Thứ nhất, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ trong các cơ quan, tổ chức có sử dụng tiền, ngân sách và tài sản nhà nước
Ngân sách nhà nước cần phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu lực và có hiệu quả. Yêu cầu này đòi hỏi phải có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên liên tục việc quản lý và sử dụng tiền, ngân sách và tài sản nhà nước ngay trong nội bộ cơ
quan, tổ chức. Từ đó, cần thiết phải hình thành bộ phận kiểm toán nội bộ trong các đơn vị. Bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ giúp đơn vị đánh giá độ tin cậy của các thông tin tài chính và thực trạng tài chính của bản thân đơn vị, đánh giá tính tiết kiệm, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại
đơn vị được kiểm toán. Trên cơ sở phát hiện các sai phạm, kiểm toán nội bộ sẽ đề xuất các kiến nghị khắc phục yếu kém, nâng cao tính tiết kiệm, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước trong hoạt động của đơn vị. Khi kiểm toán nội bộ hoạt động có hiệu quả, một mặt góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thát thoát, tham nhũng, đồng thời cũng là chỗ
dựa đáng tin cậy để kiểm toán nhà nước có thể sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ để tiết kiệm cả về thời gian và nhân lực kiểm toán mà vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán.
Thứ hai, Điều kiện về nguồn nhân lực
Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ là một công việc khó nên kiểm toán viên được giao nhiệm vụ này cần phải có kinh nghiệm và đáp ứng được những yêu cầu nhất định.
Một đòi hỏi chung đối với các kiểm toán viên thực hiện công việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động kiểm toán là họ cần am hiểu nhiều lĩnh vực như: tổng hợp và phân tích, thống kê, tổ chức, nhân sự, luật, các môn khoa học về kinh tế, và có những năng lực nhất định về phân tích, giao tiếp xã hội. Khả năng tổng hợp được đặt biệt coi trọng. Kỹ năng giao tiếp,
sát hệ thống kiểm soát nội bộ.
Đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách nhà nước nói chung, kiểm toán ngân sách cấp tỉnh nói riêng, kiểm toán viên thực hiện nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ cần phải có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động kiểm toán ngân sách.
Đó là những kiểm toán viên am hiểu các hoạt động thu - chi ngân sách cấp tỉnh, hiểu rõ nguyên lý cũng như các nội dung cơ bản của công tác quản lý và điều hành ngân sách cấp tỉnh. Việc nghiên cứu phải giao cho các kiểm toán viên nhà nước ở ngạch kiểm toán viên chính hoặc ngạch kiểm toán viên có nhiều năm kinh nghiệm, không giao cho kiểm toán viên nhà nước thuộc ngạch kiểm toán viên dự
bị. Đặc biệt cần chú ý sử dụng những kiểm toán viên đã từng thực hiện kiểm toán tại tỉnh, thành phốđó. Một mặt, những kiểm toán viên này nhận diện dễ dàng hơn sự tồn tại và hoạt động của các yếu tố thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ; mặt khác, kinh nghiệm kiểm toán đã tích lũy cho họ khá nhiều sự hiểu biết về mặt mạnh, mặt yếu trong quản lý và điều hành ngân sách tại tỉnh, thành phốđó.
Thứ ba, Tăng cường vai trò của KTNN đối với việc thành lập và hoạt động của kiểm toán nội bộ trong các đơn vị dự toán thuộc ngân sách cấp tỉnh
Kiểm toán nội bộ thực chất là một công cụ để thực hiện một phương thức kiểm tra độc lập đối với toàn bộ quá trình quản lý và sử dụng các nguồn lực kinh tế của đơn vị - một công cụ bổ sung của quản lý để thực hiện chức năng quản lý của tổ chức kinh tế. Thẩm quyền của kiểm toán nội bộ không chỉ đối với lĩnh vực kế toán tài chính mà bao gồm mọi lĩnh vực trong hoạt động của đơn vị. Kiểm toán viên nội bộ chính là những người đánh giá và báo cáo định kỳ về tính hiệu lực và những khiếm khuyết trong cơ cấu kiểm soát nội bộ. Những báo cáo này chính là nền tảng để lãnh đạo đơn vị có các quyết định kịp thời chính xác nhằm duy trì thường xuyên, liên tục tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm soát nội bộ.
Trong khi đó, xét về tính hệ thống thì giữa KTNN và kiểm toán nội bộ
của các cơ quan, tổ chức nhà nước có mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ, tác
này được coi là “cánh tay nối dài” của KTNN.
Một thực tế ở nước ta hiện nay là: khái niệm kiểm toán nội bộ còn khá mới trong lĩnh vực ngân sách, đặc biệt đối với ngân sách các cấp. Một cuộc khảo sát gần đây Ban soạn thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ
của KTNN về thực tiễn kiểm toán nội bộ tại các cơ quan hành chính nhà nước,
đơn vị sự nghiệp có thu cho thấy: các cấp lãnh đạo nhận thức rất mơ hồ về kiểm toán nội bộ; đa số nhận thức về KTNB chỉ đơn giản đó là một bộ phận trong đơn vị giúp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính, kế toán của
đơn vị. Do đó, để tăng cường vai trò của mình đối với sự tồn tại và phát triển kiểm toán nội bộ trong lĩnh vực ngân sách cấp tỉnh, trong thời gian này, KTNN cần thực hiện các giải pháp sau:
- KTNN mở các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến về kiểm toán nội bộ,
đặc biệt với các đơn vị dự toán thuộc ngân sách cấp tỉnh, để nâng cao nhận thức về kiểm toán nội bộ của các cấp lãnh đạo, thúc đẩy sự hình thành kiểm toán nội bộ trong các đơn vị này. Kinh nghiệm của KTNN về những thành công, hạn chế, của kiểm toán nội bộ là một trong những vốn kiến thức quý báu cho sự phát triển kiểm toán nội bộ của các đơn vị.
- Một trong các nhiệm vụ của KTNN được quy định trong mục 15, điều 15 Luật KTNN là: Chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ. KTNN cần xác định việc hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về kiểm toán nội bộ là một trong những nội dung, mục tiêu trong kế hoạch kiểm toán của KTNN. Kinh nghiệm thức tiễn cho thấy hoạt động đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ
kiểm toán nội bộ gắn với việc đánh giá ưu, nhược điểm của đơn vị kiểm toán là những bài học sống động, có hiệu quả trong việc đào tạo và hướng dẫn kiểm toán nội bộ.
Thứ tư, KTNN cần tin học hóa quá trình quản lý, lưu trữ hồ sơ kiểm toán
Kiểm toán ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của KTNN. Hiện nay, việc lưu trữ tài liệu kiểm toán chủ yếu mang ý nghĩa minh chứng các kết quả đã làm được của KTNN. Trong
khi đó, các biên bản và hồ sơ kiểm toán của các đoàn kiểm toán trước lại là nguồn tài liệu quý báu, rất hữu ích cho kiểm toán viên trong quá trình khảo sát lập kế hoạch kiểm toán. Nguồn tài liệu này sẽ cho kiểm toán viên thấy được những điểm mạnh cũng như những hạn chế trong kiểm soát nội bộ của cấp ngân sách những năm trước. Trên cơ sở này kiểm toán viên chỉ cần khảo sát bổ sung một số nghiệp vụ là có thểđánh giá được độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ. Cách làm này vừa tiết kiệm thời gian, nhân lực vừa đánh giá đúng rủi ro kiểm soát, từđó giúp kiểm toán viên xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán
để lựa chọn phương pháp kiểm toán thích hợp. Ngoài ra, việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán hiện nay chủ yếu dưới dạng văn bản. Điều này làm mất nhiều thời gian và gây nhiều khó khăn trong tra cứu, tham khảo tài liệu. Việc áp dụng tin học trong lưu trữ dễ dàng và rút ngắn thời gian tra cứu, tạo thuận lợi cho kiểm toán viên trong quá trình khảo sát chuẩn bị kiểm toán. Khi áp dụng tin học trong lưu trữ
hồ sơ kiểm toán thì kiểm toán viên dù ở xa trung tâm lưu trữ thông tin kiểm toán vẫn có thể truy cập và tìm kiếm được các thông tin cần thiết về đơn vị chuẩn bị được kiểm toán. Từ đó, có những cơ sở chắc chắn cho việc tiến hành các khảo sát cần thiết để nghiên cứu một cách đúng đắn về hệ thống kiểm soát nội bộ.
Ứng dụng tin học trong quản lý lưu trữ hồ sơ kiểm toán cần đảm bảo tính hệ thống về thời gian đối với các đơn vị được kiểm toán. Đồng thời, do đặc thù về an ninh của tài liệu KTNN mà hệ thống thông tin lưu trữ cần được đặt bảo mật cao, chỉ có những đối tượng nhất định được sự cho phép của quản trị mạng mới có thể truy cập và khai thác dữ liệu.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện thực hiện Luật KTNN và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc đổi mới hoạt động kiểm toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nói chung và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân sách cấp tỉnh nói riêng là yêu cầu, là trách nhiệm nghề nghiệp của KTNN nhằm đưa hoạt động KTNN tiến tới chuyên nghiệp hóa.
Để phục vụ mục tiêu này, Đề tài đã tiến hành nghiên cứu một cách có hệ
thống từ cơ sở lý luận đến đánh giá thực trạng của Kiểm toán Nhà nước để đưa ra phương hướng và các giải pháp thực hiện, cụ thể:
Thứ nhất, Đề tài đã tổng hợp theo hệ thống, có chọn lọc những lý luận cơ
bản về: ngân sách cấp tỉnh, hệ thống kiểm soát nội bộ ngân sách cấp tỉnh, kế
hoạch kiểm toán tổng quát báo cáo quyết toán ngân sách cấp tỉnh. Đề tài đã làm rõ sự cần thiết phải đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, trình bày các phương pháp thu thập thông tin và việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân sách cấp tỉnh;
Thứ hai, Đề tài tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong lập kế hoạch kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh do KTNN thực hiện;
Thứ ba, Từ tình hình thực tế, Đề tài đã chỉ ra những thành công cũng như
những hạn chế, bất cập trong về nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân sách cấp tỉnh do KTNN Việt Nam thực hiện; đồng thời phân tích những nguyên nhân cơ bản của các hạn chế, bất cập này. Đây chính là nền tảng thực tếđể đưa ra phương hướng và giải pháp xử lý, giảm thiểu những tồn tại, hạn chế trong hoạt động nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân sách cấp tỉnh trong thời gian tới trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách cấp tỉnh;
Thứ tư, Đề tài đã trình bày khái quát những phương hướng hoàn thiện và nâng cao chất lượng nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ngân sách cấp tỉnh trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán do KTNN thực hiện;
Thứ năm, Qua kết quả nghiên cứu có hệ thống từ cơ sở lý luận chung, đến việc đánh giá thực trạng của hoạt động nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân sách cấp tỉnh, Đề tài đã tổng hợp và xây dựng một hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trong lập kế hoạch kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách cấp tỉnh do KTNN thực hiện.
Với thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, Đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tập thể tác giả kính mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để có thể tiếp tục đi sâu nghiên cứu những nội dung này trong từng giai đoạn của chu trình ngân sách, chi tiết cho từng lĩnh vực thu, chi ngân sách, nhằm nâng cao hơn nữa tính thực tiễn của kết quả nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu ngày càng chuyên môn hóa của hoạt động kiểm toán nhà nước./.