7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Đời sống cƣ dân, văn hóa xã hội
2.1.2.1. Đời sống cư dân
Làng có một trục đƣờng chính chạy từ bờ bắc sông Cầu theo chiều dòng chảy, lần lƣợt qua xóm 1, xóm 2, xóm 3 và xóm 4. Ở mỗi xóm lại chia thành đƣờng xƣơng cá về các ngõ các nhà. Theo lời của cán bộ địa phƣơng, Thổ Hà ngày nay có 800 hộ với hơn 3.000 nhân khẩu, trong đó có khoảng một nửa số hộ làm nghề tráng bánh đa nem và làm mì gạo, các hộ còn lại làm nghề buôn bán tự do. Làng hiện chỉ còn một hợp tác xã gốm hoạt động cầm chừng với quy mô nhỏ, do ông Trịnh Đắc Tân hậu duệ đời thứ 10 của gia đình làm nghề gốm tái gây dựng nên. Vuông góc với trục đƣờng chính là các ngõ xóm sâu và hẹp. Dấu tích của nghề gốm vang bóng một thời còn in dấu ở nơi đây qua những bức tƣờng ngõ cổ và tƣờng nhà, xây toàn bằng những mảnh gốm vỡ hay tiểu sành phế phẩm. Tƣờng xây không dùng chút vôi vữa nào mà chỉ dùng bùn sông để kết dính. Qua bao năm tháng những bức tƣờng đó vẫn vững chãi, trầm mặc nhƣ thách thức với thời gian. Nó cũng chính là những chứng tích của một phế đô gốm vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mặc dù là một vùng quê mang đậm nét của làng quê Bắc Bộ nhƣng ngƣời dân Thổ Hà chủ yếu sống bằng nghề thủ công và buôn bán nên họ khá năng động trong cuộc sống. Khi nghề gốm không còn hoạt động thì nhiều ngƣời đã tìm ra những hƣớng đi khác, nhƣ tráng bánh đa nem, làm mì gạo hay chăn nuôi. Vì vậy mà đời sống của ngƣời dân Thổ Hà có mức sống khá so với các miền quê khác. Nhiều ngƣời con làng Thổ Hà học hành đỗ đạt và trƣởng thành bằng nghề buôn bán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3: Một bức tƣờng cũ bằng phế phẩm gốm ở làng nghề gốm Thổ Hà
2.1.2.2. Đời sống văn hóa - xã hội
Thổ Hà là một trong những làng quan họ của xứ Kinh Bắc xƣa. Hàng năm, từ 20 đến 22 tháng giêng Âm lịch là Hội làng. Hội có lễ rƣớc Thành Hoàng và nhiều trò chơi mang đậm nét văn hóa làng xã nhƣ đấu vật, chọi gà, cờ tƣớng, cầu nƣớc, diễn tuồng… và không thể thiếu là hát quan họ của các liền anh liền chị, với những làn điệu mƣợt mà, đằm thắm, tha thiết bên bến nƣớc sông Cầu.
Làng Thổ Hà là một quần thể kiến trúc cổ có quy mô lớn và giàu giá trị văn hóa. Gồm có đình làng, chùa và văn chỉ. Đây là ba di tích lịch sử văn hóa đƣợc nhà nƣớc công nhận và xếp hạng. Góp phần vào quần thể kiến trúc đó còn có gần hai chục tấm bia, cổng làng, bốn ngôi điếm của bốn xóm và nhiều ngôi nhà cổ hàng trăm năm, đƣợc xây dựng theo kiến trúc nhà cổ đồng bằng Bắc Bộ. Cổng làng Thổ Hà có kiến trúc đẹp, bề thế và cổ kính, là một trong những chiếc cổng đẹp nhất ở vùng trung và hạ lƣu sông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cầu. Quanh khu vực cổng làng, đình và chùa còn có những cây đa hàng trăm năm tuổi. Đây là những di sản văn hóa vô cùng quý báu của làng và của quốc gia.
Hình 4: Cổng vào làng nghề gốm Thổ Hà
Đình Thổ Hà là ngôi đình nổi tiếng xứ Kinh Bắc. Đó là một công trình kiến trúc quy mô trên một khu đất rộng 3.000m2, thể hiện nghệ thuật điêu khắc độc đáo của ông cha. Đình đƣợc xây dựng năm 1685 thời vua Lê Hy Tông, năm Chính Hòa thứ 7. Đình thờ Thành Hoàng làng là vị Tổ nghề Đào Trí Tiến. Đình đã từng đƣợc chính quyền thực dân Pháp xếp hạng trong Viện Bảo tàng Bác Cổ Đông Dƣơng. Năm 1960, đình đƣợc Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Đình đƣợc xây dựng theo kiểu chữ Công, hoàn toàn bằng gỗ lim. Tòa bái đƣờng dài 27m, rộng 16m, dựng trên nền cao 0,5m, xung quanh bó đá tảng xanh, chia làm ba cấp. Mái đình lợp ngói to bản, bốn góc là những đầu đao cong vút. Đầu bờ nóc uốn quanh hình lƣỡi liềm, góc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mái có gắn nghê, thú nhỏ bằng sành nung già lửa đỏ tía. Có tất cả 22 đầu bẩy lực lƣỡng chạm rồng, mây, nghê, thú rất trau chuốt. Bái đƣờng chia làm 7 gian, 48 cột lim, bộ khung mái chạm trổ tinh vi, nhiều cảnh trí sinh động. Đặc biệt có khá nhiều hình thiếu nữ mặc váy dài, yếm, búi tóc hoặc chít khăn với nét mặt rạng rỡ trong tƣ thế cƣỡi phƣợng, đè rồng hoặc đang nhảy múa giữa các lớp mây bềnh bồng. Lòng bái đƣờng lát đá xanh nhẵn bóng. Bức cửa võng thếp vàng chạm trổ lộng lẫy làm cho bái đƣờng càng thêm trang nghiêm cổ kính. Đình Thổ Hà là một trong hai đình cổ và lớn nhất của Bắc Giang (đình Lỗ Hạnh).
Hình 5: Ngƣời dân phơi bánh đa ở Đình làng nghề gốm Thổ Hà
Chùa Thổ Hà có tên Đoan Minh Tự cũng là một công trình kiến trúc có quy mô lớn và là công trình kiến trúc điêu khắc độc đáo cho lối chùa cổ của làng quê Bắc Bộ. Chùa đƣợc xây dựng theo lối nội Công ngoại Quốc (bên trong là chữ Công, bên ngoài là chữ Quốc), hoàn toàn bằng gỗ lim và hết sức độc đáo. Theo nội dung ghi trên rồng đá ở cửa chùa thì rồng đá đƣợc mua năm Giáp Thân 1580 đời nhà Mạc. Nhƣ vậy, có thể hiểu là sau khi chùa đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xây dựng, rồng đá mới đƣợc mua về. Chùa có cổng tam quan, gác chuông và tiền đƣờng, phía trƣớc cửa chùa có hai sấu đá, bên phải là bia chùa hình vuông, bốn mặt khắc chữ. Gác chuông và tiền đƣờng đƣợc chạm trổ lộng lẫy với các đề tài rồng mây, hoa lá. Chùa thờ tƣợng các đấng cứu thế nhƣ: Phật tổ Nhƣ Lai, Phật bà Quan Âm...
Văn chỉ là nơi thờ Đức thánh Khổng (tƣợng Đức thánh Khổng lớn bằng đồng). Ngoài ra còn ghi tên các bậc tiên nho, tiên hiền của Thổ Hà có học vị thi đỗ qua các triều đại. Văn chỉ làng đƣợc nhà nƣớc công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 1999. Văn chỉ ở cạnh chùa. Miếu thờ lộ thiên, hai bên có hai dãy bia đá thẳng tắp, xây dựng năm 1680 đời Lê Chính Hòa. Hiện nay còn cái nền nhà cũ và còn nguyên vẹn 8 tấm bia đá bắt đầu từ 1680 đến 1856 Tự Đức cửu niên, trong đó ghi số thí sinh trúng tuyển là 75 ngƣời. Văn chỉ giờ đây vẫn là nơi lƣu giữ và duy trì truyền thống hiếu học của ngƣời dân Thổ Hà.
Qua tất cả những quần thể kiến trúc, điêu khắc và văn hóa của làng Thổ Hà ta có thể thấy đƣợc lịch sử hƣng thịnh, giàu có của làng gốm Thổ Hà xƣa kia.