Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại của KCN

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp ở Hà Nội (Trang 94)

CHƢƠNG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI (1995-2008)

3.2.1 Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại của KCN

Phát triển bền vững nội tại KCN là yêu cầu quan trọng nhất, vì nó đảm bảo duy trì sự hoạt động “khỏe mạnh” của các KCN này. Chính sự hoạt động “khỏe mạnh” của bản thân KCN sẽ là cơ sở để gây ảnh hưởng lan tỏa tích cực đối với địa phương nơi đặt KCN và đối với nền kinh tế đất nước. Theo ý nghĩa trên, đề xuất dấu hiệu và tiêu chí đánh giá phát triển nội tại KCN tập trung vào những mặt sau đây:

Vị trí đặt KCN

Đây là một trong những tiêu chí rất quan trọng và là cơ sở ban đầu dẫn đến sự thành công của KCN và là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào KCN. Khu công nghiệp được đặt ở vị trí thuận lợi, gần cảng biển, cảng hàng không, ga xe lửa, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận lợi như hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống lưới điện quốc gia, hệ thống thông tin, viễn thông; điều kiện về nguồn nhân lực dồi dào; tính hấp dẫn các nhà đầu tư về vị trí và điều kiện sinh hoạt; chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thấp và được địa phương, các ngành hỗ trợ tạo điều kiện ...những điểm trên phải được xem xét trên khía cạnh hiện tại và sự duy trì khả năng ấy trong tương lai. KCN đảm bảo được nhiều điều kiện thuận lợi thì khả năng thành công là rất cao và ngược lại nếu không đáp ứng được các yêu cầu trên thì sẽ rất khó khăn trong quá trình hình thành, phát triển và thu hút đầu tư và hiệu quả đầu tư phát triển KCN sẽ thấp và rất dễ thất bại.

Quy mô đất đai KCN được xét trên 2 khía cạnh

93

Theo tiêu chí này, nếu việc hình thành các KCN để thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì quy mô hiệu quả nằm trong khoảng 200-300 ha (đối với các KCN nằm trong khu vực thành thị và vùng kinh tế trọng điểm).

KCN có quy mô từ 200-400 ha đối với các KCN nằm trên địa bàn các tỉnh;

KCN có quy mô nhỏ hơn 100ha đối với mục tiêu di dời các cơ sở công nghiệp trong thành phố, đô thị lớn tập trung vào KCN;

KCN có quy mô lớn hơn 100 ha đối với mục tiêu tận dụng nguồn lao động và thế mạnh tại chỗ của các địa phương;

KCN có quy mô từ 100-200 ha đối với mục tiêu kết hợp kinh tế với quốc phòng.

Xét theo tính chất và điều kiện hoạt động của KCN thì:

Quy mô 300-500 ha đối với KCN đặt ở địa phương có cảng biển và nguồn nguyên liệu lớn hoặc hình thành với tích chất chuyên môn hóa sản xuất ổn định một số sản phẩm hàng hóa công nghiệp nặng...;

Quy mô 50-100 ha là hợp lý đối với các KCN nằm xa khu đô thị với các điều kiện xa cảng biển, với tính chất hoạt động là tận dụng lao động...

Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả việc sử dụng tối ưu mặt bằng các KCN, tiêu chí này xác định hiệu quả của việc khai thác và sử dụng đất có ích trên tổng diện tích được cấp phép theo dự án của KCN. Đó chính bằng tổng diện tích đất trong KCN đã được các doanh nghiệp và dịch vụ thuê so với tổng diện tích đất công nghiệp dành để cho thuê của KCN. Tỷ lệ lấp đầy này không đòi hỏi phải đạt cao ngay từ đầu mà phải chia theo từng phân kỳ đầu tư và đánh giá theo từng giai đoạn. Thời kỳ đầu là thời kỳ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khoảng 3-5 năm, tiếp sau đó là giai đoạn thu hút đầu tư và hoàn thiện các khu chức năng theo nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp thuê đất, thu hồi

94

chi phí đầu tư, tạo việc làm cho người lao động …Theo kinh nghiệm quốc tế, thời gian để thu hồi kinh phí đầu tư xây dựng có thể kéo dài trong khoảng 15- 20 năm còn nếu sau khoảng 10-15 năm mà tỷ lệ lấp đầy thấp hơn 75% thì coi như KCN này không đạt hiệu quả kinh tế như kỳ vọng và không đảm bảo phát triển bền vững.

Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN

Tiêu chí này bao gồm: tổng doanh thu; tổng giá trị sản xuất công nghiệp; tổng giá trị gia tăng; tổng số lao động thu hút; tổng vốn đầu tư; tỷ lệ giá trị gia tăng so với tổng doanh thu; năng suất lao động tính theo doanh thu; thu nhập bình quân của một lao động;...

Trình độ công nghệ của doanh nghiệp và các hoạt động triển khai khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh

Tiêu chí này đánh giá trình độ khoa học, công nghệ được sử dụng trong các KCN đạt ở mức nào so với thế giới và khu vực và phản ánh khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nội bộ KCN cũng như giữa các KCN với nhau và được thể hiện ở: số lượng và cơ cấu máy móc thiết bị sử dụng trong KCN; tỷ lệ dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại được đưa vào sản xuất và tỷ lệ máy móc thiết bị mới so với tổng số máy móc thiết bị sử dụng; độ tuổi trung bình của công nghệ hoạt động trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai trong tổng vốn đầu tư của KCN, tỷ lệ vốn sản xuất trên đầu 1 lao động, tỷ lệ doanh thu từ hoạt động nghiên cứu và triển khai so với tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp và của toàn KCN.

Hệ số chuyên môn hoá và liên kết kinh tế

Đây là tiêu chí phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động của toàn khu công nghiệp, tính chất tiên tiến trong tổ chức sản xuất phù hợp với xu thế phát triển của phân công lao động xã hội theo hướng hiện đại. Tiêu chí này thể

95

hiện trên các khía cạnh: tỷ lệ doanh thu của mặt hàng chuyên môn hóa chiếm trong tổng doanh thu; tỷ lệ số doanh nghiệp có liên kết kinh tế với nhau trong tổng số doanh nghiệp nằm trong KCN; số ngành kinh tế hoạt động trong một KCN (phản ánh tính chất logistic trong KCN); hệ số liên kết kinh tế của KCN với bên ngoài: số khu công nghiệp khác, số doanh nghiệp ở ngoài KCN có trao đổi kinh tế, kỹ thuật với KCN.

Mức độ thỏa mãn nhu cầu cho các nhà đầu tư

Tiêu chí này phản ánh mức độ hấp dẫn nội bộ của KCN đối với các nhà đầu tư và được thể hiện cụ thể ở mức độ bảo đảm của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội của KCN như điện, nước, kho tàng, đường xá, phương tiện vận chuyển (chủng loại, quy mô, và chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật- xã hội); chủng loại, quy mô và chất lượng hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế phục vụ hoạt động cho các doanh nghiệp trong KCN như: bưu chính, thông tin, tài chính, ngân hàng ...

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp ở Hà Nội (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)