Một là, sự biến động của nền kinh tế hội nhập
Sự biến động của nền kinh tế trong nước: Tốc độ tăng trưởng GDP là yếu
tố đầu tiên của nền kinh tế trong nước ảnh hưởng đến ngành Ngân hàng. Khi nền kinh tế ở giai đoạn tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng, hoạt động của các doanh nghiệp sôi động hơn, các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng vay vốn ngân hàng với số tiền lớn, lãi suất cao hơn và kỳ hạn dài hơn để đầu tư vào các dự án có nhiều tiềm năng. Các dịch vụ của ngân hàng như chu chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh tốn quốc tế, thẻ tín dụng, thu hộ séc và chứng từ,… cũng sẽ được khách hàng sử dụng nhiều hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái, dẫn đến giảm tiêu dùng và giảm đầu tư tồn xã hội, các khách hàng sẽ ít sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng hơn. Vì vậy, sẽ kéo theo sự sa sút của ngành Ngân hàng trong nước.
Lạm phát cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát cao thì việc kiểm sốt giá cả và đồng tiền càng khó khăn. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp, lạm phát tăng cao thì rủi ro từ các dự án đầu tư sẽ cao hơn, việc kinh doanh sẽ khó khăn hơn rất nhiều, làm cho các doanh nghiệp hạn
chế đầu tư, không cần tới ngân hàng vay vốn. Bên cạnh đó, người dân sẽ hạn chế tích lũy tiền mà rút tiền ra khỏi ngân hàng để đầu tư và các tài sản ổn định hơn như bất động sản, vàng,…
Lãi suất cao hay thấp cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế. Trong mỗi thời kỳ, mặt bằng lãi suất bao gồm lãi suất của các trung tâm tài chính quốc tế, lãi suất tái chiết khấu của các Ngân hàng Trung ương tại mỗi quốc gia sẽ làm ảnh hưởng tới việc quy định mức lãi suất của các NHTM và có tác động trở lại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi ngân hàng. Lãi suất thấp sẽ kích thích các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để mở rộng và phát triển kinh doanh trong dài hạn, nhưng cũng đồng thời khơng có sức thu hút được các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và ngược lại.
Tỷ giá hối đoái là một nhân tố có ảnh hưởng nhiều đến xuất nhập khẩu của một quốc gia, mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là những khách hàng lớn và đầy tiềm năng của các ngân hàng. Vì vậy, tình hình tỷ giá hối đoái cũng sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng. Hơn nữa, do các ngân hàng ln có một tỷ lệ đáng kể ngoại tệ trong tài sản của mình và nhiều ngân hàng trực tiếp kinh doanh ngoại tệ nên tỷ giá hối đối có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng đó. Do vậy, các ngân hàng phải dự đoán được xu hướng biến động của tỷ giá để chủ động luân chuyển tài sản của mình từ loại tiền này sang loại tiền khác để làm giảm các rủi ro về hối đoái gây nên.
Sự biến đổi cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu của ngành kinh doanh của quốc gia như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch… và cơ cấu các thành phần kinh tế như thành phần kinh tế Nhà nước, tập thể, tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Mỗi ngành kinh tế có một đặc tính riêng ảnh hưởng đến độ dài kỳ hạn vay tiền, mức độ rủi ro của các dự án vay vốn. Hơn nữa, nhu cầu và khả năng về vốn đối với từng ngành nghề kinh doanh, từng khu vực cũng khác nhau, nên các ngân hàng phải nhanh nhạy, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh.
Sự biến động của nền kinh tế thế giới: Bên cạnh sự ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước, thì tình hình kinh tế tồn cầu, kinh tế khu vực thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước
ngoài, chỉ số giá, sự luân chuyển của các dòng vốn đầu tư quốc tế… cũng ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực ngân hàng, mà cụ thể ảnh hưởng đến nghiệp vụ buôn bán ngoại tệ, ấn định tỷ giá, lãi suất, đầu tư tài chính và các giấy tờ có giá tại các thị trường tài chính quốc tế hoặc trực tiếp cho vay đối với các dự án nước ngồi.
Ở mơi trường quốc tế, lĩnh vực ngân hàng còn bị ảnh hưởng khơng nhỏ của xu thế tồn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới hiện nay. Chính xu thế này đã đẩy mạnh thương mại và đầu tư quốc tế, làm gia tăng cơ hội kinh doanh quốc tế, vừa làm tăng áp lực cạnh tranh trong cấu thành các sản phẩm đối với các ngân hàng. Thêm vào đó, xu thế tăng tỷ lệ trí tuệ trong cấu thành các sản phẩm cũng buộc các ngân hàng cần phải áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển các sản phẩm mang nhiều trí tuệ như: chương trình tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp, thiết lập các hình thức giao dịch điện tử, hoặc các ngân hàng tham gia vào hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Hai là, sự phát triển của khoa học và công nghệ trong môi trường hội nhập
Khoa học và công nghệ trên thế giới hiện nay phát triển rất nhanh chóng và ngày càng hiện đại. Chính sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ đã tác động rất lớn đến nhiều ngành nghề trong nền kinh tế, trong đó có ngành Ngân hàng. Thực tế cho thấy sự phát triển của khoa học và công nghệ đã thúc đẩy việc hiện đại hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tạo thuận lợi rất nhiều trong các giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng đến với các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Chính vì vậy, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng là một tất yếu khách quan, quyết định sự sống còn của mỗi ngân hàng. Các ngân hàng phải nắm bắt được những cơng nghệ mới có liên quan để áp dụng một cách nhanh nhất nhằm cải tiến công nghệ ngân hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Ba là, sự tác động của môi trường văn hóa, xã hội, chính trị và pháp luật
Mơi trường văn hóa, xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố con người, đối với khách hàng thì tác động đến thị hiếu, nhu cầu, thói quen tiêu dùng…; còn đối với cán bộ, nhân viên của ngân hàng thì ảnh hưởng đến phong cách làm việc, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp… Tất cả đều có thể kích thích hay kìm hãm sự phát triển của các ngân hàng. Mặt khác, con người ngày càng mở rộng mối quan
hệ xã hội ra phạm vi quốc tế. Điều này địi hỏi các ngân hàng phải chuẩn mực hóa bản thân theo các chuẩn mực quốc tế về việc đáp ứng các loại dịch vụ, đạt được cấp độ chất lượng dịch vụ ở mặt bằng chung để có thể hịa nhập vào hệ thống dịch vụ ngân hàng thống nhất trên toàn cầu.
Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm, chính sách ln hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư vào ngân hàng. Hệ thống luật pháp hoàn thiện là cơ sở để ổn định và mở rộng kinh doanh.
Các chính sach quản lý của Ngân hàng Trung ương tác động rất lớn đến hoạt động của các NHTM. Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh Ngoại hối và các văn bản pháp luật khác trực tiếp điều chỉnh hoạt động của hệ thống ngân hàng. Quy định về các loại thuế và lệ phí có thể vừa tạo ra cơ hội, nhưng cũng có thể kìm hãm sự phát triển kinh doanh của các ngân hàng.
Bộ luật Lao động và các quy chế sử dụng lao động, tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, nâng lương… đối với cán bộ cũng là những điều kiện mà ngân hàng phải quan tâm vì nó trực tiếp tác động đến yếu tố nguồn nhân lực của ngân hàng.
Bốn là, sự tác động của môi trường tác nghiệp
Môi trường tác nghiệp là các yếu tố xuất hiện trong một ngành sản xuất kinh doanh, quyết định tính chất và khả năng cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó.
Việc nghiên cứu những học thuyết, mơ hình về kinh tế phù hợp, kết hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi ngân hàng là cơ sở khoa học cho phép ngân hàng đưa ra được những chiến lược định hướng và hoạt động cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo nghiên cứu của Giáo sư Michael Porter (trường Đại học Harvard, Mỹ) Mơ hình năm lực lượng cạnh tranh được xem là cơ bản, toàn diện về cạnh tranh. Lý thuyết cạnh tranh của ông hiện được áp dụng rộng rãi trong phân tích và xây dựng chiến lược cạnh tranh, áp dụng ở mọi cấp độ và mọi ngành nghề, lĩnh vực. Trong đó, mơ hình năm lực lượng cạnh tranh là nền tảng trong việc xây dựng lý thuyết này.
Sơ đồ 1.1: Mơ hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
Nguồn: [21] Thứ nhất, sự đe dọa từ các đối thủ mới gia nhập thị trường. Trong một thị
trường mà sự gia nhập của các doanh nghiệp mới càng dễ dàng thì sự cạnh tranh càng gay gắt. Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, việc gia nhập mặc dù phải đảm bảo những điều kiện tương đối nghiêm ngặt của Ngân hàng Nhà nước như yêu cầu về vốn, đội ngũ quản lý, hệ thống quản trị rủi ro,… nhưng trong điều kiện hội nhập quốc tế với cam kết mở cửa thị trường tài chính thì việc gia nhập là hồn tồn có thể.
Các yếu tố có thể coi như rào cản đối với việc gia nhập vào lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng trong nước có thể tận dụng để bảo vệ mình trước sự gia nhập của các đối thủ mới, đó là:
- Lịng trung thành của khách hàng với những thương hiệu chính: Thương hiệu của một ngân hàng có thể xem như một rào cản đối với các ngân hàng khác khi muốn thâm nhập vào thị trường, đồng thời, cũng là một lợi thế cạnh tranh cần phát huy của ngân hàng có thương hiệu.
- Chi phí cố định cao và yêu cầu về vốn đầu tư: Việc đầu tư vào cơng nghệ, máy móc thiết bị - nền tảng cơ bản để phát triển sản phẩm, dịch vụ cùng
Những người gia nhập tiềm năng
Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại Nhà cung cấp Hàng hóa, dịch vụ thay thế Sức mạnh của người mua Sự đe dọa của hàng
hóa, dịch vụ thay thế Sức mạnh của
nhà cung cấp
Mối đe dọa của các đối thủ mới gia nhập
Người mua
với các chi phí về hạ tầng đi kèm khiến cho việc đầu tư tốn kém chi phí đáng kể cho các ngân hàng.
- Khả năng “trả đũa” của các ngân hàng hiện tại: Đó là các giải pháp nhằm chống lại nguy cơ bị giảm thị phần, giảm lợi nhuận do sự gia nhập của đối thủ mới như giảm phí, thay đổi lãi suất, tăng cường hoạt động khuyến mại, chiêu thức lôi kéo khách hàng,…
- Sự hạn chế của luật pháp và Chính phủ: Lĩnh vực ngân hàng - tài chính nói chung là một lĩnh vực nhạy cảm, chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của Nhà nước. Tuy nhiên, rào cản này cũng không phải bất khả xâm phạm mà đã được nới lỏng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, sức mạnh của nhà cung cấp. Trong lĩnh vực ngân hàng, nhà cung
cấp chính và có khả năng gây ra ảnh hưởng đối với ngân hàng là nhà cung cấp công nghệ. Một số nhân tố mà theo đó, nhà cung cấp cơng nghệ có khả năng gây sức ép với các ngân hàng như: Số lượng các nhà cung cấp công nghệ mang tính đặc thù ngày càng phát triển; khả năng thay thế cơng nghệ có thể xảy ra do sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật; chi phí chuyển đổi nhà cung cấp cơng nghệ lớn; mức độ khác biệt giữa các công nghệ ngân hàng lớn nên khả năng thay thế cơng nghệ khó khăn; mức độ tương quan giữa chi phí cho cơng nghệ đầu vào và giá bán dịch vụ đầu ra...
Thứ ba, sức mạnh của khách hàng. Trong lĩnh vực ngân hàng, một số
nguyên nhân có thể đưa khách hàng trở thành người nắm giữ quyền lực đáng kể, đó là:
- Chuyển sang sử dụng các sản phẩm cạnh tranh khác là đơn giản đối với khách hàng: Khách hàng hồn tồn có quyền lựa chọn và thay thế dịch vụ đang sử dụng tại ngân hàng này sang ngân hàng khác mà khơng gặp hoặc gặp rất ít khó khăn, cản trở.
- Mức độ cần thiết, quan trọng của dịch vụ với khách hàng: Mặc dù thu nhập và trình độ dân trí của người dân ngày càng cao đã làm gia tăng nhu cầu đối với các dịch vụ của ngân hàng, song vẫn tồn tại những quan điểm, thói quen trong một bộ phận lớn dân cư, doanh nghiệp khiến cho dịch vụ ngân hàng chưa trở thành nhu cầu thiết yếu, ví dụ như thói quen sử dụng tiền mặt trong
thanh tốn... Trình độ dân trí chưa thật đồng đều, hạn chế trong tiếp xúc với cơng nghệ, máy móc hiện đại, tâm lý ngại sử dụng các sản phẩm mới khiến cho ngân hàng tiếp cận khách hàng khó khăn hơn.
- Khách hàng nhạy cảm với giá của dịch vụ: Chỉ cần sự thay đổi nhỏ hay sự khác biệt nhỏ về giá cả giữa các ngân hàng cũng có thể khiến khách hàng thay đổi quyết định sử dụng dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm bán lẻ mà giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích tài chính của khách hàng như tín dụng cá nhân, tiền gửi tiết kiệm. Các dịch vụ nào khách hàng càng nhạy cảm với giá càng thúc đẩy hình thức cạnh tranh bằng giá hay lãi suất giữa các ngân hàng.
- Chi phí chuyển đổi khách hàng liên quan đến chi phí của ngân hàng: Việc tập trung sản phẩm bán lẻ từ phân đoạn thị trường này sang phân đoạn thị trường khác thường làm phát sinh các chi phí liên quan: chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí thiết kế lại sản phẩm, chi phí cho chiến lược marketing, quảng cáo mới,… Nếu mối liên quan này càng chặt chẽ chứng tỏ sức mạnh càng lớn của khách hàng.
Thứ tư, sự sẵn có của sản phẩm thay thế. Với sự hấp dẫn của thị trường
tài chính cá nhân thì ngày càng có nhiều tổ chức, khơng chỉ có ngân hàng mà cả các tổ chức phi ngân hàng tham gia cung ứng các dịch vụ như công ty bảo hiểm, bưu điện, các quỹ, các cơng ty tài chính,… Điều này làm gia tăng sự sẵn có của các sản phẩm thay thế. Để sinh lợi, một cá nhân có thể lựa chọn gửi tiết kiệm hay dùng tiền để đầu tư cho chứng khốn, vàng, bất động sản… Bên cạnh đó, có thể kể đến một số nhân tố khiến cho sản phẩm thay thế trở thành mối đe dọa đối với hoạt động bán lẻ của ngân hàng: Mức giá tương đương của dịch vụ thay thế; chi phí chuyển đổi sản phẩm thấp; khách hàng không nhận thức rõ về độ khác biệt sản phẩm; thói quen tiêu dùng của khách hàng; sự thay thế công nghệ và cải tiến sản phẩm.
Thực tế, tại Việt Nam dịch vụ thay thế có tính tương tự như dịch vụ của ngân hàng là có, nhưng mức độ đa dạng và chuyên biệt khơng thể ngang bằng các NHTM. Vì thế lực lượng này chưa đủ mạnh để ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng.
Thứ năm, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện tại. Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam hiện nay đang tồn tại sự ganh đua quyết liệt dưới nhiều hình thức. Một số nhân tố thể hiện mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện tại như:
- Ngày càng xuất hiện nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường.
- Sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng không quá khác biệt do tính chất chuẩn hố của các sản phẩm. Đồng thời, hiện nay các ngân hàng đều cung cấp gần như đầy đủ một danh mục các sản phẩm tài chính cá nhân nhằm