Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 71 - 73)

a. Trước năm 1997

Nghị định 53/NĐ ngày 26/3/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc chuyển hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước được tách ra theo 2 chức năng kinh doanh và quản lý nhà nước. Chức năng kinh doanh do 4 NHTM quốc doanh thực hiện gồm: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam.

Sau khi chuyển sang cơ chế mới về hoạt động ngân hàng, hoạt động của các NHTM gặp khơng ít khó khăn do hệ thống các văn bản pháp lý không đầy đủ và đông bộ. Tháng 5 năm 1990, Hội đồng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công bố hai Pháp lệnh về ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Cơng ty tài chính) tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng và quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế chính sách là q trình ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp 2 với các loại hình sở hữu khác nhau gồm NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phịng đại diện của ngân hàng nước ngồi, hợp tác xã. Sự ra đời của nhiều loại hình NHTM, đặc biệt có sự hiện diện của yếu tố nước ngoài đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam vốn đang chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường với đa thành phần kinh tế, góp phần đào tạo và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngân hàng

cho các ngân hàng Việt Nam; tạo môi trường cạnh tranh giữa các NHTM Việt Nam và nước ngoài, tạo động lực phát triển cho thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam; thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước.

b. Giai đoạn từ 1997 đến nay

Sau thời kỳ tăng lên nhanh chóng về số lượng và loại hình các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng sự tăng vọt của cầu về dịch vụ ngân hàng trong giai đoạn đầu “bung ra” của thời kỳ chuyến đổi, hệ thống ngân hàng bước sang giai đoạn củng cố, chấn chỉnh toàn hệ thống. Năm 1997, Quốc hội khóa X thơng qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng. Cùng với sự điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng theo các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án chấn chỉnh, củng cố hoạt động của các NHTM cổ phần. Sau một thời gian thực hiện Đề án, hệ thống NHTM Việt Nam đã đi vào quỹ đạo kinh doanh tiền tệ theo pháp luật, an toàn, nợ tồn đọng được xử lý đồng thời ngăn chặn nợ xấu phát sinh, phát triển công nghệ dịch vụ mới và thu hẹp hoạt động mà ngân hàng không đủ điều kiện.

Từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, điều này đã tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống ngân hàng Việt Nam đẩy nhanh tiến trình cải cách, đổi mới và phát triển. Hệ thống NHTM Việt Nam đã mở rộng rất nhanh về cả số lượng, quy mô, sản phẩm dịch vụ, sự tham gia của các tổ chức tài chính ngân hàng dưới các hình thức hiện diện thương mại và có những đóng góp quan trọng nhất định đối với cơng cuộc xây dựng đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mơ và mơi trường đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Đến cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ. Bằng những nỗ lực của Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam không chịu thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống, hệ thống NHTM Việt Nam suy giảm lợi nhuận, nợ xấu tăng trong khi khả năng Quản lý rủi ro của các ngân hàng còn nhiều yếu kém. Năm 2010, Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua, đánh dấu bước ngoặt trong việc xây dựng và hoàn

thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thành lập, tổ chức, hoạt động và an toàn hoạt động ngân hàng, hướng tới phát triển hệ thống NHTM Việt Nam lành mạnh, an toàn và bền vững.

Ở Việt Nam, hệ thống các NHTM chia ra thành 2 nhóm ngân hàng chính: Nhóm các NHTM Việt Nam (gồm NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần) và nhóm các NHTM có yếu tố nước ngồi (gồm các NHTM nước ngoài và các ngân hàng liên doanh).

Tính đến cuối năm 2013, nhóm NHTM Việt Nam có 39 ngân hàng, gồm 5 NHTM Nhà nước (trong đó có 4 NHTM tuy đã được cổ phần hóa nhưng Nhà nước còn nắm giữ cổ phần chi phối trên 70% đó là: VCB, Vietinbank, BIDV MHB), 34 NHTM cổ phần; Nhóm các NHTM có yếu tố nước ngồi có 59 ngân hàng (gồm 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng có 100% vốn nước ngồi và 50 chi nhánh ngân hàng nước ngồi). Trong đó, các NHTM cổ phần và Ngân hàng liên doanh giảm về số lượng do Ngân hàng Nhà nước tiến hành củng cố, chấn chỉnh và sắp xếp lại thơng qua các hình thức tự thanh lý, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị mua lại bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.1: Số lượng các NHTM từ năm 1997 -2013 Loại hình NHTM 1997 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 I. NHTM Việt Nam 56 39 39 41 42 42 42 39 39 1- NHTM Nhà nước 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Trong đó: NHTM Nhà nước đã cổ phần hoá 1 2 4 4 4 4 2- NHTM cổ phần 51 34 34 36 37 37 37 34 34 II. NHTM có yếu tố nước

ngoài

28 31 40 43 58 60 59 59 59

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)