Cán bộ hải quan thực hiện kiểm tra kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa, ngày sản xuất, hạn sử dụng của hàng hóa; đồng thời đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan điện tử, định mức nguyên liệu vật tư; đối chiếu hàng hóa với mẫu lưu của nguyên liệu hoặc mẫu sản phẩm theo từng loại hình tương ứng.
Cán bộ hải quan thực hiện:
- Nhập kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa vào hệ thống.
- Nhập thông tin chi tiết hàng hóa (với những TK có trị giá) vào hệ thống.
- Đối với những lô hàng có kết quả kiểm tra sai lệch với khai báo tại TK, công chức ghi nhận vào hệ thống để tra cứu thông tin mặt hàng DN đã NK lần đầu hay nhiều lần để xem xét xử lý vi phạm. Đối với các trường hợp bị xử lý vi phạm, cập nhật vi phạm vào Hệ thống.
Bước này do công chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện. Tại Chi cục việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện bằng máy móc, thiết bị như máy soi, cân điện tử… hoặc kiểm tra thủ công.
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa NK thương mại bao gồm kiểm tra tên hàng, mã số, chủng loại, số lượng, chất lượng, xuất xứ, sự phù hợp,...Mà mặt hàng NK là các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng khá đa dạng. Một số đối tượng sẽ lợi dụng
sự sơ hở trong công tác kiểm tra thực tế hàng hóa của công chức hải quan để thực hiện các hành vi gian lận qua trị giá, mã số, xuất xứ... Do vậy, đòi hỏi cán bộ hải
quan thực
hiện công tác này phải có trình độ hiểu biết, tinh thần và trách nhiệm cao. Có những 30
trường hợp một số DN khi NK máy móc, thiết bị phải tháo rời từng linh kiện, máy móc, thiết bị làm thủ tục hải quan tại các Chi cục. Điều đó đòi hỏi trong công tác kiểm tra chi tiết đối với mặt hàng này, cán bộ hải quan buộc phải xác định được các linh kiện, máy móc đã tháo dời đó có đồng bộ, cùng một dây chuyền hay không? Đây là một khó khăn rất lớn cho cán bộ Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội khi thực hiện công tác kiểm tra, bởi trình độ hiểu biết về máy móc, kỹ thuật của cán bộ hải quan còn yếu.
Một bất cập trong quy trình này đó là không tách bạch được sự khác nhau giữa việc kiểm tra thực tế luồng xanh và luồng vàng, cụ thể:
+ Kiểm tra xác suất 10%: Đối với hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế (hồ sơ luồng xanh, vàng) nhưng cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
+ Kiểm tra xác suất 5%: Để đánh giá việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng (tối đa không quá 5% tổng số TK thuộc luồng xanh, vàng).
Như vậy, việc kiểm tra thực tế đối với hồ sơ chuyển từ luồng xanh và vàng đều bị áp dụng mức độ kiểm tra là 5% hoặc 10%. Điều đó gây ra sự bất bình trong DN. Công tác kiểm tra thực tế hàng hoá xuất NK tại cửa khẩu hiện nay đã được áp dụng bằng kỹ thuật quản lý rủi ro - một phương pháp quản lý hiện đại được áp dụng phổ biến trên thế giới nhằm bãi bỏ kiểm tra tràn lan. Công tác quản lý rủi ro hiện nay Chi cục đang áp dụng vẫn chưa đóng vai trò đáng quan tâm trong hoạt động của mình. Ví dụ, từ năm 2011, Chi cục bắt đầu chương trình quản lý rủi ro:
++Năm 2011, do máy: 3.148 TK, chiếm 10,5% số TK mậu dịch, chiếm 8,9 % tổng số TK, do cán bộ hải quan của chi cục thực hiện là 1.107 TK, chiếm 3,7 % số TK mậu dịch, chiếm 3,1 % tổng số TK. Số TK phát hiện vi phạm là 7
++ Năm 2012 do máy: 3669 TK, chiếm 8,5 % số TK mậu dịch, chiếm 7,4 % tổng số TK, do cán bộ của Chi cục 1239 TK, chiếm 2,8%, chiếm 2,5% tổng số TK. Phát hiện 5 TK có dấu hiệu vi phạm.
Dẫn chứng trên đây cho thấy công tác quản lý rủi ro do máy thực hiện đóng vai trò đáng kể trong công tác này nhưng vẫn còn do con người thực hiện còn tỷ trọng lớn, điều này cho thấy chương trình quản lý rủi ro vẫn còn chưa được hoàn thiện và cần phải được hoàn thiện hơn nữa để công việc của cán bộ hải quan có thể được giảm bớt hơn nữa và để nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi cục.
31
Công tác kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa NK vẫn được thực hiện hoàn toàn thủ công, tạo ra kẽ hở không nhỏ để các cán bộ hải quan nhũng nhiễu, gây phiền hà, tốn kém thời gian và chi phí của DN hay tạo cơ hội cho DN mua chuộc cán bộ Hải quan. Hiện nay công tác này của Chi cục đã được thực hiện nghiêm túc hơn, ý thức, trách nhiệm và trình độ của các cán bộ hải quan làm công tác đã được cải thiện.
3.3.4. Bước 4: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ, xác nhận đã thông quan; giải phóng hàng; đưa hàng hóa về bảo quản; hàng chuyển cửa khẩu, trao đổi thông tin với Chi đưa hàng hóa về bảo quản; hàng chuyển cửa khẩu, trao đổi thông tin với Chi cục hải quan cửa khẩu.
Công tác thu thuế XNK hiện nay được thực hiện với mặt hàng NK tuy hoàn toàn thủ công, nhưng được đánh giá là khá tốt. Các DN có hoạt động NK hàng hóa thương mại trên địa bàn Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội quản lý làm thủ tục hải quan tại Chi cục đã thực hiện tốt công tác này, các DN thực hiện đúng quy định pháp luật hải quan, nộp thuế và lệ phí đúng hạn.
Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội luôn xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng năm và thường xuyên chỉ đạo các Đội trong Chi cục phải thực hiện đúng phương châm “Thu đúng, thu đủ, tận thu và nộp kịp thời vào NSNN”. Các Đội thực hiện tốt quy trình thu thuế NK, tăng cường công tác quản lý giá tính thuế, xác định chính xác mã số hàng hóa để ngăn chặn gian lận và chống thất thu có hiệu quả. Số thu thuế NK của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đóng góp vào NSNN khá lớn dự kiến tăng qua các năm. Tuy nhiên, do vẫn làm thủ công nên không thể tránh khỏi sự chậm trễ trong tiến độ công việc, sự sai sót trong quá trình làm việc. Ví dụ như với các trường hợp phức tạp như tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập,… các trường hợp này thường là phức tạp về mặt tra mức thuế, các cán bộ nhân viên của Chi cục phải rất khó khăn và mất rất nhiều thời gian để tra cứu mức thuế hiện đang áp dụng. Cán bộ hải quan phải tra cứu biểu thuế và các thông tư, quyết định, các sửa đổi, bổ sung,… điều này cũng làm mất nhiều thời gian và công sức của cán bộ hải quan. Tuy nhiên, nếu mức thuế áp dụng cho từng ngành hàng được cập nhật thường xuyên trên hệ thống xử lý dữ liệu hải quan thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức và tránh được nhiều sai sót khi tiến hành thủ công. Những sai 32
sót trong công tác tra biểu thuế cho các mặt hàng sẽ khắc phục được hoàn toàn khi áp dụng quy trình thủ tục HQĐT toàn bộ.
Ngoài ra, hiện nay đang tồn tại tình trạng nợ đọng thuế của các DN khi tiến hành thủ tục hải quan, tình trạng này cũng là vấn đề lớn đối với Chi cục. Hiện nay công tác đòi nợ thuế cùng là một công tác khiến Chi cục vẫn còn phải quan tâm hàng năm. Công tác đòi thuế của các DN nợ là công tác tương đối khó và luôn là một trong những vấn đề mà Chi cục quan tâm. Bảng sau
Bảng 3.4: Kết quả thu đòi nợ đọng thuế tại Chi cục hải quan Bắc Hà Nội giai đoạn 2008- 2012 (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng 225,58 69,1 55 162,72 71,53 Nợ quá hạn 31,92 47,9 37 102,72 9,34 Nợ cưỡng chế 193,66 21,2 18 60 62,19
(Nguồn: Báo cáo tình hình công tác Chi cục hải quan Bắc Hà Nội các năm) Bảng trên đây cho thấy số thuế nợ đọng tại Chi cục tuy không ổn định qua các năm nhưng những số liệu trên đây cho thấy số thuế mà các DN đang nợ đọng hiện là con số tương đối lớn. Theo luật Thuế sửa đổi có hiệu lực từ 01/07/2013 quy định các DN phải thực hiện hết nghĩa vụ về thuế rồi mới được thông quan hàng hóa, điều này sẽ rất thuận lợi cho Chi cục, sẽ không còn tình trạng nợ đọng thuế của các DN nữa.