Giảm giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cơ khí – Điện thủy lợi Hà Nội (Trang 78 - 79)

III. Bất đông sản đầu tư

a. Giảm giá vốn hàng bán

Mặc dù công tác quản lý chi phí sản xuất của Công ty được đánh giá là tương đối tốt nhưng giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của DN. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần tiếp tục phát huy thành tích trong công tác quản lý chi phí để thực hiện cắt giảm giá vốn hàng bán hay giảm tỷ trọng của yếu tố này trên doanh thu thuần sẽ giúp tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Công ty. Đây là giải pháp tốt để nâng cao HQKD của Công ty.

Với những đánh giá về tình hình SXKD cũng như thực trạng của Công ty như đã đề cập ở các phần trên em xin nêu ra một số giải có thể áp dụng tại công ty như sau:

- Công ty phải tiến hành tìm kiếm thị trường nguyên vật liệu đầu vào giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, đặc biệt Công ty phải tìm giải pháp để chủ động hơn trong việc thu mua nguyên vật liệu, cần có các ràng buộc để tránh các thiệt hại do nhà cung cấp thực hiện sai hợp đồng. Song song với đó là Công ty phải kịp thời có những dự báo chính xác về giá cả các yếu tố đầu vào trong tương lai để có những chính sách dự trữ hợp lý nhằm đối phó những biến động bất thường của thị trường các yếu tố đầu vào. Ngoài ra, công ty cũng nên tính toán nhu cầu về nguyên vật liệu cần thiết cho từng công trình, dựa vào nhu cầu mà có mức dự trữ hợp lý, không để tình trạng phải dừng thi công vì dự trữ thiếu nguyên vật liệu nhưng dự trữ quá nhiều sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn, chi phí bảo quản, thậm chí có thể ảnh hưởng tới

chất lượng của nguyên vật liệu. Tránh việc bị động về nguồn nguyên vật liệu đầu vào dẫn đến việc phải tăng giá vốn cao do những yếu tố khách quan. Làm được điều này chính là công ty đã tạo ra được lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành trong việc tìm kiếm khách hàng cũng như tham gia đấu thầu các công trình xây dựng.

- Hiện tại, công ty vẫn thường xuyên phải nhập ngoại các linh kiện, phụ tùng, các chi tiết dùng cho việc lắp ráp các sản phẩm đơn chiếc theo đơn đặt hàng của khách hàng. Điều này dẫn đến việc công ty thường xuyên phải chịu những thiệt thòi rất lớn khi nhà cung cấp có những sự điều chỉnh về giá cả đôi khi là bất hợp lý, buộc công ty phải tăng giá vốn các sản phẩm của mình. Vì vậy, song song với việc ngày càng nâng cao tay nghề lao động, công ty cần đầu tư các thiết bị chế tạo, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, để có thể tự sản xuất ra các phụ tùng, linh kiện…phục vụ cho hoạt động sản xuất lắp ráp trong công ty, giảm được giá thành cũng như không bị phụ thuộc nhiều từ các nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cơ khí – Điện thủy lợi Hà Nội (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w