Các giải pháp đối với môi trường đô thị

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phát triển bền vững nguồn nước sông sặt trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 82 - 106)

Hiện nay lưu vực sông Sặt bị ô nhiễm bởi một phần nước thải của thành phố Hải Dương qua trạm bơm Bình Lâu, bao gồm nước thải sinh hoạt từ các hộ dân, nước thải từ các Nhà hàng khách sạn, nước thải bệnh viện và một số cơ sở nằm rải rác trên địa bàn thành phố, để giảm thiểu các tác động tới môi trường nước sông Sặt đoạn qua thành phố cần thực hiện các giải pháp sau:

(1) Tiếp tục kè hai bên bờ sông Sặt đoạn từ cầu Cất tới cầu Lộ Cương để kiểm soát các nguồn thải cũng như tạo cảnh quan ở hai bên bờ sông. Thường xuyên cải tạo lòng sông, trục vớt bèo, chất thải rắn trên sông, giải tỏa các công trình lấn chiếm dòng chảy. Xây dựng các khu vui chơi thể thao dưới nước hoặc công viên nước trên sông Sặt, khi đó cần đưa nước thải của thành phố Hải Dương vào sông Thái Bình mà không được đưa vào sông Sặt.

(2) Cần thực hiện các dự án về cải tạo, phân lập hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải của thành phố, đối với nước mưa có thể bơm ra trực tiếp ra sông Sặt, nhưng đối với nước thải phải quy hoạch vị trí xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho từng vùng đô thị.

(3) Quy hoạch các trạm xử lý nước thải của thành phố Hải Dương đặt gần sông Sặt và sông Thái Bình, riêng khu vực sông Sặt có thể tiếp nhận nước thải

thành phố Hải Dương từ trung tâm thành phố (đường Lê Thanh Nghị) đến hết khu phía Tây của thành phố (bao gồm phường Tân Bình, phường Thanh Bình và phường Tứ Minh), hiện nay khu vực phường Thanh Bình (khu Lộ Cương) còn nhiều diện tích đất chưa xây dựng (vị trí xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Hải Dương đổ ra sông Sặt đề xuất như trong hình 3.14 do địa hình khu vực dốc dần về phía Tây, nên việc thu gom nước thải thuận lợi hơn), như vậy thành phố cần đầu tư về quỹ đất và kinh phí để xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung và cải tạo tách hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải thành phố, trạm bơm Bình Lâu được sử dụng để bơm nước mưa khi có mưa to, tránh ngập úng cho thành phố.

Hình 3.14. Vị trí xây dựng trạm xử lý nƣớc thải của thành phố Hải Dƣơng

(4) Đồng thời các cơ quan quản lý về môi trường cần thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh và bệnh viện nằm trên địa bàn thành phố, buộc các cơ sở này phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn theo quy định đối với từng loại hình trước khi thải vào cống thoát nước thải của thành phố.

Đề xuất công nghệ xử lý nƣớc thải cho trạm xử lý nƣớc thải thành phố Hải Dƣơng

Với thành phần nước thải đô thị có hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ lớn như BOD, COD, các hợp chất của nitơ, TSS, coliform… nên đây là đối tượng quan tâm chính trong việc đề xuất công nghệ xử lý nước thải này.

Lưu lượng nước thải của trạm lớn: theo tính toán dự báo nước thải đô thị cần

phải xử lý trước khi đổ vào sông Sặt tính đến năm 2020 là 6.794 m3/ngày đêm, tính

toán nước thải công nghiệp phát sinh trong khu đô thị bằng 10% thì tổng lượng

nước thải phát sinh cần xử lý là 7.473,4 m3/ngày đêm, làm tròn là 7.500 m3

/ngày

đêm, nếu có thể xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 10.000m3/ngày.

Các yêu cầu đối với hệ thống xử lý nước thải chung của thành phố: Hệ thống hoạt động hiệu quả, an toàn, dễ vận hành, dễ bảo trì; Chi phí đầu tư xây dựng cũng như vận hành phù hợp với điều kiện kinh tế của thành phố Hải Dương; Nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT mức A.

Qua quá trình khảo sát, đánh giá các nguồn nước phát sinh, đặc tính của nguồn thải, điều kiện mặt bằng, phương án quy hoạch thoát nước của thành phố, điều kiện kinh tế, trình độ kỹ thuật và tham khảo các dây chuyền công nghệ xử lý nước thải của một số thành phố trên thế giới và Việt Nam, Luận văn này xin đưa ra công nghệ xử lý nước thải cho thành phố Hải Dương như sau: khu vực quy hoạch bao gồm 4 phường là Tân Bình, Thanh Bình, Lê Thanh Nghị và Tứ Minh đưa nước thải vào hệ thống đường ống thoát nước thải về trạm xử lý đặt tại Lộ Cương – Thanh Bình, qua xử lý thải vào sông Sặt, còn nước thải ở các khu vực khác trên địa bàn thành phố Hải Dương quy hoạch vào hệ thống cống thoát nước đến các trạm xử lý khác rồi thải vào sông Thái Bình. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải chung của khu đô thị thành phố Hải Dương được đề xuất như trong hình 3.15.

Lưu lượng nước thải chảy về trạm bơm thay đổi theo giờ, do đó trạm bơm nước thải hoạt động gián đoạn với chu kỳ mở máy 3 - 6 lần trong 1 giờ, bơm dâng nước về bể lắng cát đứng, tại đây các hạt cát có d < 0,25mm được giữ lại. Sau đó nước chẩy vào bể điều hoà.

Hình 3.15. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt đô thị

Bể điều hòa có nhiệm vụ lưu trữ nước thải khoảng 4 giờ, tại đây nước thải được xáo trộn nhờ hệ thống máy khuấy (việc xáo trộn nhằm đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng và ổn định về lưu lượng nước trước khi vào dây chuyền xử lý). Từ bể

Bể xử lý sinh học theo mẻ SBR Clo Bể cô bùn trọng lực Trạm khử trùng Máy ép bùn Bùn khô Bơm xả bùn Sông Sặt Bể tiếp xúc và trạm bơm xả nước Bể lắng thứ cấp Bể lắng cát ngang Bể điều hòa Thiết bị trộn và phản ứng keo tụ Nước thải đô thị

PhènAl Chất trợ keo tụ Kiềm Axít Ngăn tiếp nhận (song chắn rác ) Xả sự cố Xả rác

điều hòa nước được bơm qua thiết bị trộn và phản ứng keo tụ. Sau đó nước tự chảy vào bể lắng thứ cấp, nước chuyển động từ dưới lên với vận tốc nhỏ sẽ làm lắng khoảng 60% hàm lượng cặn, hàm lượng BOD sẽ giảm xuống 20 - 30%. Sau đó nước tự chảy về bể xử lý sinh học theo mẻ SBR.

Bể SBR được sục khí nhờ thiết bị súc khí bề mặt, việc sục khí này kết hợp trộn nước thải với bùn hoạt tính có sẵn trong bể. Bùn hoạt tính thực chất là các vi sinh vật vì vậy khi được trộn với nước thải với không khí có ôxi, chúng sẽ phân hủy các chất hữu cơ tạo thành cặn và sẽ lắng xuống ở tại bể SBR. Nước trong bể SBR được gạn ra khỏi bể bằng thiết bị thu nước bề mặt sau khi ra khỏi bể và cuối cùng trước khi xả ra sông Sặt nước được khử trùng bằng clo.

Một phần bùn hoạt tính dư từ bể SBR được bơm về bể cô bùn trọng lực sau đó được bơm bùn bơm vào thiết bị ép cặn tạo thành bánh đem chôn lấp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài "Đánh giá

hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phát triển bền vững nguồn nƣớc sông Sặt trên địa bàn tỉnh Hài Dƣơng",có thể rút ra một số kết luận sau: (1) Sông Sặt là một con sông với những chức năng tương đối quan trọng, nó là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời là nơi tiếp nhận các nguồn thải từ các khu công nghiệp và các Nhà máy xí nghiệp cũng như một phần nước thải của thành phố Hải Dương, vì chảy qua thành phố Hải Dương với đoạn dài khoảng 2 km nên nó còn là nơi tạo cảnh quan sinh thái cho đô thị Hải Dương.

(2) Quá trình kiểm kê các nguồn thải cho thấy hiện nay sông Sặt đang phải tiếp nhận nhiều nguồn ô nhiễm môi trường nước khác nhau, đặc biệt là các KCN nằm dọc đường quốc lộ 5A và một phần nước thải đô thị của thành phố Hải Dương. Dự báo đến năm 2020 thì lưu lượng nước thải của công nghiệp vào sông Sặt là 18.397

m3/ngày đêm, nước thải đô thị là 6794 m3/ngày đêm.

(3) Việc tính toán phân vùng chất lượng nước sông Sặt cho thấy hiện nay nước sông Sặt đoạn từ khu vực cầu Sặt đến đoạn trước khi vào thành phố Hải Dương chỉ phù hợp với nước cấp cho mục đích tưới tiêu và các mục đích khác tương đương, còn đối với đoạn sông Sặt đoạn đi qua thành phố Hải Dương, đặc biệt là điểm tiếp nhận nước thải thành phố qua trạm bơm Bình Lâu có chất lượng nước sông chỉ phù hợp cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác, mức độ ô nhiễm tại khu vực này nặng hơn những khu vực tiếp nhận nước thải ở các KCN.

KIẾN NGHỊ

Qua phân tích chất lượng nước sông Sặt chảy trên địa bàn tỉnh Hải Dương có thể thấy chất lượng nước sông Sặt hiện nay không phù hợp cho hoạt động cấp nước sinh hoạt, nếu UBND tỉnh Hải Dương muốn quy hoạch sử dụng nước sông Sặt như một nguồn nước cấp thì cần thiết phải có các biện pháp quản lý chặt chẽ tất cả các nguồn thải vào sông Sặt để sông Sặt có khả năng phục hồi lại và đạt được chất

lượng nước cấp cho sinh hoạt (có công nghệ xử lý phù hợp).

Căn cứ vào thực trạng công tác quản lý ô nhiễm nước sông Sặt và những tồn tại trong quản lý môi trường nước sông Sặt trên địa bàn tỉnh Hải Dương Luận văn đã đưa ra các kiến nghị như: bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường các nguồn nhân lực thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở các cấp, giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về bảo vệ môi trường. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cần tăng cường các công tác thanh kiểm tra, đôn đốc các cơ sở sản xuất thực hiện các công tác bảo vệ môi trường. Đối với nước thải đô thị Hải Dương cần thiết phải phân lập nước mưa và nước thải thành phố, đồng thời quy hoạch hệ thống xử lý nước thải đô thị xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào sông Sặt và các giải pháp khác với mong muốn góp phần làm cho dòng sông này trở thành một dòng sông Xanh – Sạch – Đẹp, và là niềm tự hào của người dân Hải Dương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và môi trường (2008), QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn

kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và môi trường (2009), QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn

kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và môi trường (2011), QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn

kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp, Hà Nội.

4. Cục Thống kê thành phố Hải Dương (2013), Niên giám thống kê 2013, Hải Dương

5. Các kết quả đo đạc và phân tích chất lượng môi trường nước sông Sặt do Trung tâm phát triển, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ môi trường lấy mẫu và phân tích mẫu vào các thời điểm khác nhau, năm 2013.

6. Nguyễn Thị Phương Hoa (2011), Đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các

giải pháp bảo vệ môi trường nước sông Nhuệ, khu vực thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, năm 2011

7. Đồng Kim Loan (chủ biên) và nnk (2014), Kiểm soát và Đánh giá chất

lượng môi trường, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia

Hà Nội, Hà Nội.

8. Tôn Thất Lãng và ctc (2009), Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS kết hợp với mô hình toán và chỉ số chất lượng nước để phục vụ công tác quản lý và kiểm soát chất lượng nước hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai.

9. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, năm 2005, Hà Nội.

10. Luật Tài nguyên nước năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, năm 2012, Hà Nội

11.Quyết định số 879/QĐ – TCMT ngày 01 tháng 07 năm 2011 của Tổng cục

trưởng Tổng cục môi trường, năm 2011, Hà Nội.

12.Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Hải Dương (1999), Đề tài

tỉnh Hải Dương đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” năm 1999, Hải Dương.

13.Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Hải Dương (2013), Dự án

”Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường thành phố Hải Dương, vùng phụ cận và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường bền vững” năm 1999, Hải Dương.

14.Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương (2013), Báo cáo hiện trạng môi

trường tỉnh Hải Dương năm 2013, Hải Dương.

15.Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương (2013), Báo cáo đánh giá tác động

môi trường của KCN Đại An, Phúc Điền, Tân trường, Việt Hòa – Kenmart,

Lai Cáchnăm 2009, Hải Dương.

16.Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương (2010), Báo cáo ĐTM của Công ty

TNHH Kim Thụy Phúcnăm 2010, Hải Dương.

17.Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương, 2004, Báo cáo ĐTM của Công ty

sản xuất nhôm định hình Tung Kuang, Hải Dương.

18.Sở Tài nguyên và môi trường Hải Dương (2013), Báo cáo ĐTM của Bệnh

viện Lao và Phổi- Hải Dươngnăm 2010, Hải Dương.

19.Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương (2013), Các báo cáo có liên quan

đến nhánh sông Sặtnăm 2013, Hải Dương.

20.Sở Tài nguyên và môi trường hải Dương (giai đoạn 2002-2010), Đề tài

nguyên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể môi trường và kế hoạch hành động

bảo vệ môi trường thành phố Hải Dương giai đoạn 2002 – 2010, Hải Dương.

21.Tỉnh ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2005), Địa

chí Hải Dương tập 1, Nhà Xuất bản chính trị quốc gia năm 2005, Hải Dương.

22.Lê Trình (2009), Báo cáo khoa học đề tài “Nghiên cứu phân vùng chất lượng

nước các sông hồ trên địa bàn TP Hà Nội, đề xuất các giải pháp sử dụng

23.Trần Xuân Toàn (2009), Khảo sát, đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt tại một số khu đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương và thiết kế hệ thống

xử lí nước thải sinh hoạt cho thành phố Hải Dương, Luận văn thạc sỹ khoa

học, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, năm 2009.

24.Trần Thế Anh (2014).Đánh giá hiện trạng và tình hình quản lý môi trường

nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội, http://www.doko.vn/, ngày 18/02/2014.

Bảng 3.3. Các thông số tính toán chỉ số chất lƣợng nƣớc

Vị trí quan trắc

Các thông số phân tích (tháng 7/2013) Các thông số phân tích (tháng 12/2013) DO (mg/l) pH (mg/l) BOD5 (mg/l) COD (mg/l) NH4+ (mg/l) PO43- (mg/l) TSS (mg/l) Tổng Coliform MPN/100ml Độ đục Nhiệt độ DO (mg/l) pH (mg/l) BOD5 (mg/l) COD (mg/l) NH4+ (mg/l) PO43- (mg/l) TSS (mg/l) Tổng Coliform MPN/100ml Độ đục Nhiệt độ Nm1 6,2 7 16 14 0,64 0,21 22 930 - 25,6 5.3 7.2 12 22 1.05 0.04 58 930 - 20.2 Nm2 4,5 6,9 10 22 0,33 0,12 13 940 - 26,3 5.2 7.2 8 17 0.46 0.11 28 730 - 20.4 Nm3 4,6 7,1 9 18 0,79 0,13 21 1160 - 26,4 5.3 7.3 10 20 1.86 0.2 20 1100 - 19.5 Nm4 5,7 7,6 9 19 0,18 0,01 11 950 - 25,8 6.8 7.5 12 25 0.32 0.06 35 1200 - 19.6 Nm5 4,8 7,1 9 19 0,45 0,14 21 850 - 25,5 6.5 8 9 19 0.97 0.04 17 1050 - 20 Nm6 5,8 7,4 7 15 0,18 0,11 19 1200 - 24,8 6.2 7.6 4 9 0.18 0.01 21 760 - 19.7 Nm7 5,6 7,6 9 18 0,26 0,13 27 1100 - 23,7 6 7.3 8 17 0.29 0.09 16 640 - 19.5 Nm8 4,6 7,1 18 38 3,12 0,35 52 2300 - 24,5 4.7 7.3 16 32 0.59 0.2 36 2400 - 19.8

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phát triển bền vững nguồn nước sông sặt trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 82 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)