Tái cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cơ khí – Điện thủy lợi Hà Nội (Trang 73 - 74)

III. Bất đông sản đầu tư

a.Tái cơ cấu nguồn vốn

Với các doanh nghiệp khác thì hệ số nợ thường được giới hạn ở mức ≤ 0.5, đặc biệt với các doanh nghiệp thuộc ngành cơ khí thì tỷ lệ này thường thấp hơn để đảm bảo tính ổn định và tính tự chủ cho mọi HĐKD của doanh nghiệp. Hệ số nợ trong những năm gần đây luôn ở mức rất cao (>0,9) thể hiện sự thiếu tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác, khi lãi suất tiền vay lớn hơn tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản, thì doanh nghiệp càng vay nhiều càng làm giảm tỷ suất lợi nhuận VCSH. Vì vậy để nâng cao được HQKD, Công ty cần giảm hệ số nợ xuống giới hạn cho phép. Để giảm hệ số nợ, doanh nghiệp có thể giảm nợ phải trả, hoặc tăng nguồn VCSH, hoặc cả hai cách trên. Nhưng để đảm bảo quy mô kinh doanh, Công ty nên tăng nguồn VCSH và có thể thanh toán bớt một số khoản nợ đến hạn. Nguồn VCSH của doanh nghiệp chủ yếu là vốn từ Ngân sách Nhà nước, vì vậy, để tăng được VCSH thì công ty nên có chính sách phân phối lợi nhuận phù hợp và chủ động tìm thêm các nguồn từ bên ngoài như nhận vốn góp. Ngoài ra, đối với nợ phải trả, hiện tại công ty đang duy trì tỷ trọng không hợp lý đối với đặc thù kinh doanh của mình khi tỷ trọng nợ ngắn hạn luôn ở mức cao so với tỷ trọng nợ dài hạn. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành cơ khí xây dựng công trình, thời gian hoàn vốn lâu, việc duy trì tỷ lệ này sẽ làm tăng áp lực trả nợ cũng như làm ảnh hưởng đến sự ổn định trong HĐKD của Công ty. Vì vậy, Công ty cần có những giải pháp tăng tỷ trọng nợ dài và

giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn ở mức hợp lý để đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cơ khí – Điện thủy lợi Hà Nội (Trang 73 - 74)