Vận dụng kết quả nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trong xây dựng kế hoạch kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trong lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách cấp tỉnh (Trang 55 - 58)

xây dựng kế hoạch kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách cấp tỉnh

Khi có được sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên mới có thểđánh giá được hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ

trong việc ngăn ngừa và phát hiện các sai phạm trong hoạt động kinh tế. Việc

đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một vấn đề quan trọng để xác định các bộ

phận trọng yếu, rủi ro kiểm toán khi lập kế hoạch.

Trọng yếu là tầm cỡ (độ lớn), bản chất của các sai phạm hoặc bỏ sót của thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ hoặc từng nhóm (bộ phận) mà trong bối cảnh

cụ thể nếu kiểm toán viên dựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽ không chính xác hoặc rút ra những kết luận sai lầm.

Trong khi kiểm toán, kiểm toán viên khó có thểấn định tầm cỡ cho những nội dung cơ bản, thông thường phải xem xét trên 3 mức độ:

- Quy mô nhỏ không trọng yếu: Là một khoản mục, một loại nội dung luôn có quy mô nhỏ trong bảng tổng hợp hay trong kết quả chung của hoạt động kiểm toán. Vì vậy, việc phản ánh đúng hay sai nghiệp vụ này không ảnh hưởng

đến quy mô chung của đối tượng kiểm toán và không ảnh hưởng đến bản chất

đối tượng này.

- Quy mô lớn nhưng chưa đủ mức quyết định nhận thức vềđối tượng, có thể không trọng yếu. Thông thường một khoản mục có quy mô lớn sẽảnh hưởng

đến nhận thức về thực trạng tài chính, từđó ảnh hưởng đến kết luận kiểm toán, tuy nhiên trong trường hợp khoản mục có quy mô khá lớn nhưng sai lệch của nó không ảnh hưởng đến số tổng cộng của bảng cân đối kế toán thì được xem là không trọng yếu.

- Quy mô lớn đủ quyết định bản chất đối tượng kiểm toán, chắc chắn trọng yếu.

Kiểm toán viên cần tiến hành xác định các bộ phận trọng yếu theo trình tự sau:

Thứ nhất, Kiểm toán viên ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu ban đầu, đó là lượng tối đa mà kiểm toán viên tin rằng ở mức độđó các báo cáo tài chính có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quan điểm và quyết định trong việc sử dụng thông tin đó;

Thứ hai, Kiểm toán viên phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: Kiểm toán viên ước lượng ban đấu về tính trọng yếu của toàn bộ báo cáo tài chính

để phân bổ cho từng bộ phận, khoản mục trên báo cáo tài chính hình thành mức

độ trọng yếu của từng khoản mục, bộ phận (gọi là sai sót có thể bỏ qua). Việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu được tiến hành cho cả hai phía sai sót đó là sai số theo hướng lớn hơn và sai số theo hướng nhỏ hơn thực tế;

Thứ ba, Kiểm toán viên ước tính tổng số sai sót trong từng bộ phận: Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên dựa trên những sai sót đã phát hiện được trong mẫu đểước tính sai sót của toàn bộ khoản mục, bộ phận. Sai sót này gọi là sai sót dự kiến và được dùng để so sánh với sai sót có thể bỏ qua để quyết định có chấp nhận hay không chấp nhận khoản mục đó hoặc phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán thích hợp;

Thứ tư, kiểm toán viên ước tính sai số kết hợp của báo cáo tài chính: Trên cơ sở sai số dự kiến của từng khoản mục, bộ phận, kiểm toán viên tổng hợp sai số dự kiến của tất cả các khoản mục trên báo cáo tài chính;

Thứ năm, kiểm toán viên so sánh, ước tính sai số tổng hợp với sai số ban

đầu đã được điều chỉnh lại trong quá trình kiểm toán. Việc so sánh này cho phép

đánh giá toàn bộ các sai sót trong các khoản mục có vượt quá giới hạn về mức trọng yếu chung của toàn bộ báo cáo tài chính. Kết hợp với việc so sánh sai sót dự kiến và sai sót có thể bỏ qua ở từng khoản mục đểđưa ra ý kiến nhận xét kết luận về các thông tin được kiểm toán.

Quyết toán ngân sách cấp tỉnh là số liệu tổng hợp từ báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán ngân sách cấp I trực thuộc ngân sách cấp tỉnh, tổng hợp các khoản chi của ngân sách cấp tỉnh và tổng hợp quyết toán thu, trong đó luôn tiềm ẩn nhiều nội dung trọng yếu chứa đựng trong các báo cáo tài chính đơn lẻ. Nếu kiểm toán viên không đánh giá một cách đầy đủ và nhận biết các bộ phận trọng yếu để xác định phạm vi kiểm toán phù hợp thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng. Trong quá trình phân tích, đánh giá rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên phải nhận biết được các mối quan hệ của các loại rủi ro kiểm toán, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát luôn phụ thuộc vào hoạt động quản lý của đơn vị được kiểm toán, do đó kiểm toán viên phải đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đểước lượng rủi ro kiểm toán làm cơ sở cho việc xác định phạm vi kiểm toán phù hợp, đồng thời xác định các phương pháp kiểm toán áp dụng cho cuộc kiểm toán, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro kiểm toán có thể xảy ra và tiết kiệm chi phí kiểm toán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trong lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách cấp tỉnh (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)