Giải pháp phát triển bền vững về xã hội.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp ở Hà Nội (Trang 107 - 110)

CHƢƠNG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI (1995-2008)

3.2.3 Giải pháp phát triển bền vững về xã hội.

Nâng cao trình độ chuyên môn và văn hóa cho người lao động

Trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật của người lao động đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, do vậy các doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo và có chính sách hỗ trợ các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chung và dài hạn theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn nhân lực có đủ khả năng phục vụ cho các ngành công nghiệp có giá trị tăng thêm cao, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu và bảo vệ môi trường.

106

Bên cạnh đó thành phố cần có chế độ khuyến khích đối với doanh nghiệp mở các trung tâm dạy nghề, các khóa bồi dưỡng nâng cao tay nghề… Đặc biệt ưu tiên dạy các nghề mà các doanh nghiệp trong khu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều như: dệt may, cơ khí, da giầy, điện tử…bằng cách miễn giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp tùy theo quy mô đào tạo của từng doanh nghiệp. Việc bắt buộc người lao động phải nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề trong quá trình làm việc cũng là giải pháp tích cực.

Tuy nhiên, doanh nghiệp phải hỗ trợ về tài chính và tạo điều kiện về thời gian cho người lao động tham gia các khóa học bồi dưỡng. Điều này không chỉ tốt cho doanh nghiệp mà bản thân người lao động cũng thấy việc học tập và không ngừng phấn đấu vươn lên là trách nhiệm của họ trong công việc.

Phát triển nhà ở cho người lao động

Việc phát triển nhà ở cho người lao động trong các KCN đã và đang được nhà nước quan tâm đặc biệt thông qua Luật nhà ở và Nghị định 90/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật nhà ở; Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư, Luật đất đai năm 2003 và các Nghị định dướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng nhà ở còn rất lúng túng và các chính sách ưu đãi chưa đủ mạnh để thu hút các nhà đầu tư, do vậy vấn đề nhà ở vẫn là nỗi băn khoăn của người lao động trong nhiều năm qua. Để thúc đẩy nhà ở cho người lao động trong các KCN, thành phố cần phải ban hành các chính sách ưu đãi thật cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính… để nhà đầu tư thấy rõ lợi ích của họ. Hơn nữa cần phải có sự quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các nhà đầu tư lĩnh hội được thông tin đầy đủ và chính xác. Việc xây dựng nhà ở cho người lao động trong KCN phải gắn kết đồng bộ với quy hoạch KCN, nhất là cơ sở hạ tầng bên trong và ngoài KCN. Việc thiết kế nhà ở cần

107

phải đồng bộ, thống nhất, phù hợp với nhu cầu và khả năng của người lao động. Quá trình xây dựng, quản lý và sử dụng nhà ở cũng cần có sự cam kết rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trong KCN, công ty xây dựng nhà ở và người lao động.

Nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp KCN

Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động, các tổ chức công đoàn trong các KCN cần phải phát huy mọi khả năng và trách nhiệm của mình như thường xuyên theo dõi, giám sát chế độ lương, thưởng, bảo hiểm y tế, nghỉ phép… của người lao động xem có phù hợp với thực tế và Luật lao động hay không. Các cuộc họp công đoàn phải được tổ chức định kỳ để lấy ý kiến của đoàn viên. Trường hợp doanh nghiệp bóc lột sức lao động quá mức, chậm trả lương hoặc đối xử thô bạo với người lao động, tổ chức công đoàn cần phải góp ý kiến ngay với doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện theo đúng Luật lao động. Ngoài ra, tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp cần phải phổ biến rộng rãi và nâng cao nhận thức cho người lao động về quyền và nghĩa vụ của người lao động theo đúng Luật lao động. Việc để xảy ra đình công, biểu tình của người lao động cũng là một phần trách nhiệm của tổ chức công đoàn.

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong KCN

Để môi trường làm việc của người lao động được tốt hơn, hiệu quả hơn và an toàn hơn, các cơ quan chức năng cần phải thường xuyên giám sát, kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp KCN. Ngoài việc xác định các yếu tố nguy hiểm và sự nguy hiểm trong sản xuất, các doanh nghiệp định kỳ phải tiến hành kiểm tra về an toàn lao động để phát hiện những yếu tố nguy hiểm mới và để đảm bảo chắc chắn rằng những nội quy về an toàn lao động đã được người lao động tuân thủ chặt chẽ. Các máy móc

108

thiết bị phải có dụng cụ che chắn, bảo vệ. Những người lao động làm việc ở những vùng nguy hiểm phải có các phương tiện bảo vệ. Đồng thời doanh nghiệp cần phải có cam kết với các cơ quan chức năng về vấn đề thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động cũng như các biện pháp phòng ngừa. Bên cạnh đó, người lao động cũng cần phải được trang bị những kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh lao động. Doanh nghiệp phải thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật an toàn lao động, khuyến khích người lao động thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động và khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp có thành tích... Nếu các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ thì phải xử phạt và buộc đơn vị đó phải tuân thủ nghiêm túc luật pháp, chính sách, chế độ... về vệ sinh an toàn lao động.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp ở Hà Nội (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)