Viêm tụy cấp (acute pancreatitis) là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy. Biểu hiện có thể nhẹ nhàng nhưng cũng có thể nặng nề với đáp ứng viêm hệ thống, rối loạn chức năng đa cơ quan và đe dọa mạng sống.
Ở các nước phương Tây, sỏi mật và lạm dụng rượu là nguyên nhân của 80% các trường hợp viêm tụy cấp phải nhập viện. [1]. Ở Việt nam, ngoài nguyên nhân kinh điển như trên thì cịn có một ngun nhân quan trọng khác là do giun chui ống mật-tụy. Viêm tụy cấp do sỏi mật thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.
Triệu chứng
Hầu hết bệnh nhân viêm tụy cấp đều có đau bụng dữ dội vùng thượng vị, dưới mũi kiếm xương ức. Đan thường lan ra sau. Nếu viêm tụy cấp do sỏi mật hoặc do giun thì đau thường xuất hiện đột ngột và nhanh chóng đạt đến cường độ dữ dội chỉ trong vịng vài phút. Đau có thể tồn tại liên tục trong vịng vài ngày. Các dấu hiệu khác đi kèm gồm:
•Buồn nơn
•Nơn mửa
•Sốt
•Mạch nhanh
Các trường hợp nặng, bệnh nhân có thể biểu hiện mất nước và hạ huyết áp. Các cơ quan như tim, phổi, thận có thể bị rối loạn chức năng. Nếu xuất hiện chảy máu trong tụy (thể hoại tử xuất huyết) thì bệnh nhân dễ rơi vào sốc vào đôi khi tử vong [3].
Nếu viêm tụy cấp do sỏi mật hoặc do giun thì đau thường xuất hiện đột ngột và nhanh chóng đạt đến cường độ dữ dội chỉ trong vịng vài phút. Đau có thể tồn tại liên tục trong vịng vài ngày."
Biến chứng
Tổn thương tụy cấp có thể tạo điều kiện cho các enzyme hoạt hóa và các chất độc như cytokine tràn ra ngoài tụy và đổ vào ổ bụng. Tại đây chúng gây nên những kích thích và gây viêm lớp màng lót của ổ bụng (viêm phúc mạc) hay các cơ quan. Enzyme hoạt hóa và các cytokine cũng có thể được hấp thu từ ổ bụng vào mạch bạch huyết và sau đó vào máu gây nên hạ huyết áp và tổn thương các cơ quan bên ngoài ổ bụng như phổi. Phần bài tiết insulin của tụy thường ít bị tổn thương. [4]. Các biến chứng thường gặp bao gồm [5]: 1. giảm thể tích máu 2. hoại tử tụy 3.nang giả tụy 4. suy hô hấp cấp 5. suy thận cấp 6. liệt ruột cơ năng 7.sốc nhiễm độc 8. nhiễm trùng huyết ...
Chẩn đoán
Mặc dù dấu hiệu lâm sàng có giá trị gợi ý nhưng chẩn đoán xác định khơng thể dựa vào lâm sàng vì thường hay nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Khám lâm sàng
Hỏi bệnh có thể xác định các yếu tố nguy cơ gây viêm tụy ở trên. Khám có thể phát hiện vị trí đau ở đầu tụy hay đuôi tụy. Khám cũng nhằm phát hiện các biến chứng của viêm tụy cấp.
Xét nghiệm
Khơng có một xét nghiệm máu nào đặc hiệu cho chẩn đoán viêm tụy cấp, tuy nhiên kết hợp các xét nghiệm này sẽ nâng cao giá trị của từng xét nghiệm.
•Amylase: Thường nồng độ amylase huyết thanh bắt đầu tăng 12 giờ sau khi có triệu chứng đầu tiên và đạt đến nồng độ cao nhất sau khoảng 12 đến 72 giờ..
•Lipase: Bắt đầu tăng khoảng từ 4 đến 8 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng và đạt đỉnh sau 24 giờ. Lipase giảm dần trong khoảng từ 8 đến 12 ngày.
•Trypsin/Elastase: Có thể được xem là xét nghiệm huyết thanh chính xác nhất trong chẩn đốn viêm tụy cấp [6].
•Chụp X quang khơng chuẩn bị: thường ít có giá trị và ít khi dùng.
•Siêu âm: Là một xét nghiệm sử dụng rộng rãi và cũng có độ tin cậy khá cao nếu tay nghề người là siêu âm tốt. Tuy nhiên trong trường hợp bụng chướng hơi, siêu âm rất khó khảo sát tụy.
•Chụp cắt lớp vi tính (CT): là phương pháp rất có giá trị hiện nay, đặc biệt là chụp có cản quang.
Điều trị
•Biện pháp làm giảm tiết dịch tụy, hạn chế tổn thương tiếp diễn: đặt ống thông mũi-dạ dày hút liên tục hoặc ngắt quãng, sử dụng các thuốc như ức chế receptor H2, atropine, glucagon, somatostatin, calcitonin.
•Ngăn ngừa bội nhiễm: dùng một trong các kháng sinh ampicillin, cefuroxxime, ceftazidime kết hợp với amikacine và metronidazole.
•Truyền huyết tương tươi đơng lạnh để ức chế protease
•Ni ăn hồn tồn bằng đường tĩnh mạch: cũng nhằm hạn chế bài tiết dịch tụy.
•Rửa ổ phúc mạc để loại bỏ chất độc.
• Điều trị các biến chứng: chủ yếu là điều trị nâng đỡ.