(1) Dựa trên tình hình thực tế sự phát triển và vấn đề bảo vệ môi trường đã đang được tiến hành ở các KCN và các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp, cần tăng cường đề xuất thêm các biện pháp để nâng cao công tác quản lý môi trường ở các KCN, đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai:
(2) Thường xuyên thanh tra, kiểm tra phối hợp với các cấp các ngành, đặc biệt
xuyên kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở sản xuất thực hiện Luật Bảo vệ môi trường từ khi hình thành dự án đến khi dự án ngừng hoạt động. Tiếp tục tiến hành thu phí nước thải định kỳ đối với các cơ sở sản xuất có xả nước thải vào môi trường tiếp nhận, việc thu phí cần kiểm tra cụ thể đối với từng doanh nghiệp chứ không chỉ căn cứ vào bảng tự kê khai của doanh nghiệp (tránh trường hợp doanh nghiệp khai ít hơn so với thực tế, như vậy vừa ảnh hưởng đến việc kiểm soát các nguồn thải vào lưu vực sông, vừa giảm nguồn thu cho quỹ môi trường). Tăng các mức xử phạt đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường (như xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường vào nguồn tiếp nhận, đặc biệt là đối với trường hợp cố ý xả trộm nước thải vào nguồn tiếp nhận, không thực hiện đúng các quy định về thu phí nước thải…).
(3) Cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu các cơ sở sản xuất ở hai bên lưu vực sông kiểm soát chặt chẽ nước thải đầu ra đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải vào môi trường, yêu cầu các cơ sở này xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải vào môi trường tiếp nhận, với những cơ sở đã có hệ thống xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn cần cải tạo hệ thống, mời các chuyên gia tư vấn về lĩnh vực xử lý nước lấy mẫu phân tích cụ thể để có giải pháp phù hợp với hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp, đồng thời thường xuyên kiểm soát nước thải đầu ra của từng doanh nghiệp này, để kiểm soát các nguồn thải vào lưu vực sông Sặt. Tỉnh cần có những chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ cho các dự án mới có công nghệ sản xuất sạch, ít gây ô nhiễm vào đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền vận động các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn với sự hỗ trợ của cơ quan chức năng là Sở Tài nguyên và Môi trường và các chuyên gia tư vấn về lĩnh vực sản xuất sạch hơn.
(4) Đối với các nhà hàng khách sạn hoặc doanh nghiệp hoạt động với phương châm xanh sạch đẹp, có các hệ thống xử lý nước thải đảm bảo chất lượng môi trường hoặc có những sản phẩm mang tính chất thân thiện với môi trường cần lập thành danh sách thông báo rộng rãi với công chúng hoặc đưa lên trang Web Cổng thông tin
điện tử của tỉnh Hải Dương, vừa là hỗ trợ quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, vừa nêu cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi doanh nghiệp.
(5) Trên lưu vực sông hiện nay có 3 KCN – CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải là KCN Lai Cách, KCN Đại An mở rộng cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi các doanh nghiệp vào hoạt động, nước thải của khu công nghiệp gồm hai loại chính: nước thải sinh hoạt từ các khu văn phòng và nước thải sản xuất từ các Nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp. Đặc tính nước thải sinh hoạt thường là ổn định so với nước thải sản xuất. Nước thải sinh hoạt ô nhiễm chủ yếu
bởi các thông số BOD5, COD, SS, Tổng N, Tổng P, dầu mỡ – chất béo. Trong khi
đó các thông số ô nhiễm nước thải công nghiệp chỉ xác định được ở từng loại hình và công nghệ sản xuất cụ thể. Nếu không xử lý cục bộ mà chảy chung vào đường cống thoát nước, các loại nước thải này sẽ gây ra hư hỏng đường ống, cống thoát nước. Vì vậy, yêu cầu chung đối với các Nhà máy, xí nghiệp trong các khu công nghiệp cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơ bộ trước khí xả nước thải vào hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp. Hệ thống xử lý nước thải của các KCN có thể được xây dựng theo sơ đồ công nghệ trên hình 3.13.
Nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp sau khi xử lý sơ bộ tại nguồn đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, mức B được thu gom bằng hệ thống thu gom nước thải chung của KCN. Nước thải được chuyển về bể điều hòa thông qua các trạm bơm. Bể điều hòa có tác dụng ổn định thành phần và tính chất của nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải. Nước thải tiếp tục bơm sang bể keo tụ nhằm giảm hàm lượng cặn lơ lửng, độ màu. Tại đây, hóa chất keo tụ (PAC) được bơm định lượng vào bể, đẩy nhanh quá trình tạo bông cặn để tạo điều kiện cho hiệu quả lắng của bể lắng 1.
Hình 3.13. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nƣớc thải KCN
Tại bể lắng 1 các hạt cặn có kích thước lớn được giữ lại. Nước thải được chuyển tiếp sang bể sinh học hiếu khí với lưu lượng ổn định. Bể sinh học hiếu khí liên tục được cấp khí bởi hệ thống sục khí và quá trình sinh học hiếu khí được thực hiện liên tục. Quần thể sinh học hiếu khí trong điều kiện cung cấp đầy đủ ôxy, thực hiện quá trình chuyển hóa sinh học, phân hủy chất hữu cơ thành các chất vô cơ vô hại
cho môi trường như CO2. Sau thời gian lưu tại bể sinh học hiếu khí, nước thải và bùn
hoạt tính (quần thể sinh vật hiếu khí) vào bể lắng 2, bùn dư từ bể lắng 2 được bơm vào bể chứa bùn. Do hàm lượng nước trong bùn còn cao nên tiếp tục được đưa vào máy nén bùn ly tâm để làm khô bùn. Nước thải lọc ra từ bùn được tuần hoàn lại quá trình xử lý. Bùn khô được vận chuyển đi chôn lấp theo quy định. Nước thải sau bể lắng 2 được tiếp tục đưa sang bể khử trùng và hồ ổn định để điều chỉnh pH, diệt vi khuẩn và loại bỏ phần chất thải còn lại, sao cho nước thải sau hệ thống xử lý phải đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, mức A trước khi thải vào sông Sặt.
Các thông số kỹ thuật của các bể xử lý với mỗi KCN phụ thuộc vào lưu lượng nguồn thải và đặc trưng của nguồn thải. Quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của các KCN và các cơ sở sản xuất phát sinh nhiều nước thải cần được thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật và thường xuyên kiểm tra nước thải đầu ra đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận là sông Sặt.
(6) Các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng tổ chức quản lý môi trường trong doanh nghiệp, chuyên môn hóa cán bộ quản lý môi trường trong doanh nghiệp. Tránh tình trạng cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức danh, dẫn đến tình trạng không có đủ thời gian cũng như năng lực để thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo đó, để xây dựng một tổ chức quản lý môi trường trong một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, khâu quan trọng nhất đó là chuẩn bị nhân lực. Đó phải là những người am hiểu các hoạt động của công ty, am hiểu về kỹ thuật cũng như các văn bản pháp luật, có năng lực khoa học công nghệ và môi trường, am hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường… ; Ngoài ra, phải có khả năng vận hành các hệ thống xử lý, phân tích kiểm tra mức độ đảm bảo tiêu chuẩn môi trường của sản phẩm và chất thải, có khả năng đánh giá tác động môi trường trong suốt quy trình sản xuất của công ty; kế hoạch để thường xuyên tiếp cận kịp thời với các thông tin về thị trường liên quan đến yếu tố môi trường của sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh có nhu cầu sử dụng nước hoặc các tài nguyên khác để sản xuất, phải làm thủ tục xin cấp phép và xả thải theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng phương pháp sản xuất sạch để hướng tới sự phát triển bền vững. Công nghệ sạch có thể hiểu là công nghệ không gây ô nhiễm môi trường hoặc phát thải ít chất gây ô nghiễm. Tương tự, nhiên liệu sạch có thể hiểu là các nhiên liệu mà khi sử dụng sẽ không hoặc ít phát thải ra chất gây ô nhiễm môi trường.
(7) Cải tiến nâng cao kỹ thuật của các trang thiết bị xử lý chất thải để nâng cao hiệu quả của công tác, góp phần hạn chế tác nhân gây ô nhiễm môi trường; thay đổi công nghệ độc hại gây ô nhiễm môi trường bằng các công nghệ sạch, ít hoặc không gây ô nhiễm; đầu tư công nghệ xử lý chất thải theo hai hướng: khuyến khích nghiên cứu thiết kế thiết bị, dây chuyền công nghệ có thể sản xuất trong nước đồng
thời nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ nước ngoài đảm bảo cho việc xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn về môi trường; xây dựng hệ thống xử lý chất thải.
(8) Đối với những công ty sắp thành lập, cần đưa vào dây chuyền sản xuất hệ thống xử lý chất thải đồng bộ. Trong quá trình hoạt động, công ty cần thực hiện chính sách bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ, tuyệt đối không để xảy ra tình trạnh việc đã rồi mới lo xử lý, vì chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để xử lỳ lớn hơn rất nhiều so với đầu tư hệ thống xử lý môi trường từ ban đầu.
(9) Thực hiện quy trình sản xuất sạch đối với sản phẩm nhằm giảm các rủi ro cho con người và môi trường. Áp dụng phương pháp sản xuất sạch không những hạn chế được ô nhiễm trong nước mà còn giảm được chi phí sản xuất, giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, bảo vệ môi trường…