7. Cấu trúc của luận văn
2.1. CẢNH HUỐNG XÃ HỘI, NGÔN NGỮ CỦA NGHỀ GỐM THỔ HÀ
Thổ Hà là tên gọi một làng thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, thuộc đất Kinh Bắc xƣa. Đó là một ngôi làng cổ, mang nét đặc trƣng tiêu biểu của làng cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ với phong cảnh hữu tình, cây đa, bến nƣớc, sân đình, những nếp nhà nằm sâu trong các ngõ hẻm cổ kính rêu phong. Khác với các làng ở đồng bằng Bắc Bộ, dân Thổ Hà hoàn toàn không có ruộng, bao đời sống bằng "gạo chợ nƣớc sông", thu nhập từ nghề thủ công và buôn bán nhỏ. Từ 1960 trở về trƣớc, nơi đây là một trong những trung tâm sản xuất gốm lớn nhất của cả nƣớc (cùng với Bát Tràng, Phù Lãng). Gốm Thổ Hà từng theo thuyền bè xuôi ngƣợc sông Cầu đến mọi miền đất nƣớc. Từ những năm 80 của thế kỷ trƣớc trở lại đây nghề gốm đã không còn trụ vững trƣớc cơ chế thị trƣờng mà thay vào đó là nghề làm bánh đa nem và làm mì gạo. Thời điểm này các lò gốm ở Thổ Hà đều nguội lạnh, có chăng chỉ còn ngọn lửa leo lét trong lòng những nghệ nhân gốm cao niên lực bất tòng tâm. Thật may thay, vẫn còn những ngƣời nặng lòng và tâm huyết với nghề tổ của ông cha nhƣ ông Trịnh Đắc Tân, là hậu duệ đời thứ 10 trong gia đình làm nghề gốm. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn từ kinh phí , kinh nghiệm thậm chí cả niềm tin của ngƣời dân vào sự hồi sinh của nghề cổ cũng không còn, nhƣng đầu những năm 2000 ông Tân quyết định và quyết tâm khôi phục lại nghề cổ truyền đã từng mang lại sự giàu có, phồn hƣng cho mảnh đất Thổ Hà.
2.1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên làng Thổ Hà
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Theo nội dung có ghi trong bia Thủy tạo đình miếu ở đình làng Thổ Hà thì làng nằm ở 210
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đông (tọa độ của đình làng) [49]. “Cách Hà Nội 35 km đƣờng bộ về phía Bắc. Làng có chiều dài 1,1 km, chiều ngang rộng nhất 150m. Thổ Hà có vị trí nhƣ một ốc đảo trên diện tích 20 ha; ba phía Đông, Nam và Tây đƣợc bao bọc bởi sông Cầu, phía Bắc là đồi núi thấp” [28, tr. 18]. Phải chăng cái tên làng Thổ Hà là do địa thế, địa hình của làng mà ra ? (Thổ Hà - đất ven
sông). Theo bia Thủy tạo đình miếu dựng năm 1692 có ghi " …địa hình sơn
thủy, Thổ Hà eo lại ở phía Đông giống nhƣ hình con rồng quay lại chầu chốn tổ. Ở phía Tây tựa hình con hổ ngồi chầu về tôn miếu. Ở phía Nam thì đỉnh non nguyệt ghi rõ sách trời…" [2]. Địa thế ấy và nghề gốm cổ truyền ấy đã khiến Thổ Hà trở thành một trong những làng nghề phát triển thịnh vƣợng thời bấy giờ.
Hình 1: Vị trí hành chính làng nghề gốm Thổ Hà (màu đỏ) xã Vân Hà - huyện Việt Yên - Bắc Ninh
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Thổ Hà nằm bên bờ sông Cầu nên giao thông đƣờng thủy rất thuận tiện, thuyền bè đi lại tấp nập, ngay cả tàu lớn cũng có thể chạy trên sông. Xuôi sông Cầu, tàu thuyền có thể về Phả Lại và ra biển, ngƣợc sông Cầu có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thể lên Hiệp Hòa và Thái Nguyên. Than từ Quảng Ninh đƣợc chở bằng thuyền hay xà lan về các lò gốm của làng. Sản phẩm gốm của làng cũng theo đƣờng sông tới các vùng miền trong cả nƣớc một cách thuận tiện. Lên miền ngƣợc, gốm Thổ Hà có ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, về xuôi thì xuống Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hƣng Yên, rồi vào cả Thanh Nghệ Tĩnh.
Thổ Hà ba mặt là sông, bƣớc ra khỏi làng là xuống đò. Làng có hai bến đò: bến Chùa nằm ngay trƣớc cửa đình, bến Dƣới nằm ở xóm ba. Trƣớc kia đò dọc, đò ngang với những mái chèo khoan nhặt trông thật thơ mộng. Dọc bờ sông là thuyền bè của dân vạn chài sinh sống.
Hình 2: Bến đò chính vào làng nghề gốm Thổ Hà (ảnh chụp từ bên này sông Cầu)
Thổ Hà nằm bên trong sông Cầu nên vào mùa mƣa, nƣớc sông Cầu ngập hết các đƣờng làng ngõ xóm, nhà nọ sang nhà kia phải đi bằng thuyền thúng. Ngƣời dân Thổ Hà đã quen với cảnh ngập lụt, mỗi năm làng phải chịu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vài lần ngập lụt, mỗi lần kéo dài vài ngày, nƣớc sông dâng cao kéo dài từ chân đê bờ Nam sang tận các nhà dân ở bờ Bắc. Nhiều nhà nƣớc ngập đến sân hoặc vào tận trong nhà, những nhà sát sông nƣớc có thể ngập đến ngực. Tuy vậy ngƣời dân Thổ Hà lại mong chờ nƣớc lụt. Mỗi lần nhƣ vậy dƣờng nhƣ phù sa sông Cầu bồi đắp cho làng một sức sống mới...