Giải pháp phát triển bền vững về kinh tế.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp ở Hà Nội (Trang 97)

CHƢƠNG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI (1995-2008)

3.2.2 Giải pháp phát triển bền vững về kinh tế.

Các giải pháp từ phía Chính phủ và chính quyền thành phố Hà Nội.

Nhóm giải pháp này chủ yếu liên quan đến việc tạo môi trường để phát triển bền vững về kinh tế của các KCN. Ở khía cạnh này, có thể thấy, sự ổn định chính trị, an ninh và ổn định kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế ổn định, lạm phát thấp, cán cân thanh toán cân bằng, thất nghiệp được giảm thiểu, môi trường kinh doanh và xã hội lành mạnh, thủ tục hành chính minh bạch, cạnh tranh công bằng… đóng vai trò hàng đầu đối với sự phát triển bền vững của các KCN. Đồng thời cần chú ý đến các giải pháp khác bao gồm:

Một là, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch, chính sách, bộ máy quản lý và các quy định liên quan đến việc tạo môi trường phát triển bền vững các KCN.

Cho đến nay, các KCN ở Hà Nội đã được quy hoạch ở mức độ nhất định theo tầm nhìn và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm

96

2020. Tuy nhiên, quan điểm về quy hoạch vẫn đang cần hoàn thiện khi có những yếu tố mới xuất hiện như Việt Nam gia nhập WTO, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính Thủ đô… với tầm nhìn đến năm 2030. Hơn nữa, tình trạng ô nhiễm do các KCN gây ra trong thời gian gần đây cũng là yếu tố buộc các nhà hoạch định chính sách xem xét trong quá trình quy hoạch các KCN. Do đặc thù của Thủ đô là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học hàng đầu của cả nước cho nên các KCN ở Hà Nội phải là các khu công nghệ cao hoặc là các KCN dẫn đầu về tỷ trọng công nghệ cao của cả nước, các khu công nghệ sạch và đạt trình độ công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới cũng như mang đặc sắc Thăng Long – Hà Nội. Chính phủ và chính quyền thành phố cần xây dựng hệ thống quan điểm và giải pháp thành lập và phát triển các KCN theo hướng sàng lọc và lựa chọn công nghệ tiên tiến, sử dụng không quá nhiều đất đai và không nhiều lao động giản đơn. Do đó, việc rà soát và xây dựng các tiêu chuẩn để lựa chọn các doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư vào các KCN ở Hà Nội cần được thực hiện nghiêm túc ngay từ những ngày đầu thành lập, bao gồm trình độ công nghệ ít nhất phải đạt trình độ trung bình tiên tiến của khu vực và thế giới, sử dụng lao động trẻ và có trình độ cao của Hà Nội và cả nước, sử dụng tiết kiệm đất đai và thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo môi trường, sinh thái cũng như phù hợp với bản sắc văn hóa của Thủ đô thanh lịch. Các KCN nên đặt xa khu dân cư sinh sống và không nên sử dụng đất nông nghiệp để làm KCN mà nên tận dụng đất đồi núi hoặc đất không phù hợp với điều kiện canh tác hoặc sản xuất nông nghiệp để tránh thu hẹp đất nông nghiệp gây tốn kém trong điều chỉnh tương lai.

Bộ máy quản lý và các quy định quản lý liên quan đến các giao dịch kinh doanh như cấp đất, giải pháp mặt bằng, thủ tục xuất – nhập cảnh… cần được ban hành rõ ràng, thủ tục đơn giản, minh bạch để tiết kiệm chi phí và thời gian đối với doanh nghiệp.

97

Hai là, nâng cấp cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại với điều kiện cung ứng ưu đãi và hấp dẫn liên tục.

Cơ sở hạ tầng của các KCN Hà Nội cần được xây dựng hoàn chỉnh ngay từ khi thành lập như hệ thống đường bộ, hệ thống điện nước, hệ thống xử lý chất thải lỏng, rắn, khí, hoặc nhiễm sóng điện từ, hệ thống điện thoại, dịch vụ viễn thông… Hạ tầng bên ngoài KCN cũng cần được hoàn thiện để đảm bảo phù hợp với quy hoạch chi tiết của Hà Nội như hệ thống đường sắt, bến cảng, sân bay và các dịch vụ đi kèm cần được hoàn thiện ở trình độ quốc tế.

Chính sách giá dịch vụ của cơ sở hạ tầng về điện, nước, kho, bến bãi, hệ thống viễn thông, bảo vệ môi trường cũng như các dịch vụ đi kèm cần được giữ ổn định để tránh gây ra những sự gia tăng đột ngột chi phí của các doanh nghiệp trong các KCN ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Việc đảm bảo các điều kiện thuận lợi về thủ tục và các điều kiện về môi trường là điều kiện để các doanh nghiệp trong KCN hoạt động và phát triển với chi phí thấp, xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh cần được hấp dẫn thường xuyên để tăng động lực phát triển liên tục cho các doanh nghiệp.

Hà Nội là một trung tâm giao dịch kinh tế quốc tế quan trọng của cả nước và trong tương lai là của khu vực Đông Nam Á cho nên các loại thủ tục hành chính như xuất - nhập cảnh… cần được nâng cấp để tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thủ tục hành chính được đơn giản hóa và thuận lợi không chỉ liên quan đến đối tác Việt Nam với đối tác trong nước hoặc nước ngoài mà cả đối tác nước ngoài đến cùng kinhh doanh tại Hà Nội nói riêng hoặc Việt Nam nói chung.

Ba là, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển KCN. Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc phục vụ sự phát triển bền vững các KCN ở Hà

98

Nội. Tình trạng thiếu nhân lực do thay đổi của thị trường lao động hiện tại theo hướng thu nhập của đội ngũ lao động không phải làm việc trong KCN hay số lao động trong khu vực tự do có xu hướng cao hơn so với thu nhập của công nhân làm việc trong các KCN làm cho nhu cầu đảm bảo nguồn nhân lực trình độ cao của các KCN tăng lên rất lớn và đang đe dọa đến sự bền vững trong phát triển của các KCN. Hơn nữa, nguồn nhân lực để phục vụ các KCN ở Hà Nội cần phải là nguồn nhân lực chất lượng cao, do đó, cần có các cơ sở đào tạo có uy tín và đảm bảo chất lượng để cung cấp cho các dự án này nguồn nhân lực có trình độ cao về trình độ tay nghề, trình độ kỹ thuật, quản lý. Đội ngũ nhân lực này phải có khả năng làm việc trong các dự án lắp ráp, chế tạo, thiết kế hoặc sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành, quản trị chức năng… một cách ổn định và lâu dài. Để đạt được mục tiêu này, cần thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực thuộc mọi ngành nghề và lĩnh vực trong các KCN trong tầm nhìn dài hạn đến năm 2030 hoặc xa hơn trên cơ sở quy hoạch ổn định và khoa học về hệ thống KCN ở Hà Nội nhằm hình thành chiến lược đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực phù hợp. Mặc dù Hà Nội có lợi thế về số trường đại học và viện nghiên cứu lớn nhất cả nước song cần xác định cụ thể hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ KCN để tạo căn cứ xây dựng chương trình đào tạo và điều chỉnh chiến lược đào tạo của các cơ sở. Trường hợp dự án Intel của đối tác Hoa Kỳ đầu tư khoảng 1 tỷ USD vào Việt Nam để sản xuất các bộ vi xử lý của máy tính đang rất thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao thuộc mọi lĩnh vực. Cần hình thành mạng lưới các cơ sở đào tạo nhằm hình thành những vệ tinh thường xuyên bám sát nhu cầu của các KCN để cung ứng kịp thời và đầy đủ cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, để nuôi dưỡng lâu dài nguồn nhân lực chất lượng cao này, cần có quy định chính sách tiền lương và tiền công hợp lý đối với đội ngũ lao động làm việc trong các KCN ở Thủ đô nhằm tạo động lực để đội ngũ này

99

làm việc lâu dài trong các KCN. Nếu để xảy ra tình trạng đình công trong các KCN để làm đình trệ sản xuất, phát sinh nhiều chi phí để khắc phục hậu quả và vì thế, có thể phá vỡ tính bền vững trong phát triển các KCN.

Khuyến khích các hoạt động đào tạo ngắn hạn, đào tạo các kỹ năng cụ thể của công việc và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý theo các tiêu chuẩn nhất định của nghề nghiệp trong từng nghành nghề cụ thể. Chẳng hạn, đội ngũ công nhân lắp ráp các sản phẩm điện tử cần bảo đảm những tiêu chuẩn nghề nghiệp nhất định trong khi các cán bộ quản lý cần có cả kỹ năng cứng kể cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm như kỹ năng đàm phán, lãnh đạo, làm việc nhóm, kỹ năng phát triển quan hệ với công chúng. Cần đảm bảo điều kiện sinh hoạt phù hợp như nhà ở, điều kiện chăm sóc y tế, giáo dục, an ninh… đối với người lao động làm việc trong các KCN nhằm đảm bảo cho người lao động yên tâm làm việc lâu dài trong các KCN.

Bốn là, cần thực thi thống nhất chính sách phát triển cho KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay: các CCN dần dần thành các KCN và về lâu dài chỉ tập trung phát triển những KCN tập trung các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, phát triển chiều sâu các KCN trên địa bàn Thủ đô.

Các giải pháp từ phía doanh nghiệp

Việc phát triển bền vững về kinh tế các KCN trên địa bàn Hà Nội rất cần sự phát triển bền vững về kinh tế của các doanh nghiệp trong KCN. Tính chất bền vững của các KCN về kinh tế phụ thuộc rất lớn và trực tiếp vào tính bền vững về mặt kinh tế của các doanh nghiệp, do đó, hoạt động quản trị doanh nghiệp trong các KCN là điều kiện quyết định sự phát triển bền vững của các KCN về kinh tế. sự phát triển bền vững về kinh tế của các doanh nghiệp phụ thuộc vào sự kết hợp hữu cơ và hiệu quả giữa các chính chính quản lý và phát triển KCN ở Hà Nội với hoạt động kinh doanh có hiệu quả

100

cao, bền vững của doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp cần có chiến lược liên kết, hợp tác với nhau để hình thành chuỗi giá trị ngay trong KCN hoặc với bên ngoài để tăng sức cạnh tranh. Doanh nghiệp là một thực thể tạo ra lợi nhuận và tạo giá trị cho xã hội, cần kết hợp hài hòa các quan hệ với chính phủ, khách hàng, cộng đồng, nhà đầu tư, đối thủ cạnh tranh…

Để phát triển bền vững về kinh tế, các doanh nghiệp trong KCN cần có các giải pháp cụ thể sau:

Một là, thường xuyên đổi mới sản phẩm để đáp ứng như cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải gắn chặt với nhu cần thị trường và cạnh tranh để tối đa hóa lợi nhuận. Các doanh nghiệp trong KCN hoạt động trong môi trường kinh doanh và điều kiện hạ tầng kỹ thuật thuận lợi nhất, do đó, vấn đề là cần thường xuyên đổi mới sản phẩm theo hướng đa dạng hóa, giá cả cạnh tranh và chất lượng sản phẩm phải ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.

Để thực hiện việc đổi mới liên tục sản phẩm, cần đầu tư lớn hơn vào việc nghiên cứu và phát triển, thu hút có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao đặc biệt là các nhà thiết kế, chế tạo, các nhà khoa học và chuyên gia cao cấp, tăng cường mối liên hệ giữa các viện nghiên cứu, trường đại học, phòng thí nghiệm… với các doanh nghiệp để nhanh chóng ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn các doanh nghiệp. Giải pháp này phụ thuộc rất lớn vào việc phát triển thị trường khoa học – công nghệ của Thủ đô và việc hình thành các sàn giao dịch ý tưởng, sàn giao dịch các sản phẩm khoa học – công nghệ.

Đồng thời, để tạo ra được những sản phẩm mới và có chất lượng ngày càng cao cũng như khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường ngày càng hội

101

nhập sâu rộng trong nền kinh tế toàn cầu, việc tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, thường xuyên tiến hành các hoạt động điều tra, khảo sát thị trường, nghiên cứu sự thay đổi nhu cầu của khách hàng, tham gia tích cực vào các hội chợ, triển lãm hoặc tổ chức các sự kiện để tìm căn cứ và định hướng cải tiến, đổi mới sản phẩm, phát triển thị trường là việc làm cần thiết.

Trên thị trường hàng tiêu dùng Hà Nội, có thể thấy hàng loạt các sản phẩm mới được liên tục đưa ra như hàng điện tử cao cấp, các loại điện thoại di động, máy tính… Chính tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng tính thích nghi để tồn tại và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới, nhiều tiện ích và làm hài lòng cao nhất nhu cầu của khách hàng. Do đó, việc đổi mới liên tục sản phẩm là điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững kinh tế của doanh nghiệp.

Hai là, tiết kiệm chi phí, khai thác lợi thế so sánh và theo quy mô, tăng hiệu quả kinh doanh.

Việc tiết kiệm chi phí để tăng khả năng cạnh tranh về giá và tạo lợi thế cạnh tranh, lợi thế theo quy mô là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp tiếp cận với những phương thức kinh doanh mới trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Hàng hóa của Trung Quốc giá rẻ bán tràn ngập trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài là ví dụ điển hình về lợi thế của việc giảm chi phí và tạo lợi thế theo quy mô. Lợi thế này đã làm cho các doanh nghiệp Trung Quốc vượt qua tình trạng khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu năm 2008 để trở thành nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu năm 2009.

Để tiết kiệm chi phí, máy móc, thiết bị và nguyên liệu đặc biệt là các thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu cần lựa chọn nhà cung ứng với giá cả nhập khẩu cạnh tranh nhất thông qua đấu thầu nhập khẩu, hợp lý hóa dây chuyền

102

công nghệ, tận dụng công suất của các cơ sở sản xuất trong KCN để giải quyết nhu cầu về công suất sản xuất khi có đơn đặt hàng quy mô lớn.

Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí, cần khai thác triệt để các cơ sở sản xuất các linh kiện, nguyên liệu có sẵn trong nước để giảm bớt nguồn nguyên liệu nhập khẩu, tránh được tình trạng phụ thuộc vào nguyên liệu nước ngoài với giá cao, tiết kiệm chi phí vận chuyển, bảo quản…

Đồng thời, việc tổ chức sản xuất cần đạt quy mô lớn để giảm tối đa chi phí cố đinh, tận dụng triệt để công suất sản xuất và tạo khả năng cung ứng nguồn hàng hóa ổn định, liên tục và giá cạnh tranh. Chẳng hạn, hãng Canon (Nhật Bản) đặt nhà máy sản xuất in laze lớn nhất trên thế giới tại KCN ở Việt Nam để tạo lợi thế theo quy mô khi xuất khẩu máy in ra thị trường thế giới trên cơ sở tận dụng lợi thế so sánh về lao động rẻ, ưu đãi của chính phủ và lợi thế về địa điểm.

Việc tiết kiệm chi phí trong đó có chi phí quản lý hành chính cũng cần được coi trọng. Các loại chi phí giao dịch, chi phí liên quan đến thủ tục hành chính, chi phí tổ chức hội họp cần được tiết kiệm tối đa để tạo khả năng cạnh tranh về chi phí thấp. Việc tiết kiệm các loại chi phí còn nhằm mục tiêu tăng hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu tài chính nói riêng, tăng vòng quay có vốn lưu động, tăng tỷ lệ lợi nhuận và tăng tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư.

Để tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh hữu hiệu phù hợp với điều kiện kinh doanh đặc thù của doanh

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp ở Hà Nội (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)