CHƢƠNG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI (1995-2008)
2.3 Những tác động tích cực của KCN đến kinh tế, xã hội của Hà Nộ
Nội
Trong gần 20 năm thực hiện cải cách kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế thế giới, Thủ đô Hà Nội đã đạt được những thành quả quan trọng. Tỷ lệ tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo CNH, HĐH, tỷ lệ thất nghiệp giảm… Trong bức tranh kinh tế chung đó của Thủ đô, KCN là điểm sáng, có những đóng góp không nhỏ, góp phần thể hiện vai trò của Hà Nội trong các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Tác động tích cực đến quá trình CNH, HĐH Thủ đô
Một trong số các mục tiêu phát triển của các KCN là tạo đà tăng trưởng công nghiệp. Theo báo cáo của Ban quản lý của các KCN Hà Nội, năm 2008, các KCN đã đạt doanh thu sản xuất công nghiệp gần 3 tỷ USD. Các KCN đã góp phần nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp mà Đại hội Đảng bộ Thành phố đã đề ra cũng như góp phần nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP của thành phố. Đây là biểu hiện rõ nét nhất về mặt lượng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Theo nhận thức của Ban Quản lý các KCN, CCN Hà Nội: “các KCN CCN thành phố là trọng điểm kinh tế lớn của Thủ đô, là xương sống của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố, là cầu nối giữa công nghiệp nội địa với văn minh công nghiệp thế giới…” [TS Nguyễn Văn Việt, Phó trưởng ban Thường trực, Ban Quản lý các KCN và KCX Hà Nội].
Các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội đạt doanh thu cao đáng kể, năm 2008, công ty TNHH Canon Việt Nam (KCN Thăng Long) – 677 triệu USD, công ty Hoya Glasdisk (KCN Thăng Long) - 163 triệu USD, công ty TNHH khí đốt Gia Định (KCN Sài Đồng) - 152 triệu USD, công ty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil Steel Việt Nam (KCN Nội Bài) – 89 triệu USD… Đặc biệt có 3 doanh nghiệp FDI hoạt động trong các KCN đã đạt giải thưởng
67
Rồng vàng năm 2008- giải thưởng uy tín dành cho các doanh nghiệp FDI kinh doanh có hiệu quả tại Việt Nam là: Công ty TNHH Canon Việt Nam, Công ty TNHH Sumitomo Bakelite (KCN Thăng Long) và Công ty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil Steel Việt Nam (KCN Nội Bài). [5, tr. 117].
Một trong những ảnh hưởng quan trọng của KCN là tăng giá trị xuất khẩu. Phần lớn các doanh nghiệp KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất hàng công nghiệp để xuất khẩu. Trong thời gian qua, xuất khẩu nước ta lien tục tăng với tốc độ cao, mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, cơ cấu xuất khẩu ngày càng cải thiện theo chiều hướng gia tăng các sản phẩm công nghiệp chế biến, những thành tích này có sự đóng góp to lớn của các KCN.
Trong khi nhiều doanh nghiệp đang trong thời kỳ miễn giảm thuế, tuy nhiên với việc thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư, KCN hoạt động ngày càng hiệu quả nên tổng số nộp ngân sách từ các KCN Hà Nội đã đạt gần 1.000 tỷ đồng. Như vậy, mỗi ha đất KCN đã nộp ngân sách nhà nước gần 1 tỷ đồng/ ha.
Tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực.
Trong thời gian qua, sự hình thành và phát triển các KCN đã góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố theo hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
Thông qua việc cấp giấy phép đầu tư vào các KCN tập trung và xét duyệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuê đất ở các KCN vừa và nhỏ. Thành phố đã điều tiết được một phần phát triển cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng phát triển các nghề ưu tiên.
Nếu tính riêng các địa phương trong phạm vi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ KCN thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn cao hơn rất nhiều do nhiều
68
ngành nghề mới được phát triển để phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Ví dụ, huyện Sóc Sơn, năm 2000, ngành công nghiệp chỉ chiếm 34,3 % trong cơ cấu kinh tế. KCN Nội Bài nằm trên địa bàn huyện với 22 doanh nghiệp đầu tư đã tác động đến tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp, trở thành ngành có vị trí dẫn đầu trong số các ngành kinh tế với tỷ trọng khoảng 80% năm 2008. Cũng trong giai đoạn này, tỷ trọng các ngành còn lại đều có xu hướng giảm mạnh, trong đó: ngành nông nghiệp giảm từ 13% xuống chỉ còn 4,2 % dịch vụ giảm từ 43,1% xuống còn 13,4%...
Tác động thu hút vốn đầu tư
Thu hút vốn đầu tư vào các KCN được đánh giá là một trong những mục tiêu, công năng quan trọng hàng đầu của KCN, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ có các KCN mà lượng vốn đầu tư nước ngoài thu hút vào Hà Nội ngày càng cao. Cơ cấu đầu tư ngày càng được cải thiện, nhiều dự án với trình độ công nghệ cao đã được thu hút, góp phần nâng cao trình độ công nghệ.
Thực tế cho thấy, trong quá trình mở cửa và hội nhập, các nhà đầu tư đã chọn Hà Nội là điểm đầu tư lớn và đã thực hiện các dự án có quy mô lớn tại đây. Hà Nội đã có mặt nhiều nhà đầu tư đa quốc gia có tiềm năng rất lớn: Tập đoàn Canon, Panasonic, Toto, Sumitomo Bakelite, công ty TNHH Đèn hình Orion – Hanel…
Các KCN Hà Nội đi liền với nó là một hệ thống các cơ chế chính sách, thu hút đầu tư tương đối đồng bộ. Tác dụng huy động vốn của KCN được thể hiện ở hai mặt:
Một là, trước hết là huy động từ nội bộ nền kinh tế trong nước, đó là nguồn vốn có tính chất quyết định, là nhân tố nội lực. Trong những năm đầu xây dựng KCN, do chưa nhận thức được tầm quan trọng của KCN trong việc huy động nguồn vốn nội lực, chúng ta đã xem nhẹ việc thu hút các doanh
69
nghiệp trong đầu tư vào KCN. Điều này thể hiện ở một số dự án và tổng số vốn đầu tư của thành phần kinh tế trong nước vào KCN còn rất hạn chế. Vài năm gần đây, vai trò của khu vực trong nước mới được chú trọng, dòng vốn đầu tư trong nước vào các KCN tăng đáng kể. Theo số liệu của Vụ Quản lý KCN, KCX – Bộ kế hoạch và Đầu tư, tính hết năm 2008, các KCN ở Hà Nội đã thu hút được 278 dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký 9547 tỷ VNĐ. Kết quả này cho thấy rõ tiềm lực của khu kinh tế trong nước và khả năng thu hút vốn đầu tư của các KCN.
Hai là, khả năng huy động vốn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong điều kiện nền kinh tế tích lũy nội bộ còn thấp thì thu hút vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng. KCN là một giải pháp hữu hiệu nhằm huy động vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến năm 2008, tổng số dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN Hà Nội là 277 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 3.584 triệu USD. Có thể nói, KCN là nơi có các chính sách ưu đãi đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài được thể hiện rõ nhất, các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy an tâm khi đầu tư vào KCN, bởi vì KCN có một kết cấu hạ tầng hiện đại, một môi trường pháp lý thuận lợi và thống nhất, là nơi có chế “một cửa, tại chỗ” được thực thi rõ ràng nhất. Đây chính là những lợi thế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN.
Tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa, tạo tiền đề phát triển đô thị, lôi kéo nông thôn vào các ngành dịch vụ phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.
Sự hình thành của các KCN là một sự kiện kinh tế có rất nhiều ảnh hưởng tới địa phương nơi KCN được xây dựng. Sự phát triển của các KCN đã làm cho tiến trình đô thị hóa được diễn ra nhanh chóng hơn. Cụ thể, sự phát triển các KCN đã có những tác động lớn đến sự phát triển về số lượng, nâng cấp về chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội của các vùng đất
70
KCN và xung quanh KCN. Mỗi KCN thu hút một số lượng lớn lao động về làm việc và sinh sống với mức thu nhập tương đối ổn định, từ đó đã và đang tiên quyết cho việc hình thành nên các thị tứ, khu đô thị liền kề KCN, có đầy đủ điện, nước, đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, các công trình phúc lợi hiện đại.
Các khu sản xuất truyền thống trước đây hoạt động được khoảng 50 năm của Hà Nội như Thượng Đình, Cầu Diễn, Mai Dịch… nay đang từng bước di chuyển ra khỏi nội thành, đã tạo ra nhu cầu xây dựng các đô thị dịch vụ xung quanh, để lại cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho dịch vụ đô thị văn minh, hiện đại như hiện nay.
Các doanh nghiệp trong các KCN vừa tiếp nhận lực lượng lớn lao động trẻ ở ngoại thành vào KCN, vừa tạo thêm việc làm trong các khâu dịch vụ, phục vụ đời sống người lao động trong các KCN, vừa tạo thêm việc làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các làng nghề ở địa phương thông qua các hình thức gia công chế biến nguyên liệu, cung cấp các vật phẩm văn phòng, nhu yếu phẩm… cho các KCN.
Các doanh nghiệp ở các KCN đã cung cấp một số lượng lớn hàng hóa công nghiệp, nhu yếu phẩm cho sản xuất và đời sống, các vật dụng sinh hoạt, thiết bị, vật liệu xây dựng… với chất lượng ngày càng cao, giá thành hạ đặc biệt cho khu vực nông thôn.
Trong năm 2008 đã triển khai xây dựng 04 dự án xây dựng hạ tầng KCN gồm: dự án xây dựng đường vào KCN Đài Tư – Sài Đồng A, dự án xây dựng đường nối từ Đài Tư – Sài Đồng A ra quốc lộ 5, dự án xây dựng tuyến đường và mương thoát nước KCN vừa và nhỏ xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn. Các dự án này đã và đang được khởi công và sẽ hoàn thành vào năm 2010.
Sự phát triển các KCN và thu hút đầu tư đã góp phần quan trọng trong phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Hoạt động KCN và đầu tư đã góp
71
phần quan trọng trong việc quy hoạch, hình thành và phát triển đô thị, khu dân cư trên địa bàn vì quy hoạch khu dân cư là bộ phận gắn liền với quy hoạch KCN. Ngoài những khu dân cư phục vụ trực tiếp KCN, sự phát triển của các khu đô thị mới theo quy hoạch.
Sự phát triển các KCN đã góp phần hình thành và tăng nhanh các hoạt động dịch vụ. Quá trình phát triển các KCN tập trung luôn thu hút một lượng lớn lao động làm việc trong các nhà máy. Tính đến cuối năm 2005, đã có trên 239.000 lao động làm việc trong các KCN trên địa bàn, trong đó có khoảng 2.900 lao động là người nước ngoài. Quá trình thu hút lao động cũng dẫn đến việc hình thành các khu dân cư, phát sinh các nhu cầu phục vụ cho người lao động. Thực tiễn cho thấy, ngay khi hình thành KCN, lập tức các dịch vụ phục vụ người lao động nhanh chóng hình thành đáp ứng nhu cầu của người lao động.
Càng ngày các KCN càng khẳng định vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế của thành phố: trong năm 2008 doanh thu sản xuất công nghiệp từ các KCN này đạt trên 3 tỷ USD (tương đương với khoảng 50 tỷ đồng) chiếm gần 40% giá trị sản xuất công nghiệp và chiếm khoảng 15% giá trị GDP của thành phố, giá trị xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu của địa bàn Hà Nội, giúp giải quyết việc làm cho gần 10 vạn lao động với mức thu nhập trung bình khoảng trên 1 triệu đồng / tháng, nộp ngân sách nhà nước gần 60 triệu USD (gần 1000 tỷ đồng). Tính trung bình trong năm 2008, mỗi ha đấ KCN Hà Nội tạo ra việc làm mới cho 80 lao động và gần 50 tỷ đồng doanh thu, nộp ngân sách nhà nước gần 1 tỷ đồng/ha.
Một số dịch vụ đã hình thành và phát triển trong thời gian qua như: cung cấp suất ăn công nghiệp, nhà trọ, mạng lưới chợ - siêu thị - vui chơi – giải trí, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, khai thuế hải quan, dịch vụ tư vấn, xử lý rác thải công nghiệp, cung ứng lao động, tham quan du lịch, vận tải
72
hàng hóa… Tham gia vào các lĩnh vực này không chỉ có các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mà còn có cả các doanh nghiệp từ các địa phương khác. Việc hình thành các dịch vụ nêu trên vừa đáp ứng nhu cầu của người dân, vừa tạo nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh.
Giải quyết nhu cầu về mặt bằng sản xuất, tạo điều kiện cho việc di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm ra ngoại thành.
Cùng với sự phát triển các KCN tập trung và việc mở thêm các KCN vừa và nhỏ trong những năm gần đây, với sự hỗ trợ tích cực từ phía thành phố nên nhiều doanh nghiệp trong nội đô tìm kiếm được mặt bằng sản xuất, có điều kiện mở rộng sản xuất, thực hiện một bước quá trình di chuyển ra ngoại thành, vào các KCN theo chủ trương của thành phố.
Sự hình thành và phát triển các KCN không chỉ giải quyết được nhu cầu cấp bách về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp công nghiệp mà còn tạo ra cho các doanh nghiệp thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất bởi chỗ thời gian cho thuê đất trong các KCN khá dài (tới 50 năm), các KCN đều được xem xét về mặt quy hoạch nên không còn phấp phỏng lo âu bị nhà nước thu hồi đất, giải phóng mặt bằng như trước đây.
Tác động mạnh đến quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư
Từ thực tiễn của các KCN Hà Nội, cùng với sự phát triển KCN tại các địa phương khác trong cả nước. Năm 1994 Chính phủ ban hành quy chế KCN kèm theo Nghị định 192/CP ngày 28/12/1994. Đó là một bước đột phá về chính sách phát triển KCN. Quy chế KCN đã mở đường để các bộ, ngành, UBND địa phương ủy quyền cho Ban Quản lý KCN thực hiện chức năng quản lý theo chuyên ngành mà trước đó do các bộ, ngành và địa phương thực hiện, hình thành cơ chế “một cửa, tại chỗ”. Cơ chế ủy quyền đã tạo nhiều thuận lợi về cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp trong KCN và
73
được các nhà đầu tư đồng tình. Bên cạnh cơ chế ủy quyền, Ban Quản lý KCN thực hiện cơ chế có các ủy viên là đại diện các sở, ngành đã góp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Nhờ vậy, thời gian thực hiện thủ tục hành chính tại Hà Nội đã rút ngắn nhiều so với quy định, cụ thể như: thời gian cấp giấy phép xuất nhập khẩu từ 15 ngày được rút ngắn còn trung bình 3 ngày, trong đó 70% số giấy phép được cấp trong 1 ngày; cấp giấy phép đầu tư 15 ngày, phần lớn được giải quyết từ 3-5 ngày; cá biệt có một số dự án cấp giấy phép trong 1 ngày; cấp chứng chỉ C/O Form D trong 02 giờ.
Các KCN được đánh giá là các mô hình thiết thực trong cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư của thành phố. Ở các KCN đã được xây dựng hạ tầng kỹ thuật để có mặt bằng cho thuê đất công nghiệp với bộ máy, cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” tại Ban Quản lý các KCN và KCX Hà Nội, với các thủ tục hành chính được đơn giản hóa đến mức tối thiểu, đặc biệt là thủ tục cấp giấy phép đầu tư. Các nhà đầu tư rất nhanh chóng thực hiện được ý định đầu tư của mình, với trên 50 thủ tục hành chính, từ giấy chứng nhận đầu tư, quy hoạch,