Như đã phân tích ở trên, lưu vực sông Sặt chịu tác động trực tiếp nguồn nước thải đô thị, trong đó có 4 phường của thành phố Hải Dương, và chịu tác động gián tiếp của các khu dân cư (xã, thị trấn) nằm xung quanh lưu vực sông Sặt. Nước thải của các hoạt động đô thị chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước thải các khu nhà hàng, khách sạn, chợ, nước thải bệnh viện…
Số liệu dân số từ những khu đô thị có xả nước thải vào lưu vực sông Sặt theo
[15]tính đến năm 2013 thể hiện ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Dân số của các khu đô thị xả nƣớc thải vào sông Sặt
TT Vị trí Địa chỉ Dân số (ngƣời)
1 Thị trấn Kẻ Sặt Huyện Bình Giang 5.080
2 Thị trấn Lai Cách Huyện Cẩm Giàng 2.478
3 Thành phố Hải Dương
Phường Tân Bình 7.053
Phường Lê Thanh Nghị 7.344
Phường Thanh Bình 18.027
Phường Tứ Minh 9.017
Tổng số dân 48.999
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 là 0,9%/năm, như vậy tính đến năm 2020 thì dân số khu vực nghiên cứu sẽ là: 0,9% x 48.999 x 15 + 48.999 = 56.613 người
Tổng lưu lượng nước thải phát sinh dự báo khoảng: 56.613 người x 120
lít/người/ngày = 6.794 m3/ngày đêm.
Qua kết quả tính toán ở trên cho thấy, trong tương lai cùng với nước thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp thì khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt thải ra môi trường tiếp nhận là khá lớn. Nếu không được thu
gom và xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường tiếp nhận, tác động trực tiếp tới chất lượng nước sông Sặt. Nếu các địa phương không chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho các khu cụm dân cư, đồng thời giám sát chặt chẽ các cơ sở xả thải nước thải không đạt tiêu chuẩn vào nguồn nước tiếp nhận thì việc gia tăng ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận là không thể tránh khỏi.