Các chỉ tiêu phản ánh nguồn lực của Ngân hàng Thương mạ

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 40)

a. Nguồn lực tài chính

Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh nguồn lực tài chính của NHTM, nhưng những chỉ tiêu phản ánh và tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của NHTM bao gồm một số chỉ tiêu sau:

(1) Vốn chủ sở hữu

Vốn Chủ sở hữu của NHTM là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ ngân hàng, của các thành viên trong đối tác liên doanh hoặc các cổ đông trong ngân hàng, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên.

Vốn chủ sở hữu gồm hai bộ phận: Vốn của chủ sở hữu ban đầu và vốn của chủ sở hữu hình thành trong trong quá trình hoạt động.

Vốn chủ hữu ban đầu đối với các NHTM cổ phần chính là vốn do cổ đơng góp thơng qua việc mua cổ phần hoặc cổ phiếu bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi. Mức vốn này phải đảm bảo tối thiểu bằng vốn pháp định.

Vốn chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt động (vốn chủ sở hữu bổ sung) do cổ phần phát hành thêm hoặc do ngân sách Nhà nước cấp bổ sung trong quá trình hoạt động, do chuyển 1 phần lợi nhuận tích lũy, các quỹ dự trữ, quỹ đầu tư, bổ sung vốn điều lệ, phát hành giấy nợ dài hạn.

Trên bảng cân đối của NHTM, vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản mục cơ bản: vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ. Trong đó vốn điều lệ là vốn ghi trong điều lệ của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn chủ sở hữu và có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

Trong trường hợp ngân hàng phá sản hoặc ngừng hoạt động thì nghĩa vụ thanh tốn nợ sẽ được thanh toán theo thứ tự: các khoản tiền gửi của khách hàng, nghĩa vụ với Chính phủ và người lao động và cuối cùng mới đến chủ sở hữu. Nếu quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn thì người gửi tiền và người cho vay càng cảm thấy an tâm về ngân hàng (với các điều kiện khác là như nhau). Do đó, vốn chủ sở hữu được coi là cơ sở để tạo niềm tin cho khách hàng.

Đồng thời, vốn chủ sở hữu còn thể hiện khả năng tài chính, năng lực hoạt động của một ngân hàng, vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy mô mở rộng mạng lưới kinh doanh cũng như quy mô hoạt động của NHTM: khả năng huy động vốn, khả năng mở rộng tín dụng, dịch vụ, khả năng đầu tư tài chính, trình độ trang bị cơng nghệ.

Phần lớn vốn chủ sở hữu của NHTM không sinh lời trực tiếp, chúng được ưu tiên tài trợ xây dựng trụ sở, phương tiện làm việc, đầu tư cơng nghệ. Phần cịn lại của vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình kinh doanh của ngân hàng. Tuy vốn chủ sở hữu chỉ tham gia vào hoạt động kinh doanh ngân hàng với một tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản của ngân hàng, nhưng vốn chủ sở hữu tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng liên quan an toàn hoạt động ngân hàng như khả năng huy động vốn, các hoạt động cho vay, đầu tư của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu lớn cho phép các ngân hàng thành lập các công ty con, tham gia hoạt động đầu tư, liên doanh liên kết với các đối tác chiến lược, hùn vốn vào các cơng ty và có thể thơn tính các ngân hàng khác.

Các quy định liên quan đến an toàn hoạt động ngân hàng quốc tế (Basel 1, 2, 3) quy định ngân hàng chỉ được cho vay tối đa với một khách hàng/một nhóm khách hàng theo tỷ lệ nhất định so với vốn chủ sở hữu. Căn cứ vào các quy định quốc tế và thực tiễn nền kinh tế của một nước mà các nước đưa ra những quy định cụ thể để giới hạn các NHTM không quá tập trung cho vay vào

một nhóm khách hàng, để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra cho ngân hàng khi khách hàng khơng có khả năng thanh tốn.

Với những ý nghĩa quan trọng đó có thể nói một ngân hàng có mức vốn chủ sở hữu lớn thì đó là một yếu tố đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn, đồng thời thể hiện sức mạnh tài chính của bản thân ngân hàng.

(2) Nhóm chỉ tiêu về quy mơ và tăng trưởng tài sản

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh tốn. Vì vậy bảng cân đối tài sản của NHTM có những đặc thù riêng khác với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác. Điểm đặc thù riêng này là NHTM thường quản lí một lượng tài sản lớn hơn vốn của chúng rất nhiều và tài sản của NHTM phần lớn là tài sản tài chính.

Tài sản có bao gồm tài sản sinh lời và tài sản khơng sinh lời, phản ánh q trình sử dụng vốn vào các mục đích đảm bảo an tồn và tìm kiếm lợi nhuận của NHTM. Quy mơ, cơ cấu và chất lượng tài sản có sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM. Khi nói đến tăng trưởng của tổng tài sản là nói đến quy mơ của hoạt động tín dụng và hoạt động đầu tư, Chất lượng tài sản là một chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính, năng lực quản lý của một NHTM. Đánh giá quy mô, chất lượng tài sản được thể hiện qua các chỉ tiêu: tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản, tính đa dạng hóa trong tài sản, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng của dư nợ, tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản có, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tình hình đảm bảo tiền vay…

Bên cạnh hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư cũng góp phần tăng quy mơ tổng tài sản của ngân hàng. Các khoản đầu tư trên bảng cân đối kế toán gồm các khoản mục: chứng khốn kinh doanh, chứng khốn đầu tư và góp vốn đầu tư dài hạn. Hoạt động đầu tư được đánh giá qua các chỉ tiêu như: quy mô, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ dự phịng giảm giá chứng khốn…

Tài sản Nợ của ngân hàng là nghĩa vụ tiền tệ của ngân hàng đó với người gửi tiền và các chủ nợ của ngân hàng tính đến một thời điểm nhất định. Một khoản mục quan trọng của NHTM thể hiện bên tài sản Nợ của NHTM là mục Vốn chủ sở hữu. Tài sản nợ phản ánh tất cả những nguồn hình thanh của tài sản Có, khơng phân biệt các nghĩa vụ tiền tệ của ngân hàng với các chủ nợ với nghĩa

vụ của ngân hàng với các chủ sở hữu. Ngoài vốn chủ sở hữu (chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định, thông thường là 10% tổng tài sản), tài sản nợ được hình thành từ hoạt động huy động gửi tiền và vay vốn của ngân hàng trên các thị trường tài chính ở thời kì trước đó. Khi quy mơ huy động vốn tăng sẽ làm tăng quy mô tổng tài sản, chất lượng nguồn vốn được thể hiện ở tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được với chi phí thấp, tính ổn định cao và có cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu về cho vay, đầu tư. Nâng cao chất lượng nguồn vốn có thể hiểu là các hoạt động liên quan đến việc cung cấp cho các nhu cầu về tín dụng, đầu tư, thanh khoản với các nguồn vốn phù hợp về kỳ hạn và lãi suất. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải cân nhắc rủi ro, sự ổn định của nguồn vốn để có thể đầu tư các dự án có thời gian dài cũng như sự chênh lệch giữa chi phí vay vốn với mức lợi nhuận có thể thu được khi vốn đầu tư vào tín dụng và giấy tờ có giá…Các chỉ tiêu để đánh giá quy mô, chất lượng nguồn vốn như: tổng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn….

Muốn tăng trưởng tổng tài sản một cách bền vững cần nghiên cứu mối liên hệ tương quan giữa cơ cấu tài sản và nguồn vốn. Qua mối tương quan này sẽ đánh giá được tính tối ưu trong cơ cấu tài sản-nguồn vốn, khả năng phản ứng của ngân hàng trước những hiện tượng bất thường của môi trường kinh doanh và đáp ứng yêu cầu rút tiền của công chúng. Sự phối hợp hiệu quả sẽ giúp ngân hàng tối đa hóa thu nhập đồng thời kiểm sốt chặt chẽ các rủi ro.

(3) Khả năng sinh lời cao và ổn định

Khả năng sinh lời phản ánh kết quả hoạt động, đánh giá hiệu quả kinh doanh và mức độ phát triển của một NHTM. Đứng trên góc độ từ NHTM, thì một NHTM có khả năng sinh lời cao sẽ có khả năng tích lũy cao, sẽ có điều kiện trang bị, đầu tư cơng nghệ, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ thu hút khác hàng, mặt khác đứng trên góc độ nhà đầu tư người gửi tiền sẽ quyết định giao dịch khi nhìn thấy NHTM đó có thể an tồn do có thể bù đắp rủi ro, từ đó tạo điều kiện tăng trưởng cho tổng tài sản.

Theo thông lệ quốc tế người ta thường đo lường khả năng sinh lời của NHTM bằng các chỉ tiêu định lượng: Giá trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, cơ cấu của lợi nhuận (cho biết lợi nhuận được hình

thành từ nguồn nào) và đặc biệt là các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE), lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), thu nhập lãi cận biên (NIM)…

Tỷ lệ lợi nhuận/ Tổng tài sản có (ROA)

ROA = x 100

Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) thể hiện khả năng của đơn vị trong việc sử dụng các tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận. ROA càng cao càng thể hiện khả năng quản lý của Ban quản trị ngân hàng trong việc sử dụng tài sản của ngân hàng vào các hoạt động có khả năng tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên nếu ROA quá cao không phải là tín hiệu tốt đối với các ngân hàng vì trong tình huống đó, ngân hàng đang rơi vào tình trạng rủi ro cao do lợi nhuận kì vọng và rủi ro có mối quan hệ thuận chiều.

Tỷ lệ lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thể hiện một đồng vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm)

ROE = x 100

Nói các khác, ROE đánh giá lợi ích mà cổ đơng (chủ sở hữu ngân hàng) có được từ nguồn vốn bỏ ra. Tỷ lệ này càng cao thể hiện việc sử dụng vốn của ngân hàng trong đầu tư, cho vay càng hiệu quả. Các nhà quản trị ngân hàng luôn muốn tăng ROE để thỏa mãn cổ đơng thơng qua nhiều biện pháp như: kiểm sốt rủi ro có hiệu quả, hạn chế khoản vay xấu…

Các chỉ tiêu ROA, ROE thường được các nhà quản trị, các nhà đầu tư quan tâm, sử dụng khi đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, chúng thể hiện khả năng, thời hạn thu hồi vốn đầu tư của chủ sở hữu. Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của ngân hàng càng cao là cơ sở để ngân hàng tăng quy mô vốn cũng như năng lực tài chính của mình.

(4) Đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh

Chất lượng hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính của một NHTM được thể hiện ở chất lượng tài sản có sinh lời, khả năng quản lý và kiểm soát

được các rủi ro trong hoạt động tín dụng, chất lượng nguồn vốn, mà cịn được biểu hiện thơng qua khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó, cụ thể như:

- Đảm bảo khả năng thanh khoản: Khả năng thanh khoản của một ngân hàng là khả năng sẵn sàng chi trả, thanh toán cho khách hàng và bù đắp những tổn thất khi xảy ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Đây là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng và sự an tồn trong q trình hoạt động của một ngân hàng.

Rủi ro thanh khoản xảy ra khi NHTM không đáp ứng được nhu cầu cho vay và đầu tư hoặc không đáp ứng được khả năng thanh toán của khách hàng. Rủi ro này xuất phát từ chênh lệch kỳ hạn huy động vốn và sử dụng vốn, dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, không cân đối được kỳ hạn thu hồi vốn đầu tư với kỳ hạn phải thanh toán, trong khi nhu cầu thanh toán của khách hàng là khơng thể trì hỗn được. Nếu NHTM lâm vào tình trạng này mà khơng xử lý được kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm, làm mất lòng tin khác hàng, dẫn đến rút tiền ồ ạt làm tình trạng mất thanh khoản của ngân hàng càng trầm trọng hơn, có thể làm phá sản ngân hàng. Khả năng thanh toán của một ngân hàng được thể hiện qua các chỉ tiêu định lượng như: khả năng thanh tốn tức thì, khả năng thanh tốn nhanh, chỉ tiêu thanh tốn.. theo thơng lệ quốc tế nếu như chỉ tiêu thanh khoản đạt khoảng 30% được coi là an tồn, đảm bảo ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền và thanh toán tức thì với số lượng lớn.

- Khả năng bù đắp khi xảy ra rủi ro: Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất ngồi dự kiến trong q trình hoạt động kinh doanh, gây ra thiệt hại cho ngân hàng.

Khả năng bù đắp rủi ro là khả năng tài chính bù đắp được tổn thất khi xảy ra rủi ro, NHTM thực hiện trích dự phịng rủi ro vào chi phí hoạt động thơng qua việc trích lập dự phịng cho phần giá trị tài sản có có khả năng khơng thể thu hồi được. Việc trích lập ở mỗi nước là khác nhau nhưng việc trích lập dự phịng rủi ro đều được trích lập từ chi phí hoặc trích lập từ lợi nhuận sau thuế hoặc bằng cả 2 phương pháp sau:

- Trích lập dự phịng rủi ro vào chi phí hoạt động vào phần giá trị tài sản có có khả năng khơng thu hồi được của ngân hàng.

- Trích lập quỹ dự phịng tài chính từ lợi nhuận sau thuế.

- Ngồi ra NHTM được trích lập dự phịng giảm giá chứng khốn tính vào chi phí theo quy định.

Nếu nợ xấu tăng lên thì dự phịng rủi ro cũng tăng lên để bù đắp được rủi ro, có nghĩa là khả năng sinh lời tài chính cho phép sử dụng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra. Ngược lại nợ xấu tăng nhưng dự phịng khơng đủ để bù dắp có nghĩa là tình trạng tài chính xấu và năng lực bù đắp bởi chi phí bị hạn hẹp.

Mức độ dự phịng rủi ro được tính

Mức độ dự phòng rủi ro = x 100

b, Nguồn lực con người

Con người là một nguồn lực quan trọng của bất kì tổ chức nào. Trong các NHTM, con người càng đóng vai trị quan trọng, tuy nhiên để đánh giá chất lượng nguồn lực con người không phải là điều đơn giản bởi nhiều chỉ tiêu thể hiện thơng qua năng lực tài chính đã đồng thời thể hiện chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng. Chẳng hạn, chỉ tiêu ROA, ROE, ngoài việc liên quan trực tiếp đến năng lực tài chính của NHTM mà còn thể hiện chất lượng nguồn lực của NHTM.

Đánh giá năng lực quản trị, điều hành của nhân tố con người trong NHTM thơng qua các tiêu chí sau:

- Mơ hình một ngân hàng hiện đại;

- Cơ cấu, trình độ, thực hiện của bộ máy lãnh đạo, của lực lượng lao động chủ yếu, trình độ chun mơn nghiệp vụ cao;

- Khả năng ứng phó của cơ chế điều hành trước diễn biến của thị trường; - Cơ chế vận hành một ngân hàng hiện đại (quản trị tài sản nợ, tài sản có, quản trị dịch vụ phi tín dụng, quản trị kế toán và ngân quỹ, quản trị nhân sự…)

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)