- Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân: Một quỹ TDND với 24 CN
6 Chưa qua đào tạo 9,
2.3.2.5. Chưa khai thác hiệu quả công nghệ trong kinh doanh
Điểm yếu này thể hiện rõ nhất trong việc đầu tư vào hệ thống ATM của các NHTM, số lượng máy ATM ở nước ta khoảng 14.300 máy ATM, hơn 57,1 triệu thẻ ATM, khoảng 53,5 triệu thẻ ghi nợ nội địa và hơn 1,77 triệu thẻ tín dụng quốc tế. Tuy nhiên dịch vụ này của các NHTM chưa tạo ra hiệu quả bởi thẻ ghi nợ nội địa chủ yếu được sử dụng để rút tiền mặt, dù các ngân hàng đang đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho loại thẻ này như mua vé máy bay, trả tiền taxi… Năm 2010, trong tổng doanh số sử dụng thẻ (cả nội địa và quốc tế) là 29,1 tỷ USD thì doanh số rút tiền mặt tại ATM lên tới 21,5 tỷ USD, tức là gần 74% dùng để rút tiền mặt. Riêng đối với thẻ ATM (chiếm trên 90%) lượng thẻ trên thị trường thì tỷ lệ sử dụng để rút tiền lên đến gần 90%. Chưa kể có tới 50% thẻ phát hành ra là thẻ chết. Rõ ràng từ một định hướng là phát triển thẻ ATM để phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt thì ATM lại trở thành một quầy rút tiền tự động, cũng không thể đổ lỗi cho các ngân hàng bởi người sử dụng thẻ chỉ chi một tỷ lệ nhỏ để đi máy bay, taxi… trong khi đó rất nhiều nhu cầu khác phải thanh toán bằng tiền mặt, ngay tại các siêu thị lớn, không phải siêu thị nào cũng chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Vì vậy, ngun nhân chính ở đây là sự bất cập của cơ sở hạ tầng thanh toán trong nền kinh tế Việt Nam.
Cơ cấu quản lý chưa thực sự phù hợp các chuẩn mực quản lý quốc tế. Năng lực quản lý, điều hành yếu so với quy mơ hoạt động của ngân hàng, năng lực tài chính, khả năng hiện đại hóa cơng nghệ và quản lý rủi ro hạn chế. Tất cả các yếu tố trên đặt hệ thống NHTM Việt Nam trong tình trạng thiếu an toàn,
kém cạnh tranh, hiệu quả thấp. Nếu tiếp tục tăng vốn, trong khi khơng có những bứt phá mạnh về năng lực quản lý, điều hành và khả năng phát triển dịch vụ, công nghệ ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận của hệ thống NHTM Việt Nam sẽ càng kém hấp dẫn.
Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế và khu vực ngân hàng trong nước ngày càng hội nhập sâu rộng với thị trường tài chính và nền kinh tế thế giới, một mặt làm tăng tính phụ thuộc và tính liên thơng của hệ thống NHTM Việt Nam với thị trường tài chính thế giới, đặt hệ thống NHTM Việt Nam trước những cú sốc từ bên ngoài, mặt khác tạo áp lực cạnh tranh gay gắt. Nguy cơ các ngân hàng trong nước mất dần lợi thế về mạng lưới, sự am hiểu khách hàng và nhường thị phần cho các NHTM nước ngoài là hiện hữu. Vì vậy, để đảm bảo hệ thống NHTM Việt Nam hoạt động an toàn ổn định, nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng và sâu rộng, việc đưa ra các giải pháp nhằm củng cố và phát triển hệ thống NHTM Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
- Thời gian qua, trong điều kiện thị trường vốn chưa phát triển, thì các NHTM vẫn tiếp tục là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, do đó khi các NHTM không thực hiện được tốt chức năng trung gian tài chính hoặc thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng để chống lạm phát theo chỉ đạo của ngân hàng trung ương, vốn cho nền kinh tế suy giảm, thì nền kinh tế tất yếu sẽ gặp khó khăn và ngược lại, hệ thống các NHTM dễ dàng bị rủi ro khi kinh tế vĩ mô bất ổn.
- Giá trị tổng tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam tăng nhanh qua các năm, nhưng lại không đồng đều giữa các khối NHTM và không thực chất (“tăng ảo”). Nói chung quy mơ tổng tài sản có và vốn chủ sở hữu còn thấp so với mức bình quân của các ngân hàng trong khu vực.
- Nguồn vốn để cho vay nền kinh tế của hệ thống NHTM Việt Nam khơng ít nhưng lại phụ thuộc vào thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng và các nguồn vay mượn khác: từ ngân hàng nước ngồi, từ Ngân hàng Nhà nước…); Do đó, khi thị trường tiền tệ biến động, sẽ dẫn đến rủi ro cho các NHTM. Hệ số địn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam tăng lên trong các năm gần đây, điều này chứng tỏ quy mô vốn chủ sở hữu đang giảm xuống so với giá trị tổng tài sản.
- Tăng trưởng tín dụng hàng năm thường rất cao, nhưng kể từ năm 2010 đến năm 2012 tăng trưởng tín dụng giảm xuống và thậm chí chuyển sang âm, đi kèm theo đó là tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh như đã phân tích trên đây.
- Vấn đề “chênh lệch cơ cấu kỳ hạn” (dư nợ cho vay trung dài hạn toàn hệ thống chiếm tỷ lệ cao trong khi nguồn vốn huy động hầu hết là ngắn hạn). Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa huy động và cho vay, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gây nên tình trạng thường xuyên căng thẳng thanh khoản cho các NHTM.
- Vốn điều lệ của các NHTM tăng lên, chủ yếu từ năm 2008 đến năm 2011 theo quy định của Nghị định 141/2006/NĐ - CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, đằng sau của việc tăng vốn là sở hữu chéo, đã làm cho quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản của các NHTM bị tăng ảo. Bên cạnh tình trạng sở hữu chéo vốn, là “cho vay nhóm khách hàng liên quan” vượt xa tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định - đây là kênh chủ yếu để dẫn vốn tín dụng đến với các dự án nhiều rủi ro (bao gồm các dự án bất động sản, kinh doanh chứng khoán…).
- Chất lượng tài sản có của khơng ít NHTM giảm xuống, nhưng mức trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro còn thấp. Điều này biểu hiện mức độ an toàn của hệ thống NHTM sẽ bị đe dọa khi rủi ro bộc phát.
- Các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định thực chất khơng bảo đảm. Tình trạng cho vay quá mức dẫn đến hệ số sử dụng vốn (tỷ lệ cho vay trên huy động) của các NHTM cao và vượt mức an toàn. Một số NHTM luôn trong trạng thái mất cân đối cả về kỳ hạn lẫn đồng tiền, giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Các tỷ lệ an toàn chi trả đạt mức thấp và hệ số an toàn vốn (CAR) thực chất cũng ở mức dưới thông lệ và cả so với yêu cầu.
- Kết quả kinh doanh không thực chất; lợi nhuận ngành ngân hàng có khả năng sẽ suy giảm nhanh trong thời gian tới. Cơ cấu thu nhập của hệ thống NHTM chỉ ra, lãi của hầu hết các ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng. Thế nhưng, trong bối cảnh nợ xấu gia tăng và tín dụng tăng trưởng âm thì nhiều ngân hàng chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Đó là chưa kể, nếu thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR đúng, đủ và/hoặc tuân thủ thơng lệ
quốc tế, đồng thời hạch tốn theo chuẩn mực kế tốn quốc tế, thì hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam còn thấp hơn nữa.
- Tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các NHTM. Trong điều kiện mở cửa hội nhập kinh tế với thế giới, khu vực nói chung và trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thì cạnh tranh là tất yếu khách quan. Nếu hệ thống các NHTM hợp tác và cạnh tranh lành mạnh sẽ giảm chi phí cho nền kinh tế; q trình cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ giảm lãi suất trong cho vay, tăng cường các dịch vụ và tiện ích có chất lượng, chi phí giảm nhằm thu hút khách hàng.
Thời gian qua sự cạnh tranh không theo chiều hướng tích cực, mà xuất hiện tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các NHTM, tổ chức tín dụng dưới nhiều hình thức tiêu cực. Mặc dù đã có các văn bản pháp luật điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Hiệp hội Ngân hàng không ngừng phát huy vai trị của mình, trong việc thỏa thuận, cam kết giữa các thành viên... Nhưng tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM vẫn chưa được đẩy lùi. Khơng ít NHTM cạnh tranh khơng lành mạnh trong việc thu hút, lôi kéo khách hàng bằng việc: hạ thấp điều kiện cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ; nâng lãi suất huy động nhưng khơng tính tốn đầy đủ hiệu quả sử dụng; dèm pha đối thủ của mình… Tình trạng trên khơng chỉ gây ra hậu quả xấu cho các NHTM mà cịn gây ra hình ảnh khơng tốt của dân chúng đối với NHTM, hạn chế sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động của hệ thống các NHTM ở Việt Nam.