a. Đối với nước thải khu cụm công nghiệp
Theo số liệu điều tra của tác giả Luận văn thì hiện nay trên lưu vực sông Sặt có 5 KCN nằm dọc trục đường 5A đi Hà Nội – Hải Phòng, chạy song song với nhánh sông Sặt, nằm về phía Bắc của sông, bao gồm các KCN như KCN Đại An
(gồm cả Đại An mở rộng), KCN Tân Trường, KCN Phúc Điền, KCN Lai Cách, KCN Việt Hòa - Kenmark đổ trực tiếp hoặc gián tiếp nước thải vào lòng sông bao gồm KCN Phúc Điền với 24/25 doanh nghiệp, KCN Đại An (và Đại An mở rộng) với 27/27 doanh nghiệp, KCN Tân Trường với 17/25 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, KCN Lai Cách mới có 3 doanh nghiệp đi vào hoạt động, còn KCN Việt Hòa – Kenmark hiện nay đang dừng hoạt động do có khó khăn về vốn.
Các loại hình sản xuất công nghiệp có ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Sặt rất đa dạng, đó không chỉ là các ngành công nghiệp theo đăng ký hoạt động của Ban quản lý các KCN mà còn có các ngành công nghiệp khác nằm rải rác dọc theo tuyến đường quốc lộ 5A - tuyến đường chạy song song với sông Sặt như ngành công nghiệp điện tử (có hoặc không có công đoạn mạ); công nghiệp may mặc - dệt nhuộm; công nghiệp thực phẩm; cơ khí; đồ gỗ; các chi tiết nhựa; thức ăn chăn nuôi;… trong đó ngành công nghiệp điện tử kèm theo mạ và công nghiệp dệt nhuộm làm phát sinh nước thải có chứa hàm lượng các kim loại nặng; ngành công nghiệp may mặc, thực phẩm, chăn nuôi… làm gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải.
Trong tất cả các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động có xả nước thải vào nhánh sông Sặt, đáng chú ý nhất là 3 KCN Đại An, Tân Trường và Phúc Điền. Ngoài ra còn một số khu cụm công nghiệp nằm rải rác quanh lưu vực như KCN Việt Hòa - Kenmak, KCN Lai Cách; CCN Hưng Thịnh - Bình Giang, tuy nhiên hiện tại các khu cụm công nghiệp này không đổ thải ra nhánh sông Sặt do có ít Nhà máy hoạt động không có nhiều nước thải, lượng nước phát sinh thường bị ngấm tự nhiên nên chưa chảy vào sông Sặt, đồng thời hệ thống mương dẫn nước của các khu vực này thường xuyên bị ứ đọng, không được khai thông. Nhưng trong tương lai, khi số lượng các Nhà máy nhiều lên, lượng nước thải phát sinh lớn hơn thì nước thải tại các khu vực này sẽ thoát ra sông Sặt, vì khu vực này không còn kênh dẫn nước nào khác ngoài kênh dẫn nước vào sông Sặt. Hoạt động của các khu cụm công nghiệp này sẽ được đánh giá trong phần dự báo.
Trường, Phúc Điền) xả nước thải vào sông Sặt có kèm theo dòng thải được phân tích dưới đây:
- Công nghiệp điện và điện tử
Trong các khu công nghiệp trên, số lượng các Nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm điện, điện tử chiếm khoảng 30% tổng số các Nhà máy đã đầu tư vào các KCN này như Orisel, Taishodo, Kefico… (KCN Đại An); Fuji Seiko, Mizuho, Nissei, Towada, Taisei… (KCN Phúc Điền); Iriso, Uniden, Hitachi Cable, Ngân Vượng, Nishoku Technology… (KCN Tân Trường). Các nhà máy này khi hoạt động sản xuất, có hoặc không có công nghệ mạ, đặc biệt là Công ty điện tử Iriso Việt Nam, với công suất 4 dây chuyền mạ hoạt động liên tục, nước thải dây chuyền mạ chứa các kim loại nặng có tính nguy hại cao, tuy nhiên các công ty này đa phần là vốn đầu tư 100% của nước ngoài, các sản phẩm đảm bảo độ sạch cao, do đó vấn đề môi trường ở các công ty điện tử không đáng lo ngại, hầu hết các công ty này đều có hệ thống xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn trước khi nhập vào hệ thống xử lý chung của KCN.
- Công nghiệp may mặc, giặt nhuộm
Công nghiệp may mặc là một trong những ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dương, là một ngành công nghiệp nhẹ thu hút khá nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ, trong các KCN điều tra có một số Nhà máy có liên quan đến ngành công nghiệp may mặc như Công ty PHI, Sợi Vĩ Sơn (KCN Đại An), Công ty Kim Thụy Phúc (KCN Phúc Điền); Công ty Mascot International VN, Công ty VSM Nhật Bản (KCN Tân Trường)... Trong đó có một số công ty chỉ có công nghiệp may mặc đơn thuần như PHI, Sợi Vĩ Sơn, Mascot thì nước thải phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt, tuy nhiên công nghiệp may mặc kèm theo giặt nhuộm như Kim Thụy Phúc, VSM Nhật Bản lại làm phát sinh một lượng lớn nước thải công nghiệp của ngành giặt nhuộm. Thành phần của nước thải công nghiệp giặt nhuộm bao gồm pH, COD, BOD, SS, TS, độ màu cao. Sơ đồ giặt mài kèm dòng thải của Công ty TNHH Kim Thụy Phúc được thể hiện trên hình 3.2. [16]
Hình 3.2. Quy trình sản xuất kèm dòng thải của Công ty Kim Thụy Phúc
Lưu lượng nước thải của công ty là 592 m3/ngày đêm, nước thải có chứa một
lượng sơ sợi vải bị cuốn theo trong quá trình đảo trộn của máy giặt; các chất bụi bẩn bám vào sợi, các hóa chất dư thừa và các hạt cát nhỏ do trong quá trình giặt đá bọt tiếp xúc với vải và bị bào mòn dần. Công ty đã lập báo cáo ĐTM, tuy nhiên hiện nay Công ty vẫn chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất mà vẫn xả thẳng vào KCN Phúc Điền, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng xử lý nước thải tập trung của KCN Phúc Điền. - Công nghiệp thực phẩm, thức ăn chăn nuôi
Đây cũng là một trong những ngành được ưu tiên đầu tư vào những KCN này, một số nhà máy được đầu tư vào các KCN này là Công ty CP Bia Thăng Long, Công ty thực phẩm Masan (KCN Đại An); Công ty TNHH ANT (KCN Tân Trường)… thành phần nước thải của các công ty này chứa nhiều các hợp chất hữu cơ COD, BOD, TSS…
Hiện nay cả 3 khu công nghiệp là Đại An, Tân Trường và Phúc Điền đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung đang được vận hành ổn định. Trong đó KCN Đại An mở rộng mới có 2 nhà máy đi vào hoạt động còn lại là đất trống, nước thải của KCN này tạm
Sản phẩm bằng chất liệu cotton Quần jean
Cát, giấy giáp
Cát, giấy giáp Mài
Nước, chất giặt tẩy, chất
làm mềm Giặt Nước thải (độ màu, đục)
Nhiệt Than,
nước
Lò hơi Là toàn bộ
Xỉ than, khí thải Nilong, cattong
hỏng, giấy vụn Đóng gói, nhập kho
thời được đưa sang hệ thống xử lý của KCN Đại An. KCN Đại An mở rộng đang tiến
hành hồ sơ, thủ tục để xây dựng hệ thống xử lý nước thải 2.500m3/ngày đêm.
b. Các cơ sở công nghiệp khác
Ngoài các KCN kể trên, còn một số các cơ sở sản xuất khác nằm rải rác ở hai bên đường quốc lộ 5A đi Hà Nội – Hải Phòng như Công ty chế tạo và lắp ráp ô tô Ford, Công ty thực phẩm Vạn Đắc Phúc, Công ty Tung Kuang, một số công ty về may mặc, giặt mài như Thảo Nguyên, Hopex, BVT... Hoạt động sản xuất của các cơ sở này có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nước mặt của sông Sặt. Đặc trưng nước thải của các Nhà máy như nhôm định hình Tung Kuang và Ford có nhiều kim loại nặng do quá trình mạ sản phẩm; nước thải của Công ty thực phẩm Vạn Đắc Phúc có chứa nhiều chất hữu cơ, muối, độ màu, đặc biệt là muối do quá trình muối thực phẩm rất khó xử lý... Hầu hết các công ty này đều có số lượng công nhân lớn, do đó lượng nước thải sinh hoạt phát sinh cũng không nhỏ. Như vậy các loại nước thải này nếu không được xử lý, sẽ có những tác động đáng kể tới chất lượng môi trường nước sông Sặt.
Công ty TNHH Tung Kuang nằm sát quốc lộ 5A, trên địa bàn xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, đây là đơn vị sản xuất nhôm thanh định hình đầu tiên có mặt tại Việt Nam, chuyên sản xuất các sản phẩm nhôm cao cấp. Hoạt động tại Việt Nam từ năm 2000, nhưng đến năm 2011, Cảnh sát môi trường mới phát hiện được công ty này có xả nước thải từ công đoạn sản xuất nhôm định hình có chứa nhiều kim loại nặng vào sông cầu Ghẽ bằng hệ thống đường cống chôn ngầm sâu dưới lòng đất cách bề mặt đoạn sâu nhất là 2,5m, làm cho nước sông Cầu Ghẽ bị ô nhiễm, một số thời điểm phát hiện thấy có cá chết, trẻ em khi tắm dưới sông bị ngứa, tại vị trí tiếp nhận nước thải của Công ty có nổi bùn màu trắng, làm dân cư khu vực sông Cầu Ghẽ không dám sử dụng nước sông để sinh hoạt và đánh bắt thủy sản, mà cách đó không xa là Trạm cấp nước sạch Cẩm Giàng, đoạn sông này nối với sông Sặt, cách sông Sặt khoảng 500m, nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Sặt.
Lưu lượng nước thải của Công ty TNHH Tung Kuang là 250m3/ngày đêm, thành
axit H2SO4, gốc SO42-, các kim loại nặng như Ni, Sn, Se... [6]. Quy trình sản xuất nhôm định hình của Công ty TNHH Tung Kuang được thể hiện trên hình 3.3. [17]
Hình 3.3. Quy trình sản xuất nhôm định hình của Công ty Tung Kuang
Sau khi bị phát hiện vào năm 2011, Công ty TNHH Tung Kuang đã sửa chữa đường ống, cam kết xử lý và sử dụng tuần hoàn toàn bộ nước thải phát sinh, trong đó có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương.
Công ty TNHH thực phẩm Vạn Đắc Phúc có địa chỉ tại xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng, bắt đầu hoạt động từ năm 2000 với công suất hoạt động là
Nhôm thanh định hình Khử dầu mỡ Rửa nước Rửa xút (NaOH) Rửa nước Tẩy gỉ Rửa nước Rửa nước Sấy khô Đóng gói
Hơi dầu, nước thải chứa dầu thải, NaOH,
dung môi hữu cơ
Nước thải chứa xút
NaOH
H2SO4
Nước
Nước
Nước
Nước thải chứa axit
Xi mạ
(Dung dịch mạ Ni2+, Sn2+, Se2+)
Nước thải chứa Ni2+, Sn2+, Se2+ Hơi nóng
Nhiệt, Hơi axit
1420 tấn sản phẩm/năm (bao gồm các loại sản phẩm như các loại đậu tương, tương ớt, xì dầu, thân cải xalat, dưa chuột muối các loại...), lượng nước phát thải
trung bình là 70m3/ngày với thành phần chủ yếu là cặn bẩn, COD, BOD, ngoài ra
nước thải ở công đoạn muối dưa làm phát sinh một lượng lớn hàm lượng muối, và rất khó xử lý.
Một số công ty khác về may mặc có công đoạn giặt nhuộm như Hopex, HTX Tiến Đạt có các công đoạn sản xuất với công nghệ cũng giống tương tự như Công ty TNHH Kim Thụy Phúc ở KCN Phúc Điền, nước thải cũng chứa nhiều cặn, sơ sợi, độ màu... do đó các công ty này cần phải xử lý nước thải triệt để trước khi thải vào môi trường tiếp nhận là lưu vực sông Sặt.