí – Điện thủy lợi Hà Nội giai đoạn 2008 - 2010 (Đơn vị: Triệu đồng) TÀI SẢN 2008 2009 ± so với năm 2008 2010 ± so với năm 2009 Mức tăng Tốc độtăng (%) Mức tăng Tốc độ tăng (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 121.475,8 125.977,4 4.501,6 3,7 135.123,5 9.146,1 7,2 I.Tiền và tương đương tiền 256,8 9,6 (247,2) -96,3 655 645,4 6722,9

1.Tiền 256,8 9,6 (247,2) -96,3 655 645,4 6722,9

III. Các khoản phải thu 18.965,3 7.998,7 (10.966,6) -57,8 24.122,3 16.123,6 201,6

1.Phải thu khách hàng 18.561,3 8.150,3 -10.411 -56,1 23.213,5 15.063,2 184,8 2.Trả trước cho người bán 321,7 212,8 (108,9) -33,9 1.090,2 877,4 412,3 5.Các khoản phải thu khác 82,3 52,9 (29,4) -35,7 156,9 104 196,6 7.Dự phòng các KPT khó đòi 0 (417,3) (417,3) (338,3) 79 18,9

IV.Hàng tồn kho 99.592,9 115.398,5 15.805,6 15,9 108.862,7 (6.535,8) -5,7

1.Hàng tồn kho 99.592,9 115.398,5 15.805,6 15,9 108.862,7 (6.535,8) -5,7

V. Tài sản ngắn hạn khác 2.660,8 2.570,6 (90,3) -3,4 1.483,5 -1.0871 -42,3

2.Thuế GTGT được khấu trừ 1.503,9 1.717 213,1 14,2 -1.717 -100

3.Thuế và các KPT NN 0 0 0 1,9 1.9 4.Tài sản ngắn hạn khác 1.156,9 853,6 (303,3) -26,2 1.481,6 628 72,6 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 21.622,8 35.468,1 13.845,3 64 29.237 (6.231,1) -17,6 II.Tài sản cố định 20.321,6 15.758,5 -4.5631 -22,4 24.710,6 8.952,1 56,8 1.Tài sản cố định hữu hình 18.244,5 13.681,5 -4.563 -25 24.710,6 11.029,1 80,6 Nguyên giá 34.453,8 34.991 537,2 1,6 82.673,3 47.682,3 136,3 Giá trị hao mòn lũy kế (16.209,2) (21.309,4) (5.100,2) -31,4 (57.962,7) (36.653,3) 172

4.Chi phí XDCBDD 2 2.077 0 - -2.077 -100

III. Bất đông sản đầu tư 0 0 0 0

IV. Các khoản ĐTTC 1.242 1.241,9 0 - 4.450,4 3.208,5 258,3

3.Đầu tư dài hạn khác 1.242 1.241,9 0 - 4.450,4 3.208.5 258,3

V.Tài sản dài hạn khác 59,2 18.467,7 18.408,5 31095,4 76 (18.391,7) -99,6

1.Chi phí trả trước dài hạn 59,2 18.467,7 18.408,

31095,

4 76 (18.391,7) -99,6

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 143.098,6 161.445,5 18.346,9 12,8 164.360,5 2.915 1,8NGUỒN VỐN NGUỒN VỐN

2. Phải trả người bán 41.031 31.749,6 (9.281,4) -22,6 28.339,3 (3.410,3) -10,73. Người mua trả tiền trước 8.546,8 8.275,3 (271,5) -3,2 7.277 (998,3) -12,1 3. Người mua trả tiền trước 8.546,8 8.275,3 (271,5) -3,2 7.277 (998,3) -12,1 4. Thuế và các KPN NN 1.168,3 28,6 (1.139,7) -97,6 1.667,9 1.639,3 5731,8 5. Phải trả người LĐ 0 1.294,4 1.294,4 10.536,1 9.241,7 713,9 6. Chi phí phải trả 537 504 (33) -6,1 222,9 (281,1) -55,8 7. Phải trả nội bộ 34.163,4 63.742,8 29.579,4 86,6 44.035,4 (19.707,4) 30,9 9. Các KPT, phải nộp NH khác 292,5 423,8 131,3 44,9 651,1 227,3 54,2

11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 0 2.977,8 2.977,8

II. Nợ dài hạn 43.933,3 42.207,4 (1.725,9) -3,9 54.255,7 12.048,3 28,53. Phải trả dài hạn khác 946,8 1.015,6 68,8 7,3 2.558,7 1.543,1 151,9 3. Phải trả dài hạn khác 946,8 1.015,6 68,8 7,3 2.558,7 1.543,1 151,9 4. Vay và nợ dài hạn 42.436,9 40.485,4 (1.951,5) -4,6 49.001,3 8.515,9 21 6. Dự phòng trợ cấp 549,6 706,4 156,8 28,5 2.685,7 1.979,3 280,2 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 13.426,3 13.219,6 (206,7) -1,5 14.397,3 1.177,7 8,9 I. Vốn chủ sở hữu 11.525,9 11.525,9 0 - 11.525,9 0 -

1. Vốn đầu tư của CSH 7.960,2 7.960,2 0 - 7.960,2 0 -

7. Quỹ đầu tư phát triển 2.719,5 2.719,5 0 - 2.719,5 0 -

8. Quỹ dự phòng tài chính 690,2 690,2 0 - 690,2 0 -

9. Quỹ khác thuộc vốn CSH 156 156 0 - 156 0 -

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.900,4 1.693,7 (206,7) -10,9 2.871,4 1.177,7 71,8

1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 1.900,4 1.693,7 (206,7) -10,9 2.871,4 1.177,7 71,8

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cơ khí – Điện thủy lợi Hà Nội (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w