Sự phát triển các KCN ở Hà Nộ

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp ở Hà Nội (Trang 43)

CHƢƠNG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI (1995-2008)

2.2.3 Sự phát triển các KCN ở Hà Nộ

Xây dựng và phát triển các KCN là một trong những nội dung cơ bản của quyết sách CNH, HĐH đã được Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định cho thời kỳ phát triển mới của nước ta. Nhằm góp phần xây dựng đất nước, từ ngay sau Nhà nước đưa ra chủ trương trên, thành phố Hà Nội cũng đã thực hiện nhiều cơ chế chính sách mở cửa tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sự phát

42

triển công nghiệp Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung trong quá trình CNH, HĐH đất nước.

Ngay từ năm 1992, khi nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội, các nhà nghiên cứu chiến lược và quy hoạch đã đề xuất hình thành các KCN tập trung trên địa bàn Thủ đô nhằm tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, di dời dần các xí nghiệp công nghiệp ra khỏi nội thành. Và sau quá trình thai nghén từ 1994- 1997, khi mà phương án quy hoạch được định hình thì một số dự án KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Khu công nghiệp và khu chế xuất đầu tiên được quyết định thành lập trên địa bàn Thủ đô là khu chế xuất Nội Bài- Sóc Sơn với tổng diện tích là 100 ha (4.1994) do công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội thuộc sở xây dựng với công ty VISTA SPECTRUM thuộc tập đoàn RENONG của Malaysia liên doanh xây dựng.

Đến tháng 7 năm 1996 Chính phủ quyết định chuyển KCX Nội Bài trở thành KCN. Tiếp sau sự ra đời của KCN Nội Bài, cho đến nay Chính phủ đã phê duyệt dự án và cấp phép đầu tư 16 KCN với tổng diện tích gần 3500 ha. Trên thực tế, cho đến nay đã có 8 KCN, trong đó 6 KCN cơ bản đã được lấp đầy như Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, Sài Đồng B, Nội Bài, Thạch Thất – Quốc Oai, Quang Minh và 2 khu đạt tỷ lệ lấp đầy trên 80% là Hà Nội – Đài Tư, Phú Nghĩa. Tính chung cho cả 8 KCN, diện tích lấp đầy được 1056,35 ha, đạt 86%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ lấp đầy các KCN trung bình trên cả nước.

Qua thực tiễn, phát triển các KCN đã phát huy được nội lực của các thành phần kinh tế, thu hút được các thành phần đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế cả nước nói chung và kinh tế Thủ đô nói riêng. Trong thời gian qua, sự ra đời và phát triển mỗi KCN trên địa bàn Thủ đô đã trở thành điểm quan trọng thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước, tạo điều kiện

43

cho các doanh nghiệp tiếp thu công nghệ hiện đại, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế. Phát triển các KCN trên địa bàn Thủ đô đã đẩy mạnh việc hình thành các đô thị mới, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và các loại hình dịch vụ, tạo việc làm thu hút lao động xã hội vào làm việc tại các doanh nghiệp, giải quyết nhiều vấn đề xã hội.

Trong thời gian qua, Ban quản lý đã triển khai nhiều hoạt động tích cực nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các KCN, như tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại Bắc Ninh, Ma Cao- Trung Quốc, tập trung tuyên truyền giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội, rà soát nắm bắt tình hình đầu tư trong các KCN tập trung tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư như chấp nhận chế độ kế toán đối với doanh nghiệp FDI, xác nhận báo cáo quyết toán công trình, xét duyệt kế hoạch nhập khẩu, mua bán của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN… Đồng thời giảm một số văn bản không cần thiết. Hiện nay, Ban Quản lý các KCN và KCX Hà Nội đã có 17 thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”. Đôn đốc các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng hoàn thiện các công trình kỹ thuật hạ tầng trong KCN như: hệ thống giao thông, nhà máy xử lý nước thải, trồng cây xanh… Các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN và KCX Hà Nội thì được hưởng các ưu đãi về thuế…

Nhìn chung, môi trường đầu tư kinh doanh trong các KCN và KCX Hà Nội được cải thiện đáng kể.

Vì vậy, trong thời gian qua, Ban Quản lý KCN Hà Nội đã thu hút được khối lượng dự án đầu tư cũng như lượng vốn đáng kể vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng KCN cũng như sản xuất kinh doanh, góp phần không nhỏ vào quá trình CNH, HĐH Thủ đô.

44

Cụ thể, từ khi KCN đầu tiên ra đời trên địa bàn Thủ đô cho đến nay thì giai đoạn 1998-2000, tốc độ thu hút vốn đầu tư vào KCN ở Hà Nội khá chậm, năm 1998 thu hút được 7 dự án, trong đó cấp mới 6 dự án, điều chỉnh 1 dự án với tổng số vốn đầu tư là 16,5 triệu USD. Năm 1999, chỉ có 3 dự án với lượng vốn đầu tư là 9,8 triệu USD. Nguyên nhân là của tình trạng trên là do trong giai đoạn này, Hà Nội chưa thực sự tạo được những điều kiện ưu đãi để có thể hấp dẫn nguồn vốn trong và ngoài nước vào các KCN.

Trước tình trạng trên, Ban Quản lý cũng như Ban lãnh đạo thành phố đã đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện và tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển các KCN, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các KCN. Theo đó, kể từ năm 2001 đến 2008, lượng vốn đầu tư cũng như số lượng các dự án đầu tư vào các KCN tăng nhanh chóng.

Tuy nhiên, do số lượng KCN đi vào hoạt động là còn nhỏ và các KCN này có diện tích cho thuê thấp do đó lượng vốn FDI vào Hà Nội chủ yếu tập trung vào ngoài KCN.

Năm 2008 là một năm rất khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, mặc dù vậy nhưng các KCN ở Hà Nội vẫn tiếp tục thu hút được nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn của các tập đoàn đa quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Pháp…. Chỉ tính riêng đầu năm 2008, tại các KCN tập trung đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 08 dự án đầu tư vào các KCN với tổng vốn đầu tư đăng ký 42,40 triệu USD, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 25 dự án với tổng vốn điều chỉnh tăng thêm là 152,25 triệu USD.

Có thể nói trước tình hình kinh tế thế giới đầy biến động, việc các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tìm đến các KCN Hà Nội trong thời điểm này là một tín hiệu khả quan cho sự phát triển của các KCN.

45

Bảng 1.1 Các KCN đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội STT Tên KCN Diện tích (ha) Tổng vốn đầu XDHT (tỷ đồng) Số lƣợng doanh nghiệp Xuất khẩu Số lƣợng lao động (ngƣời) Tỷ lệ lấp đầy (%) 1 Bắc Thăng Long 274 1.500 84 1.363,774 44.758 100 2 Nội Bài 115 680 40 68.003 7.694 90 3 Sài Đồng B 45 120 24 169.248 9.000 100 4 Hà Nội-Đài Tư 40 204 33 9,975 969 70 5 Nam Thăng Long 30 61 28 0 450 100

Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội, 5/2009

Hà Nội đã hình thành các KCN tập trung như sau:

KCN Sài Đồng B

Là KCN tập trung đầu tiên theo mô hình hiện đại tại Hà Nội, nằm ở thị trấn Sài Đồng, huyện Gia Lâm được Chính phủ cấp phép năm 1997 (theo quyết định 151/TTg, ngày 11/3/1996 và quyết định 583/TTg ngày 26/7/1997). Đây là KCN có chủ đầu tư là doanh nghiệp 100% vốn trong nước do Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel) làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là 163 tỷ đồng. Diện tích theo quy hoạch là 97 ha, trong đó diện tích xây dựng công nghiệp là 78 ha. Để tổ chức quản lý dự án, Công ty Hanel đã thành lập Ban quản lý Dự án KCN Sài Đồng B thực hiện giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng KCN.

46

Năm 2003, theo Công ty Hanel, có 62% diện tích KCN Sài Đồng đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng với diện tích 48,5 ha (theo quy hoạch diện tích của KCN này là 78,38ha), trong đó 38,5 ha đất dành để xây dựng nhà máy và 10 ha là xây dựng đường giao thông. Công ty cho biết, hiện đã có 24 doanh nghiệp vào hoạt động trong đó có 18 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm 7 liên doanh, 11 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, diện tích cho thuê là 48,5 ha, chiếm 615% diện tích cho thuê của KCN, 6 doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KCN tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất điện, điện tử, các ngành công nghệ kỹ thuật cao. Giá trị xuất khẩu năm 2008 của KCN là 169 triệu USD và sử dụng 9000 lao động. Đây là KCN xây dựng khá lâu nên hạ tầng nhìn chung còn chưa đồng bộ, hệ thống xử lý nước thải rất yếu, chưa đạt mục tiêu.

Hệ thống cấp nước:

Hệ thống cấp nước của Hanel có thể cung cấp 10.000m3 nước đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). Hanel cũng sẽ cung cấp nước sạch đến ranh giới các lô đất thuê theo hợp đồng ký giữa Hanel và các chủ thuê đất.

Hệ thống cấp điện:

Hệ thống cung cấp điện đã được xây dựng tại SIZ. Công ty điện lực Hà Nội sẽ cung cấp điện qua sáu trạm biến áp với công suất 50MVA và tổng điện áp 22KV.

Thiết bị thông tin:

Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) sẽ quản lý và điều hành các dịch vụ thông tin ở SIZ. Các chủ thuê đất sẽ ký hợp đồng với VNPT.

Đường xá ở SIZ:

SIZ có con đường chính rộng 26m và được thiết kế với công suất chịu tải là 30 DH và hệ thống đường phụ rộng 20,5 m.

47

Hệ thống thoát nước:

Hanel sẽ cung cấp hệ thống thoát nước tới ranh giới các lô đất được thuê. Hệ thống xử lý chất thải của các chủ thuê đất phải được sự phê duyệt của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Chất thải công nghiệp

Mỗi hãng thuê đất phải xin phép Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt hệ thống xử lý chất thải. Chất thải công nghiệp của mỗi nhà máy phải được xử lý theo đúng sự cho phép của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Các công trình khác:

Trong tương lai, Hanel sẽ cung cấp các công trình xã hội khác như trường học, bệnh viện, nhà ở, cửa hàng, công viên, v.v... đáp ứng các yêu cầu của các chủ đầu tư thuê đất.

Qui mô, sự phát triển:

Khu Công nghiệp Sài Đồng B rộng 97,11 ha, gồm 78,38 ha dành cho phát triển công nghiệp và 18,73 ha cho xây dựng phụ. Các chủ thuê đất sẽ phải tuân theo các quy định của Hiệp ước môi trường của Chính phủ Việt Nam về tiếng ồn, ô nhiễm không khí và chất thải.

Các công trình khác:

Khu công nghiệp Sài Đồng B nằm ở huyện Gia Lâm, phía Đông của thủ đô Hà Nội.

Khu công nghiệp Sài Đồng B nằm gần Quốc lộ 5, nối Hà Nội với Hải Phòng, thành phố lớn thứ ba của Việt Nam và là cảng biển quan trọng nhất ở miền Bắc Việt Nam.

Khu Công nghiệp Sài Đồng B cách trung tâm thành phố Hà Nội 8 km, gần sân bay nội địa Gia Lâm và sân bay Quốc tế Nội Bài. Chỉ cách Hải phòng có 94 km theo con đường mới được nâng cấp, hoặc cách có 5 km từ Quốc lộ

48

1A-tuyến đường chính nối liền miền Bắc với miền Nam Việt Nam, từ khu Công nghiệp Sài Đồng B có thể dễ dàng đi đến các tỉnh biên giới phía Bắc cũng như đến các tỉnh miền Trung Việt Nam.

KCN Bắc Thăng Long

Đây là KCN tập trung hiện đại nằm ở huyện Đông Anh. Chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN là liên doanh giữa Sumitomo (Nhật Bản) và công ty cơ khí Đông Anh thuộc Tổng công ty xây dựng cơ sở hạ tầng Licogi, Bộ xây dựng, với thời hạn hoạt động 50 năm, tổng vốn đầu tư là 76,8 triệu USD. Tổng diện tích là 274 ha (bao gồm cả 3 giai đoạn), nằm trên tuyến đường cao tốc từ trung tâm Hà Nội đi sân bay Nội Bài, đến năm 2008, KCN có 84 dự án đầu tư đạt giá trị xuất khẩu là 1,36 tỷ USD và thu hút 44.758 lao động, đạt tỷ lệ lấp đầy là 100%. Đây là KCN được thiết kế đồng bộ với hệ thống xử lý nước thải đảm bảo chất lượng và chủ yếu thu hút các doanh nghiệp từ Nhật Bản và sản xuất phục vụ xuất khẩu.

Các ngành sản xuất chủ yếu đầu tư vào KCN Bắc Thăng Long gồm sản phẩm điện tử viễn thông và các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng.

Giai đoạn 1 : Thi công san nền 165.000m3 cát và thi công lớp kết cấu đường với khối lượng 58.500m3

Thời gian : 1998 – 2000

Giá trị hợp đồng : 7.573.000.000 VND

Giai đoạn 2 : Diện tích 72ha, Thi công toàn bộ hệ thống đường giao thông, Trạm biến áp,

Trạm phát điện, Hệ thống thoát nước mưa, Trạm bơm nước thải, Nhà thường trực ...

Thời gian : 2004 – 2005

Giá trị hợp đồng : 31.900.000.000 VNĐ

49

Theo giấy phép đầu tư số 839/GP ngày 12/4/1999 của Ủy Ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, và giấy phép điều chỉnh số 839/GPĐC ngày 7/6/1996 của Bộ KH&DDT, Công ty TNHH Nội Bài được thành lập trên cơ sở giữa công ty Renong Malaisia và Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội.

KCN Nội Bài nằm trên địa bàn hai xã Quang Tiến và Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Phía Tây - Nam KCN giáp sân bay Quốc tế Nội Bài, phía Bắc giáp đường 131 và thôn Xuân Bách xã Quang Tiến, phía Đông Bắc giáp thôn Đông Bài, phía Đông Nam giáp thôn Hoàng Dương xã Mai Đình.

KCN Nội Bài có tổng diện tích giai đoạn 1 là 100 ha, đến năm 2008 KCN tỷ lệ lấp đầy đạt 90% và cho thuê hết với 40 doanh nghiệp đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh khá hiệu quả trong KCN. Các doanh nghiệp đầu tư trong KCN chủ yếu đến từ Nhật Bản (23 doanh nghiệp) và các nước và vùng lãnh thổ khác như Malaysia, Mỹ, Pháp, Singapore, Thailan, Đài loan, Trung quốc.... Toàn bộ các nhà đầu tư này là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Là một KCN đạt tiêu chuẩn quốc tế, hạ tầng kỹ thuật KCN Nội Bài được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại bao gồm: hệ thống giao thông, cấp điện, điện chiếu sáng, cấp nước, thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, viễn thông, khu văn phòng, khu cửa hàng, bãi đỗ xe theo tiêu chuẩn quốc tế; về giao thông bên trong KCN gồm các tuyến đường hai làn và bốn làn xe với hành lang rộng 30 và 40 mét; giao thông bên ngoài: phía trước mặt KCN có đường tỉnh lộ 131 chạy qua nối quốc lộ 3 với quốc lộ 2 và đường cao tốc Thăng Long Nội Bài; đường giao thông tới cảng Hài Phòng và cảng Cái Lân thuận lợi.

Cuối năm 1999, thành phố Hà Nội đã chính thức bàn giao sử dụng con đường 131 nối trực tiếp từ quốc lộ 2 trên đường cao tốc Thăng Long đến KCN tạo nên một ưu thế để KCN này phát huy lợi thế về giao thông, so với

50

đường cũ thì tiết kiệm được 15-20 phút. Mặt khác, KCN này nằm trong vùng kinh tế được hưởng chế độ miễn giảm thuế thu nhập theo Nghị định 24/3000/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Khu công nghiệp Nội Bài: KCN Nội Bài được phát triển bởi Công ty phát triển Nội Bài, một Công ty liên doanh giữa Renon (Malaysia) và Công ty

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp ở Hà Nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)