Giải pháp phát triển về môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp ở Hà Nội (Trang 110 - 119)

CHƢƠNG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI (1995-2008)

3.2.4Giải pháp phát triển về môi trƣờng.

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Tăng cường sự phối hợp trên cơ sở phân định và thực hiện đúng chức năng các cơ quan quản lý nhà nước, trước hết là giữa Ban Quản lý các KCN và KCX Hà Nội và các Sở, Ban ngành liên quan (Sở Kế hoach và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở tài nguyên môi trường và Nhà đất, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương...). Trong quản lý, kiểm tra và sử lý các vi phạm về môi trường cũng như quản lý các sự cố môi trường.

Hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý môi trường của Ban Quản lý các KCN và KCX Hà Nội theo tinh thần Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 và Nghị định 29/2008/NĐ-CP, ngày 14/3/2008, quy định về KCN, KCX và Khu kinh tế.

Tăng cường hiệu quả hoạt động và trách nhiệm của các công ty kinh doanh, hạ tầng KCN trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế, các cơ chế khuyến khích kinh tế trong chính sách cung cấp dịch vụ môi trường (thu gom và xử lý chất thải, đánh giá môi trường, tư vấn môi trường...) Theo

109

nguyên tắc “người gây ô nhiễm môi trường và người sử dụng, hưởng lợi từ môi trường phải trả tiền” (nguyên tắc PPP và nguyên tắc BPP)

Thực hiện quy hoạch hoàn chỉnh, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng của các KCN, CCN hiện có, đặc biệt cần giải quyết triệt để vấn đề thu gom và xử lý nước thải từ các KCN, CCN. Nhanh chóng thực hiện quy hoạch quản lý và xử lý chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại để tránh hiện tượng thu gom và xử lý chung với rác thải đô thị (đối với chất thải rắn thông thường) và lưu giữ chờ xử lý hay giao cho đơn vị tư nhân xử lý (đối với chất thải rắn nguy hại).

Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp (gồm cả doanh nghiệp sản xuất trong KCN, KCX và các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN), kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy, một trong những lý do các doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các quy định bảo vệ môi trường là do công tác thanh tra xử lý các vụ việc môi trường chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, các vi phạm chưa được xử lý nghiêm khắc, đúng pháp luật.

Tăng cường các biện pháp thưởng, khuyến khích thích hợp đối với các doanh nghiệp xây dựng và vận hành tốt các công trình xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Đồng thời xử phạt thích đáng các doanh nghiệp không coi trọng vấn đề này, gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến cộng đồng, gây ra khiếu kiện về môi trường.

Tăng cường hiệu quả giáo dục ý thức cộng đồng, nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với các vấn đề môi trường và phát triển bền vững, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những thách thức môi trường trong chiến lược kinh doanh, phát triển của mình cũng như tầm quan trọng và các lợi ích của việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn môi trường trong điều kiện hội nhập kinh tế, trên cơ sở đó giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Hoạt động này cần được thực hiện thường xuyên

110

thông qua việc tổ chức các chương trình đào tạo và tuyên truyển, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý.

Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường, đổi mới công nghệ, ưu tiên các công nghệ vừa nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, tiết kiệm chi phí sản xuất, ít gây ô nhiễm môi trường; hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các chương trình môi trường như 5S, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, tái chế và tái sử dụng chất thải... xây dựng hệ thống bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000.

Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp gồm thông tin về hiện trạng môi trường, các quy định/ tiêu chuẩn môi trường nói chung, quy định môi trường đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng, thông tin về dịch vụ môi trường, về hiệu quả các nguồn tài chính (như quỹ môi trường...) cho đầu tư bảo vệ môi trường...

Các giải pháp khác:

Đưa vào điều lệ quản lý quy hoạch KCN tiêu chí lựa chọn các dự án đầu tư mới như ưu tiên các loại hình sản xuất thân thiện với môi trường, không có yếu tố gây ô nhiễm nặng, có biện pháp xử lý chất thải rắn, lỏng, khí bảo đảm tiêu chuẩn cho phép và bố trí đúng vị trí quy hoạch thích hợp cho từng lô.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho công tác quản lý môi trường như các trung tâm thử nghiệm, đánh giá, điểm quan trắc... Thường xuyên thực hiện các chương trình quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nước, không khí ở các KCN và khu vực lân cận để có những phát hiện và xử lý kịp thời.

111

Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật như: quản lý chất thải nguy hại, chất thải thông thường, lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT – BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

Công khai thông tin và quan trắc môi trường KCN định kỳ; kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo đúng quy định của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Vận hành hệ thống xử lý nước thải thường xuyên, có nhật ký vận hành và được ghi, đo hàng ngày theo quy định hiện hành. Thực hiện quan trắc liên tục, tự động một số thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sau xử ký (đối với tất cả các điểm xả nước thải công nghiệp sau xử lý của KCN) như: pH, COD, cặn lơ lửng, amonia, độ màu... bảo đảm nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn Việt Nam.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án đầu tư bên trong KCN theo quy định tại điểm a, khoản 4, điều 36 của Luật bảo vệ môi trường; rà soát và yêu cầu các doanh nghiệp trong KCN đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Lắp đặt hệ thống đo lưu lượng nước thải của các doanh nghiệp sản xuất đổ vào hệ thống xử lý tập trung, theo dõi, giám sát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp theo đúng hợp đồng đã ký kết.

Đảm bảo các công trình thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của KCN hoạt động đúng kỹ thuật.

112

Đối với các doanh nghiệp sản xuất trong KCN

Bố trí đủ cán bộ có năng lực chuyên môn theo dõi công tác bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp theo tinh thần Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về KCN, KCX và khu kinh tế.

Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phế duyệt.

Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; xử lý nước thải đảm bảo quy định của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung của KCN; khí thải phát sinh phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải; thực hiện quản lý chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường; đối với chất thải rắn nguy hại cần phải lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ và kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định.

Nâng cao nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với các vấn đề môi trường và phát triển bền vững, về các thách thức và cơ hội trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm tạo sự đồng thuận và thay đổi hành vi trong mọi hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến vấn đề môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường tiếp cận và xử lý thông tin môi trường. Bên cạnh sự hỗ trợ thông tin của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cần chủ động trong việc tiếp cận thông tin thông qua các kênh khác nhau như các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thông quốc tế, các tổ chức và bạn hàng.

113

Áp dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) như là một phận quan trọng trong kế toán quản trị doanh nghiệp nhằm thu thập, đo lường, tính toán, tổng hợp và phân tích số liệu/ thông tin (vật chất và tiền tệ) liên quan đến môi trường một cách có hệ thống phục vụ cho hoạch định chính sách kinh doanh và môi trường của doanh nghiệp.

Áp dụng các tiếp cận quản lý môi trường tiên tiến như sản xuất sạch hơn (CP), tiết kiệm năng lượng (EE), sử dụng hiệu quả tài nguyên (RF), tái chế và tái sử dụng chất thải... nhằm vừa cải thiện hiện trạng môi trường vừa tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đầu tư đổi mới công nghệ nhằm sử dụng hiệu quả hơn các tài nguyên đầu vào, hạn chế chất thải ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO900, ISO14000, SA800, HACCP... nhằm nâng cao năng lực về quản lý, tổ chức và triển khai thực thi các vấn đề môi trường. Các doanh nghiệp có được các chứng nhận môi trường như ISO14000 là những doanh nghiệp có bộ máy quản lý môi trường khoa học, hiệu quả. Điều này thể hiện năng lực của doanh nghiệp trong việc sẵn sàng đối phó và xử lý các vấn đề môi trường.

Xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường có tính đến hướng thay đổi của thị trường về các sản phẩm thân thiện với môi trường cũng như những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của các đối tác kinh doanh (đặc biệt là các công ty đa quốc gia MNCs), các quốc gia về tiêu chuẩn môi trường đối với sản phẩm và quá trình sản xuất.

114

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, hệ thống KCN, KCX, KKT ở Việt Nam phát triển trong bối cảnh mới: Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Việt Nam đang trở thành địa điểm thu hút các nhà đầu tư lớn và có uy tín trên thế giới; vấn đề môi trường, lao động trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như của các quốc gia trên thế giới đang diễn biến phức tạp và ngày càng bức xúc; giá cả, lạm phát, an ninh lương thực trên thế giới chứa đựng nhiều nhân tố bất ổn... Bối cảnh trong nước và quốc tế đang đặt ra những cơ hội mới cùng với những thách thức mới cho các KCN, KCX, KKT, đòi hỏi các nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách cần nhận thức đúng đắn và chủ động nắm bắt cơ hội, khắc phục khó khăn để phát triển ổn định, bền vững các KCN, KCX, KKT.

Sau hơn 15 năm xây dựng và phát triển, các KCN ở Việt Nam đã từng buớc khẳng định được vị trí, vai trò của mình là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương theo hướng công nghiệp hoá, đóng góp ngày càng lớn trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; việc phát triển các KCN bước đầu đã đạt được những kết quả thắng lợi.

Với những đóng góp ngày càng quan trọng đối với phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia, các KCN đã và đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã chỉ đạo: “Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các KCN, KCX”. Ngày 14/3/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, tạo cơ sở pháp lý chung để quy hoạch, phát triển các KCN trên cả nước, xây dựng cơ chế hành chính một cửa, thống nhất về một đầu mối đối với quản lý nhà nước về KCN. Trước đó, về quy hoạch phát triển các KCN, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày

115

21/8/2006 phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN của Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thu hút đầu tư, phát triển các KCN, Việt Nam đã và đang hoàn thiện môi trường đầu tư hấp dẫn với chính sách pháp luật ngày càng minh bạch rõ ràng. Sự ra đời của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai là những dấu mốc quan trọng tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh hạ tầng KCN và của các doanh nghiệp trong KCN. Đồng thời, các văn bản này cũng là cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với việc phát triển KCN nói riêng và các hoạt động đầu tư, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam nói chung.

Trên cơ sở tiếp tục phát huy các kết quả đạt đã được đồng thời khắc phục những tồn tại trong phát triển các KCN thời gian qua, để đẩy mạnh hơn nữa vai trò của các KCN trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, trong thời gian tới, việc phát triển KCN cần có định hướng, kế hoạch triển khai cụ thể.

Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế của cả nước với nhiều ưu thế nổi trội về hệ thống hạ tầng, nguồn nhân lực, các dịch vụ hỗ trợ phát triển, môi trường đầu tư thông thoáng... là động lực rất lớn thu hút các nhà đầu tư hạ tầng KCN cũng như các doanh nghiệp đầu tư.

Xây dựng và phát triển các KCN là một trong những nội dung cơ bản của quyết sách CNH, HĐH đã được Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định cho thời kỳ phát triển mới của nước ta trong thời đại mới. Nhằm góp phần xây dựng đất nước theo hướng CNH, HĐH, từ ngay sau khi Đảng và Nhà nước đưa ra đường lối, chủ trương trên, thành phố Hà Nội cũng đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách mở cửa tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sự phát triển công nghiệp thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

116

Sự ra đời và phát triển các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua đã thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện lớn để tiếp thu công nghệ tiên tiến, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội… phù hợp với quá trình hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, góp phần phát triển bền vững kinh tế, xã hội Thủ đô và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Trong thời gian qua, các KCN của thành phố đã trở thành địa điểm quan trọng thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện để tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô và nâng cao

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp ở Hà Nội (Trang 110 - 119)