Đặc điểm nguồn gốc

Một phần của tài liệu từ ngữ nghề gốm thổ hà (Trang 66 - 69)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Đặc điểm nguồn gốc

Do khuôn khổ là một luận văn cao học, nên chúng tôi chƣa có điều kiện phân tích cặn kẽ nguồn gốc của từ ngữ nghề gốm Thổ Hà. Mặc dù vậy, qua việc phân tích, khảo sát từ ngữ nghề gốm Thổ Hà, bƣớc đầu chúng tôi có một số nhận xét sau về nguồn gốc từ ngữ nghề gốm Thổ Hà:

- Các từ ngữ nghề gốm Thổ Hà đƣợc phát sinh từ ba nguồn: Thuần Việt, Hán Việt và Ấn Âu. Trong đó từ ngữ thuần Việt chiếm số lƣợng lớn nhất, từ ngữ Hán Việt có số lƣợng lớn thứ hai và từ ngữ có nguồn gốc Ấn Âu có số lƣợng ít nhất.

- Bên cạnh những từ ngữ thuần Việt, Hán Việt và Ấn Âu còn xuất hiện những từ ngữ có sự pha trộn nhƣ:

+ Thuần Việt – Hán Việt

Ví dụ: bể cá lục lăng, bể cá bát giác, chậu cảnh lục lăng, …

+ Thuần Việt - Ấn Âu

Ví dụ: bể cá ô-van, chậu cảnh ô-van

2.3. TIỂU KẾT

Qua việc nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ và đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của từ ngữ nghề gốm Thổ Hà chúng tôi đi đến một vài nhận xét sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.1. Nghề gốm Thổ Hà là một nghề cổ truyền có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Nó làm nên những giá trị vật chất và văn hóa tinh thần vô cùng quý báu và lớn lao cho làng quê Thổ Hà nói riêng và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Những từ ngữ của nghề gốm Thổ Hà lƣu giữ trong mình những giá trị rất lớn về ngôn ngữ học cũng nhƣ về văn hóa học. Nó làm nên bản sắc về văn hóa, con ngƣời xứ Kinh Bắc xƣa.

2.3.2. Về đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa và nguồn gốc của từ ngữ nghề gốm Thổ Hà có những điểm đáng chú ý sau:

+ Đơn vị từ chiếm số lƣợng rất lớn, đơn vị ngữ chiếm số lƣợng ít hơn bằng khoảng 1/5 số lƣợng đơn vị từ ngữ. Về cấu tạo chủ yếu là cấu trúc phức, chiếm số lƣợng lớn nhất.

+ Về quan hệ ngữ nghĩa thì quan hệ chính phụ là quan hệ chủ đạo, quan hệ đẳng lập chiếm vị trí khiêm tốn

+ Từ ngữ nghề gốm Thổ Hà chủ yếu có nguồn gốc là từ thuần Việt và Hán Việt, từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Ấn Âu có số lƣợng rất ít. Từ ngữ gốm Thổ Hà xuất hiện những từ ngữ có sự pha trộn giữa từ ngữ thuần Việt – Hán Việt - Ấn Âu

2.2.3. Về phƣơng thức định danhcác từ ngữ nghề gốm Thổ Hà thƣờng đƣợc đặt tên trên cơ sở mối quan hệ về đặc điểm hình thức; chức năng và mục đích sử dụng; đặc điểm tính chất, màu sắc; hình thức trang trí, tạo hình; sự đánh giá chất lƣợng, trạng thái của sự vật.

Ngoài việc dựa vào những đặc điểm tƣơng đồng của các sự vật dựa trên các mối quan hệ nói trên, thì giữa các sự vật còn có cách định danh không theo quy luật.

Ví dụ:

ang hàng, ang trung, ang tiểu tiểu hòm, tiểu trung, tiểu đại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhƣ vậy trungtiểu cùng trƣờng nghĩa, nhƣng hàng vớ i

trungtiểu thì lại khác về trƣờng nghĩa, hay hòm khác trƣờng với

trungđại

Đây chính là phƣơng thức định danh khác lạ của từ ngữ nghề gốm Thổ Hà, cần đi tìm hiểu sâu hơn ở những chuyên luận khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 3

VIỆC SỬ DỤNG VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ NGHỀ GỐM THỔ HÀ

Một phần của tài liệu từ ngữ nghề gốm thổ hà (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)