(Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu riêng lẻ)
Phương pháp này dựa trên việc đối sánh giữa kết quả quan trắc của từng thông số khảo sát Ci (thông qua số liệu quan trắc liên tục) với các giá trị Ci* theo
tiêu chuẩn cho phép (TCCP, đối với mỗi nước có TCCP/QCCP riêng) bằng chỉ số
chất lượng MT qi, xác định theo công thức sau:
EQIi = (1.1)
Trong đó: Ci là nồng độ của chất (thông số) i quan trắc thực tế tại một điểm j
nào đó hoặc tính toán từ mô hình; Ci* là giá trị giới hạn nồng độ cho phép của chất
(thông số) i theo TC/QC cho phép của mỗi quốc gia.
Khi cần so sánh mức độ ô nhiễm chất i ở các điểm quan trắc j, người ta
thường áp dụng công thức sau để tính chỉ số chất lượng MT qi, j:
EQIi,j = ∑ (1.2)
Trong đó:
Ci, j : nồng độ chất ô nhiễm i thực tế trong môi trường tại điểm j;
j: là các điểm quan trắc môi trường, j = 1, 2... n, của khu vực/vùng nghiên cứu;
Ci*: là nồng độ tối đa cho phép đối với chất ô nhiễm i theo tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường quốc gia.
Như vậy, chỉ cần dựa vào các số liệu điều tra khảo sát, đo đạc, phân tích nhanh hoặc trong phòng thí nghiệm, hoặc tính toán từ các mô hình để thu được dãy số liệu Ci tại các điểm không gian rj ứng với một thời điểm t nào đó, là có thể lập được các bất đẳng thức Ci Ci* , hoặc Ci > Ci* . Từ đó có thể suy ra chất lượng môi trường tại các điểm rj là xấu, trung bình hay là tốt. Đối với mỗi thông số qij được quy định một thang đánh giá chi tiết gọi là thang đánh giá theo EQI (3 cấp, 5 cấp, 6 cấp, 7 cấp …, tùy theo phương pháp/quốc gia quy định).
Công thức (1.2) đã được dùng nhiều ở nước ngoài (Nga, Anh, Mỹ, Pháp, Canada...) và cả ở Việt Nam. Một ví dụ gần nhất cho việc sử dụng cách đánh giá theo chỉ tiêu riêng lẻ này là tính WQISI theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT của
Tổng cục Môi trường Việt Nam về việc ban hành “Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước” theo công thức:
1 1 1 1 i p i i i i i SI BP C q BP BP q q WQI Trong đó:
BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i
BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i+1
qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi
qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1
Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán
Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu riêng lẻ/phương pháp truyền thống có ưu điểm lập được bảng ma trận chi tiết cho từng yếu tố Ci so với Ci*. Tuy nhiên nó không thể mô tả được bức tranh tổng quát về mức độ ô nhiễm/chất lượng môi trường tổng hợp dưới dạng các biểu đồ và đồ thị; Khó phân tích, đánh giá và nhận
xét chung cho những nhóm yếu tố Ci Cj biến đổi trên miền không gian khảo sát
tại thời điểm nghiên cứu. Đặc biệt không thấy được những tác động tổ hợp/tương hỗ khi có nhiều yếu tố ô nhiễm trên miền không gian khảo sát.
Rõ ràng, cách phân loại mức độ ô nhiễm theo từng chất ô nhiễm này có nhiều nhược điểm, theo tài liệu [23] đã phân tích các nhược điểm của chỉ số chất lượng môi trường riêng lẻ này là:
1. Khó phân loại chất lượng môi trường cho một mục đích sử dụng nào đó. Thí dụ đối với môi trường nước mặt: QCVN 08:2008 quy định chất lượng nước sông cột A (loại A1 - đạt tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt) và cột B (loại B1 - không đạt tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt) đối với các thông số oxy hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (SS) và tổng coliform (TC) tương ứng như sau: DO ≥ 6mg/l và 4 mg/l; TSS = 20mg/l và 50mg/l, TC = 2500MPN/100ml và
7500MPN/100ml. Tuy nhiên trong thực tế, con sông này đạt yêu cầu loại A1 về TSS và TC, còn con sông khác đạt yêu cầu loại A1 về TSS, nhưng không đạt cả loại A1 về DO và TC, hoặc cũng có thể đạt loại A1 về DO và TSS, nhưng TC không đạt cả loại A1 và B1...
Như vậy, sông này (hoặc sông khác) đạt chất lượng đối với nguồn loại nào? Điều này không thể trả lời nếu dựa theo kết quả phân tích chỉ số chất lượng môi trường riêng lẻ.
2. Đối với một mục đích sử dụng, mỗi thông số có tầm quan trọng khác nhau, chẳng hạn: độ đục và TC rất quan trọng cho mục đích tiếp xúc trực tiếp (tắm, bơi lội), nhưng lại không quan trọng cho mục đích cấp nước cho nông nghiệp; Nhiệt độ, độ mặn, NH4+
không quan trọng với nước bãi tắm nhưng rất quan trọng với nước nuôi thủy sản... Rõ ràng, trong những trường hợp trên, rất khó kết luận chất lượng nước của một con sông (hay đoạn sông) đạt loại A1, A2, B1 hay B2 và chất lượng nước đạt yêu cầu cho mục đích này, nhưng lại không đạt yêu cầu cho mục đích khác. Những điều đó dẫn đến rất khó phân vùng và phân loại chất lượng nước sông, khó quyết định về khả năng khai thác sông (hoặc đoạn sông) cho một hoặc một số mục đích sử dụng nào đó ...
3. Khi đánh giá chất lượng nước qua nhiều thông số riêng biệt, sẽ không thể nói đến diễn biến chất lượng nước tổng quát của một con sông (hay đoạn sông) và do vậy, khó so sánh chất lượng nước thời gian này với thời gian khác (theo tháng, mùa), chất lượng nước hiện tại so với tương lai... Như vậy sẽ khó khăn cho công tác giám sát diễn biến chất lượng nước, khó đánh giá hiệu quả đầu tư để bảo vệ nguồn nước và kiểm soát ô nhiễm nước...
4. Khi đánh giá qua các chỉ số chất lượng nước riêng biệt, chỉ có các nhà khoa học hoặc nhà chuyên môn quản lý nước mới hiểu được, như vậy khó thông tin về chất lượng nước cho cộng đồng và các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà lãnh đạo để ra các quyết định phù hợp về bảo vệ và khai thác nguồn nước...