Phản ứng kết hợp kháng nguyên – kháng thể

Một phần của tài liệu lý thuyết sinh học 10 ôn thi đại học (Trang 93 - 95)

- Phĩng thích: Thành tế bào vật chủ bị enzim phân huỷ làm phá vỡ ra, virut được

d. Phản ứng kết hợp kháng nguyên – kháng thể

Phản ứng kết hợp KN – KT là phản ứng cơ bản của đáp ứng miễn dịch. Khi KN xâm nhập vào cơ thể đã cĩ KT đặc hiệu thì cĩ thể cĩ phản ứng kết hợp KN – KT với những mức độ biểu hiện khác nhau. Các phản ứng kết hợp KN –KT là những phương pháp kĩ thuật miễn dịch học, thường được sử dụng để xác định hay chỉnh độ 1KN, để xác định hoặc định lượng 1 hiệu giá 1 KT, để xác định hoặc đo lường 1 phức hợp KN – KT, hoặc để xác định hoặc đo lường những nhân tố khác cĩ tham gia trong hệ thống miễn dịch (ví dụ: kiểm tra hoặc tính của bổ thể). Khi trộn KN với KT đặc hiệu tương ứng thì cĩ thể xảy ra phản ứng thấy được như phản ứng kết tủa, phản ứng ngưng kết, cũng cĩ khi cần dùng tới một chất đánh dấu mới cĩ thể quan sát được. Sự liên kết này do nhiều lực cùng tác dụng (lực của cầu nối hiđrơ, lực tĩnh điện, lực van, lực kị nước). Lực hút giưa KN và KT đặc hiệu được gọi là ái lực, tức là tổng lực tạo nên bởi tất cả các liên kết. Ái lực càng mạnh khi cấu trúc khơng gian 3 chiều giữa vị trí KT và epitop càng khớp với nhau.

Phản ứng kết tủa: kết tủa được sử dụng miễn dịch khi cho KN tan tác dụng với

KT tan.

Phản ứng ngưng kết: phản ứng kết hợp KN – KT cĩ thể được iểu hiện dưới hình

Ngọc Hải

Kt đặc hiệu. Các hạt hay được dùng trong phản ứng ngưng kết là vi khuẩn, hồng cầu, tinh trùng hay các hạt latex, pơlisteren cĩ gắn thêm KN, cơ chế của phản ứng ngưng kết là sự hình thành mạng lưới giữa KN –KT, làm cho hạt ấy sáp lại với nhau và hình thành đám ngưng kết.

Phản ứng kết hợp bổ thể: Bổ thể là nhĩm prơtêin huyết thanh cĩ hoạt tính enzim thuộc hệ thống miễn dịch tự nhiên khơng đặc hiệu. Hệ thống bổ thể là một hệ hống phức tạp gồm 30 thành phần. Lượng chứa bổ thể tương đối ổn định, khoảng 30% so với tổng số prơtêin huyết thanh. Đặc tính của bổ thể là gây dung giải tế bào nên cĩ thể được dùng như một chỉ thị khi cĩ phức hợp KN – KT.

Phản ứng kết hợp bổ thể gồm 2 hệ thống:

- Hệ thống 1: Gồm cĩ KN – KT và bổ thể. Nếu KN đặc hiệu với KT thì bổ thể ở

trạng thái tự do. Vì phản ứng khơng trơng thấy được nên phải dùng hệ thống 2 sau đây:

- Hệ thống 2: Gồm cĩ hồng cầu cừu, huuyết thanh kháng hồng cầu cừu đã đun

nĩng để phá bỏ bổ thể.

Phản ứng kết hợp KN – KT là dương tính thì khơng cĩ bổ thể ở trạng thái tự do. Khi đưa thêm hệ thống 2 vào hồng cầu cừu khơng bị tan

Phản ứng kết hợp KN – KT là âm tính thì cĩ bổ thể ở trạng thái tự do. Khi đưa thêm hệ thống 2 vào hồng cầu sẽ bị tan và cĩ thể thấy rõ bằng bằng mắt thường.

Hiện nay, người ta cịn sử dụng nhiều kĩ thuật khác để hỗ trợ cho việc xác định phản ứng KN – KT. Đĩ là kĩ thuật miễn dịch điện di, miễn dịch huỳnh quang, miễn dịch phĩng xạ, kĩ thuật chất hấp thụ miễn dịch gắn enzim …

Kĩ thật miễn dịch điện di: Để KT và KN khuếch tán trong điện trường trên thạch. Khi gặp nhau nếu là đặc hiệu thì sẽ tạo vịng cung kết tủa. Cĩ thể dùng huyết thanh bệnh nhân hay nước tiểu cơ đặc của bệnh nhân, cịn loại KN là loại đã biết trước. Phản ứng này chỉ cho kết quả định tính. Đối chứng là huyết thanh hay nước tiểu cơ đặc của người khoẻ mạnh.

Kĩ thuật miễn dịch huỳnh quang: KT hay KN đánh dấu bằng thuốc nhuộm huỳnh quang. KT đã gắn thuốc nhuộm huỳnh quang được gọi là Ky huỳnh quan. Ví dụ, muốn tìm vi khuẩn đặc hiệu với KT nào đĩ ta phết bệnh phẩm lên phiến kính, cố định tiêu bản rồi phủ KT huỳnh quang lên trên rồi quan sát dưới kính hiển vi. Vi khuẩn nào phát sáng là đã kết hợp với KT huỳnh quang đặc hiệu tương ứng. Cịn cĩ kĩ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp cho kết quả nhậy hơn. Cách tiến hành là sau khi cho KT khơng phát huỳnh quang (huyết thanh bệnh nhân) phản ứng với KN (vi khuẩn biết trước) ta bổ sung thêm KT đánh dấu phản ứng đặc hiệu với KN. Rửa để loại bỏ KT khơng gắn với KN rồi soi dưới kính hiển vi. Cĩ thể phát hiện dễ dàng KT đặc hiệu trong huyết thanh bệnh nhân mà khơng cần dùng nhiều máu.

Thí nghiệm miễn dịch phĩng xạ: Dựa trên sự cạnh tranh của KN đã đánh dấu ằng đồn vị phĩng xạ (ví dụ 125I) với KN khơng đánh dấu gắn với KT đặc hiệu. Ống đối chứng (A) dùng KN đã biết trước được đánh dấu bằng đồng vị phĩng xạ, cho kết hợp với KT đặc hiệu. Rửa bỏ KN khơng gắn với KT rồi đo phĩng xạ của phức hệ KT – KN. Ống thí nghiệm (B) cũng làm như trên nhưng KN cần thử khơng đánh dấu. Rửa KN đánh dấu ỏ trạng thái tự do. Độ phĩng xạ của phức hệ KN – KT. So sánh tỉ lệ về độ phĩng xạ giữa A và B.

Ngọc Hải

Thí dụ chất hấp thụ miễn dịch gắn enzim: Thí nghiệm này cho phép xác định KN hay KT ở nồng độ rất thấp (chỉ khoảng 0,1 ng/ml). Nguyên tăc cũng tương tự như miễn dịch huỳnh quang, nhưng thay vì gắn KT với thuốc nhuộm huỳnh quang thì lại gắn KT với một enzim. Khi thêm cơ chất thích hơp vào phản ứng thì enzim sẽ thuỷ phân cơ chất và tạo ra chất cĩ màu. Căn cứ vào cường độ màu mà biết được nồng độ KT hay KN.

Một phần của tài liệu lý thuyết sinh học 10 ôn thi đại học (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w