7. Cấu trúc của luận văn
3.3.6. Văn hóa về thế giới quan
Thoạt nhìn về những đặc điểm văn hóa, tƣ duy của từ ngữ nghề gốm Thổ Hà thì những quan niệm về vũ trụ có vẻ nhƣ mờ nhạt, nhƣng nếu xem xét thật kỹ, tỉ mỉ thì chúng ta lại hoàn toàn ngỡ ngàng rằng: từ ngữ nghề gốm Thổ Hà thể hiện cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới khách quan hết sức rõ nét và sâu sắc. Đó có thể là cái nhìn, sự khám phá ngây thơ về vũ trụ, song nó lại thể hiện hết sức rõ ràng đặc trƣng tƣ duy của ngƣời Việt về thế giới khách quan.
Cụ thể là, sản phẩm gốm của Thổ Hà rất phong phú, đủ chủng loại với nhiều kích cỡ, nhƣng khi chế tác thì những sản phẩm đó đƣợc phân ra
làm hai loại cơ bản. Đó là hàng vuông và hàng tròn. Câu hỏi đặt ra ở đây
là tại sao ngƣời Thổ Hà lại gọi là hàng vuông hay hàng tròn mà không phải là hàng to, hàng nhỏ hay hàng cao, hàng thấp… Để lý giải điều này, chúng tôi tìm hiểu sang lĩnh vực văn hóa của ngƣời Việt đôi chút, đó là quan niệm về vuông và tròn. Theo lối tƣ duy cổ xƣa của ngƣời Việt thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cho trời, thuộc về phần dƣơng (theo triết lý âm dƣơng ngũ hành). Ngoài ra
vuông và tròn còn là biểu tƣợng về sự viên mãn, đủ đầy, hạnh phúc nhƣ trong cách nói của ngƣời Việt (mẹ tròn, con vuông; tính cuộc vuông tròn…). Không khó khăn gì để ta có thể nhận thấy hầu hết tất cả những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con ngƣời nhƣ ang,
ấm, chĩnh, chõ, chậu, chén, ché, vò… đều thuộc hàng tròn, duy chỉ có sản
phẩm tiểu sành dùng để đựng hài cốt của ngƣời đã chết, đi về cõi âm, về với đất thì thuộc hàng vuông. Nhƣ vậy, tất cả những sản phẩm phục vụ nhu cầu dân sinh hàng ngày của con ngƣời thì đều thuộc về phần dƣơng, thuộc trời còn những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tâm linh, ngƣời đã chết thì thuộc về phần âm, thuộc đất. Tại sao họ không tạo ra những cái ấm, cái bát, chĩnh, chõ, chum, vại… có hình vuông hay ngƣợc lại những cái tiểu sành có hình tròn? Điều này chẳng phải thể hiện tƣ duy của ngƣời Việt về trời đất (trời tròn, đất vuông), âm dƣơng đó sao? Đây chính là vũ trụ quan của ngƣời Việt đƣợc thể hiện trong từ ngữ nghề gốm Thổ Hà
Qua tên gọi những sản phẩm gốm Thổ Hà chúng ta có thể nhìn thấy chiều dài, chiều sâu và chiều cao văn hóa của ngƣời Việt. Đây là một dân tộc có lịch sử phát triển lâu đời, có nền văn hóa đặc trƣng phƣơng Đông, có tập quán hiền hòa, thuần phác của những cƣ dân lúa nƣớc, có đời sống văn hóa tâm linh hết sức phong phú và sâu sắc.
3.4. TIỂU KẾT
3.4.1. Qua việc so sánh và đối chiếu giữa từ ngữ nghề gốm Thổ Hà và từ ngữ nghề nghiệp gốm sứ Bát Tràng trong sử dụng ta có thể nhận thấy từ ngữ của hai làng nghề này có rất nhiều điểm tƣơng đồng. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi đây đều là những làng nghề thủ công cùng sử dụng nguyên vật liệu là đất sét để tạo ra những sản phẩm gốm. Gốm Thổ Hà và gốm sứ Bát Tràng đều có lịch sử làng nghề với thời gian tƣơng đƣơng nhau, và là một trong ba trung tâm gốm lớn nhất của ngƣời Việt. Bên cạnh đó vẫn có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
những điểm khác biệt trong việc định danh sản phẩm gốm ở hai làng nghề. Điều này có thể lý giải bởi những nguyên nhân nhƣ chất đất của hai làng nghề gốm là khác nhau, sản phẩm của Thổ Hà ít phong phú hơn của Bát Tràng, nghề gốm ở Thổ Hà hiện tại đã mai một còn ở Bát Tràng ngày càng phát triển thịnh vƣợng và bền vững… Chính vì vậy mà từ ngữ nghề gốm Bát Tràng vẫn phát triển không ngừng trong khi đó một số từ ngữ nghề gốm Thổ Hà đang có nguy cơ biến mất. Đây cũng là điều trăn trở của ngƣời viết luận văn này.
3.4.2. Thông qua việc tìm hiểu về phƣơng thức định danh, trƣờng từ vựng ngữ nghĩa… của từ ngữ nghề gốm Thổ Hà chúng tôi đã bƣớc đầu tìm hiểu những yếu tố văn hóa ẩn chứa bên trong những từ ngữ nghề gốm nơi đây. Đây có thể là những gợi ý nhỏ, những bƣớc đi đầu cho vấn đề nghiên cứu của chúng tôi về yếu tố văn hóa, tƣ duy trong từ ngữ nghề gốm nói riêng và từ nghề nghiệp nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
Phải thừa nhận một thực tế rằng, do nghề gốm của Thổ Hà hiện nay đã bị mai một, nên việc sử dụng từ ngữ nghề nghiệp ở đây cũng không còn thƣờng xuyên nữa, đồng nghĩa với nó là một số từ ngữ đã mất đi. Do vậy trong quá trình sƣu tầm chúng tôi không tránh khỏi việc bỏ sót từ ngữ. Nhƣng bằng sự nỗ lực hết mình, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của những nghệ nhân tâm huyết, chúng tôi đã có đƣợc bảng từ ngữ về nghề gốm Thổ Hà gồm 344 từ ngữ. Trên cơ sở tổng hợp, miêu tả, phân tích chúng tôi đi đến một vài nhận xét về từ ngữ nghề gốm Thổ Hà nhƣ sau.
1. Từ ngữ nghề gốm Thổ Hà nói riêng và từ nghề nghiệp nói chung
là một bộ phận của ngôn ngữ toàn dân. Từ nghề nghiệp là những từ ngữ dùng để chỉ những sản phẩm, công cụ, thao tác và toàn bộ những gì liên quan tới một nghề nghiệp nhất định nào đó, đƣợc những ngƣời cùng trong nghề biết và sử dụng.
1.1. Khái niệm từ nghề nghiệp cũng cần phải hiểu một cách linh hoạt,
bởi vì, trong quá trình hành chức, từ nghề gốm Thổ Hà nói riêng và từ nghề nghiệp nói chung đã đi vào vốn từ vựng toàn dân một cách hết sức tự nhiên. Do vậy không phải tất cả những từ ngữ nghề nghiệp nào cũng đòi hỏi ngƣời trong nghề mới biết và sử dụng, mà ngƣợc lại, kể cả những ngƣời ngoài nghề
cũng có thể biết và sử dụng, ví nhƣ: ang, chĩnh, chõ, chum, vại…là những từ
đƣợc mọi ngƣời biết và sử dụng mặc dù đó là từ nghề nghiệp. Đây là sự đóng góp to lớn của từ nghề gốm nói riêng và từ nghề nghiệp nói chung đối với sự phong phú của vốn từ toàn dân
1.2. Từ nghề gốm nói riêng và từ nghề nghiệp nói chung vay mƣợn khá nhiều từ toàn dân vào trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Ví dụ những từ nhƣ: đấm, cắt, vuốt, ải, đại, trung, tiểu, rạn, phồng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nếu chỉ sử dụng những vốn từ ít ỏi mang tính chuyên biệt hóa của từ nghề nghiệp thì việc định danh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không thể định danh đƣợc. Chính vì vậy hiện tƣợng trên xuất hiện khá nhiều trong từ nghề nghiệp.
1.3. Nhƣng sở dĩ ngƣời ta vẫn phải phân biệt rõ ràng giữa từ nghề nghiệp và từ toàn dân là bởi, với những từ nhƣ: bao, giơi, cẩn, mã vĩ, thép,
bịch… thì không phải ai cũng có thể hiểu đƣợc, thậm chí có những từ phải là
ngƣời thợ có chuyên môn sâu mới hiểu hết đƣợc nghĩa của nó nhƣ: báng, vành náu... Điều này làm nên sức sống riêng cho từ ngữ nghề gốm Thổ Hà nói riêng và từ nghề nghiệp nói chung
1.4. Trong quá trình tiếp xúc hai chiều, hay có thể hiểu là sự giao thoa giữa từ ngữ nghề gốm Thổ Hà và từ toàn dân đã xuất hiện hiện tƣợng pha trộn. Đó là hiện tƣợng nghĩa phái sinh của từ toàn dân khi trở thành từ nghề
nghiệp. Ví dụ: vỗ trong từ toàn dân có nghĩa gốc là một động từ đập bàn tay
lên bề mặt nhƣng đƣợc sử dụng trong nghề gốm Thổ Hà với nghĩa là số từ
lần tạo ra tấm đất, một tấm đất để có thể đưa vào tạo hình phải trải qua 4 đến 5 vỗ mới đạt được độ nhuần nhuyễn…
2. Thông qua đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa và phƣơng thức định danh
của từ ngữ nghề gốm Thổ Hà chúng tôi đi đến một số nhận xét sau:
2.1. Từ ngữ nghề gốm Thổ Hà chủ yếu có cấu tạo hai thành tố, trong
đó một thành tố chính (thƣờng đứng trƣớc), một thành tố phụ (thƣờng đứng sau), loại từ này có 157/344 từ ngữ chiếm 45,33%. Tiếp đến là từ có một thành tố (từ đơn) có 121/344, chiếm 35,17%, còn lại là các loại từ ngữ khác chiếm số lƣợng hạn chế. Phải chăng do đặc trƣng của nghề thủ công đòi hỏi ngƣời thợ phải có sự tập trung cao, phải có những thao tác nhanh, gọn, dứt khoát mà từ đơn và từ có hai thành tố đƣợc sử dụng phổ biến trong việc định danh nhằm tiết kiệm đơn vị ngôn ngữ nhƣng vẫn đạt đƣợc hiệu quả! Mặt khác nhƣ đã trình bày, từ ngữ nghề nghiệp có một đặc điểm nổi bật, đó là tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
truyền miệng hay khẩu ngữ, vì thế nó luôn chọn cho mình những loại từ có cấu trúc ngắn gọn, không rƣờm rà.
2.2. Phƣơng thức định danh của từ ngữ ngữ nghề gốm Thổ Hà dựa trên một vài đặc điểm nhƣ sự tƣơng đồng về đặc điểm hình thức; mục đích, chức năng sử dụng; đặc điểm tính chất; những tiêu chí đánh giá chất lƣợng sản phẩm… Đó là những cách gọi tên hết sức cụ thể, mang tính trực quan sinh động, dễ hiểu. Đây cũng chính là đặc điểm nổi bật để có thể phân biệt từ ngữ nghề nghiệp với thuật ngữ khoa học.
3. Thông qua việc phân loại trƣờng từ vựng ngữ nghĩa và những đặc điểm văn hóa in dấu trong từ ngữ nghề gốm Thổ Hà chúng tôi đi đến một vài những nhận xét nhƣ sau:
3.1. Về trƣờng nghĩa của từ ngữ nghề gốm Thổ Hà, thông qua việc phân tích, miêu tả và xếp loại chúng tôi nhận thấy:
- Trƣờng nghĩa chỉ sản phẩm chiếm số lƣợng lớn nhất 138/344, chiếm 40,1% trong tổng số từ ngữ, điều đó cho thấy sự phong phú của các loại sản phẩm gốm nơi đây, đồng thời biểu hiện đƣợc sự khéo léo, tài hoa của những ngƣời “nghệ sĩ gốm Thổ Hà”. Từ những vật vô tri, họ đã thổi hồn mình vào đó, biến nó trở thành những vật dụng vô cùng hữu ích và giàu giá trị văn hóa.
- So với trƣờng nghĩa của từ ngữ nghề nghiệp gốm sứ Bát Tràng thì từ ngữ nghề gốm Thổ Hà có sự khác biệt dễ dàng nhận ra. Đó là, ngoài những trƣờng nghĩa giống nhau, thì từ ngữ gốm sứ Bát Tràng có trƣờng nghĩa chỉ men và chất màu nhƣng từ ngữ nghề gốm Thổ Hà không có, ngƣợc lại từ ngữ Thổ Hà có trƣờng nghĩa chỉ họa tiết trang trí nhƣng từ ngữ gốm sứ Bát Tràng lại không có. Theo chúng tôi, sự khác biệt này là do đặc trƣng của hai làng nghề gốm trên, làng gốm Thổ Hà là gốm sành, tức gốm mộc không sử dụng men tráng mà bản thân sản phẩm có một lớp men tự tiết do đƣợc nung ở nhiệt độ cao. Do vậy, phải chăng để tạo ra đƣợc nét độc đáo riêng mà ngƣời thợ gốm Thổ Hà đã rất công phu trong việc tạo ra những hình thù, hoa văn, họa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tiết trang trí cho sản phẩm gốm của mình! Trong khi đó với thế mạnh của mình, thợ gốm Bát Tràng lại cuốn hút ngƣời sử dụng bằng những nƣớc men hết sức tinh tế và bắt mắt. Chính yếu tố trên đã tạo nên sự phong phú cho những sản phẩm gốm của ngƣời Việt.
3.2. Thông qua cách gọi tên những sản phẩm gốm của Thổ Hà, chúng
ta còn thấy những yếu tố văn hóa mang đậm tính dân tộc, ẩn chứa bên trong mỗi từ ngữ nghề gốm Thổ Hà. Đó là những tập quán hết sức gần gũi quen thuộc, nó gắn bó máu thịt với mỗi ngƣời Việt ta. Từ tập quán ăn uống, ứng xử với tự nhiên, xã hội, cho đến những thú tiêu khiển tao nhã giàu tính nhân văn, rồi những phong tục hết sức đáng trân trọng, gìn giữ, nhƣ tục thờ cúng tổ tiên, ông bà và những ngƣời có công; đến những quan niệm nhân sinh quan, vũ trụ quan… tất cả đều đƣợc thể hiện trong những từ ngữ gọi tên những sản phẩm gốm Thổ Hà. Nhƣ vậy, rõ ràng ngoài những những công năng sử dụng của gốm Thổ Hà, những từ để gọi tên những sản phẩm đó chứa đựng đáng kể những giá trị văn hóa dân tộc hết sức quý báu cần phải giữ gìn. Bởi qua đó ta có thể nhận thấy chiều dài, chiều sâu và chiều cao văn hóa của ngƣời Việt. Đây là một dân tộc có lịch sử phát triển lâu đời, có nền văn hóa đặc trƣng phƣơng Đông, có tập quán hiền hòa, thuần phác của những cƣ dân lúa nƣớc, có đời sống văn hóa tâm linh giàu giá trị nhân văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÁC CÔNG TRÌNH, BÀI BÁO ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
Từ ngữ nghề gốm Thổ Hà Bắc Giang, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1-2, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
2. Bia Thủy tạo đình miếu đình làng Thổ Hà.
3. Ngôn Thị Bích (2009), Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày (có so sánh với tiếng Việt), Luận văn thạc sĩ, Thái Nguyên.
4. Nguyễn Xuân Cần (1974), Gốm Thổ Hà, Hà Bắc ngàn năm văn hiến,
tập 3, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Đỗ Hữu Châu (1996), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
6. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2006), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Hoàng Thị Châu (1995), Tiếng Việt trên các miền đất nước - Phương
ngữ học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1998), Cơ sở ngôn
ngữ học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Trần Khánh Chƣơng (1990), Nghệ thuật gốm Việt Nam, Nxb Mỹ thuật,
Hà Nội.
12. Nguyễn Thiện Giáp (1985) Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2002),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (2004), Lược sử Việt ngữ học, tập 1, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học quốc
gia, Hà Nội.
17. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang (1998), Từ tiếng
Việt: Hình thái - cấu trúc - từ láy - từ ghép - chuyển loại, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
19. Cao Xuân Hạo (2007), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ
nghĩa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
20. Phạm Văn Hảo (1988), “ Về đặc trƣng một số đƣờng đồng ngữ trong các phƣơng ngữ tiếng Việt”, Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. Trƣơng Minh Hằng (2000), Làng gốm Thổ Hà, Công trình khoa học cấp
Viện, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Hà Nội.