Đái tháo đường thai nghén

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả hồi sức tích cực một số biến chứng sản khoa tại bệnh viện bạch mai (Trang 37 - 39)

Đại cương:

- Đái tháo đường thai nghén là tình trạng giảm khả năng chuyển hóa Glucid xuất hiện trong thời kỳ có thai

- Xuất hiện 1 – 2% trong số các phụ nữ có thai - Ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai

- Kiểm soát đường máu mẹ quyết định tiên lượng thai

Biến chứng với mẹ và thai:

- Với mẹ: Tăng huyết áp, sản giật, tiền sản giật, nhiễm trùng, hạ đường máu, bệnh lý võng mạc, chảy máu sau đẻ, giảm dung nạp Insulin và biểu hiện bệnh lý đái tháo đường sau này.

- Với thai: Sảy thai tự nhiên, thai to, dị tật bẩm sinh. Hạ đường huyết sơ sinh, suy hô hấp, chết chu sinh

Các yếu tố nguy cơ:

- Tuổi trên 25 - Béo phì

- Tiền sử đái tháo đường gia đình - Tiền sử sinh con trên 4 kg

- Tiền sử sảy thai nhiều lần, đa ối, thai chết trong buồng tử cung, dị tật bẩm sinh

Chẩn đoán:

- Thời gian kiểm tra chẩn đoán đái tháo đường: 24 – 28 tuần

- Có yếu tố nguy cơ: kiểm tra ơ lần khám thai đầu tiên và trong từng quý sau đó

- Test sàng lọc: uống 50mg Glucose, test dương tính khi đường máu sau 1h > 140 mg trên mg/dl

- Khi test dương tính, tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose trong 3 giờ: cho uống 100g glucose sau nhịn đói qua đêm 8h. ngày trước áp dụng chế độ ăn glucid đặc biệt

Điều trị:

- Mục đích: giáo dục bệnh nhân, kiểm soát đường máu mẹ, theo dõi tăng trưởng và phát triển thai

- Chế độ ăn trên 1800 kcal/ngày

- Chống chỉ định thuốc hạ đường máu dạng uống

- Điều trị bằng Insuln, chỉnh liều theo chế độ ăn, tập luyện, stress tâm lý, nhiễm trùng

- Mổ lây thai kịp thời khi có chỉ định

- Đái tháo đường thai nghén thường không cần dùng Insulin trong thời kỳ sau đẻ, tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống sau 6 tuần.

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả hồi sức tích cực một số biến chứng sản khoa tại bệnh viện bạch mai (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w