Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp kích thích năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học giải các bài toán hình học không gian lớp 11 (chương trình nâng cao ở trung học (Trang 95 - 100)

III. Tiến trình công việc

3.3.4. Phương pháp thực nghiệm

- Tổ chức dạy thực nghiệm 5 tiết theo giáo án đã soạn trong đề tài. - Thử nghiệm đƣợc thực hiện song song giữa lớp thử nghiệm và lớp

đối chứng, có trình độ ngang nhau nhƣng dạy giáo án do tác giả soạn cho lớp thử nghiệm và giáo án bình thƣờng do giáo viên tự soạn. - Khuyến khích học sinh phát biểu, tìm nhiều cách giải, tìm cách giải

hay nhất và đƣa ra những ý kiến nhận xét riêng về bài Toán.

- Tìm hiểu tình hình cụ thể của từng lớp học, và kết quả học tập môn Toán, đặc biệt là kết quả học tập nội dung Hình học không gian. - Trao đổi, rút kinh nghiệm với các giáo viên khác.

- Trao đổi với học sinh về giảng dạy theo hƣớng mới của tác giả. - Ngoài ra tác giả còn kết hợp nhiều phƣơng pháp khác nhƣ: quan sát,

tổng kết, đánh giá.

3.3.5. Đối tượng thực nghiệm

93

- Học sinh khối 11 Trƣờng THPT Hùng Vƣơng (Hƣng Yên) - Học sinh khối 11 Trƣờng THPT Trƣng Vƣơng (Hƣng Yên)

- Để đảm bảo tính phổ biến, tác giả chọn những lớp có học lực môn Toán trung bình trở lên, lớp thử nghiệm và lớp đối chứng có trình độ ngang nhau.

3.3.6. Kết quả thực nghiệm

Bảng 3.1

3.3.7. Kết luận thực nghiệm

Qua đợt thực nghiệm sƣ phạm, bằng các phƣơng pháp đã nêu ở trên tác giả đã thu đƣợc một số các kết luận sau:

- Đa số các em rất thích thú học tập theo phƣơng pháp mới, đặc biệt là khi giải các bài Toán có nhiều cách. Hay dùng sơ đồ tƣ duy để thể hiện ghi chép, hệ thống câu hỏi tỏ ra khá hiệu quả giúp các em tự tin và mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài. Từ đó khơi dậy tính sáng tạo của các em trong học tập. Điểm Lớp 0- 4 5- 7 8- 10 Số bài Đối chứng 11 7,9% 97 69,3% 32 22,8% 140 100% Thực nghiệm 9 6,4% 88 63,5% 43 30,1% 140 100%

94

-Hầu hết các em đều nắm đƣợc kiến thức cơ bản, áp dụng đƣợc vào bài tập.

-Tạo đƣợc sự hứng thú trong học tập, các em hoạt động tích cực hơn, nhiệt tình hơn. Đặc biệt một số đã có thói quen tìm nhiều cách giải cho một bài Toán, tìm bài Toán nhỏ hơn, hay bài Toán tổng quát hơn.

-Nhiều giáo viên cho rằng: việc sử dụng một số các biện pháp kich thích năng lực tƣ duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học giải Toán giúp các phát huy đƣợc khả năng học Toán của mình.

-Qua đây ta thấy rằng các biện pháp đã nêu trong đề tài không phải chỉ để sử dụng vào các tình huống đã nêu mà còn có thể áp dụng vào nhiều trƣờng hợp khác nữa. Việc áp dụng các biện pháp đã nêu vào việc dạy học đã góp phần thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học. Giáo viên có thể coi đây nhƣ là tài liệu tham khảo trong việc soạn giáo án, những ví dụ đã nêu trong đề tài có thể coi là những trƣờng hợp làm mẫu để từ đó giáo viên xây dựng thêm nhiều bài tập khác kích thích năng lực tƣ duy sáng tạo cho học sinh.

-Nhƣ vậy ta có thể thấy rằng nếu áp dụng các biện pháp đã nêu vào trong dạy học giải bài tập Hình học không gian thì có thể khơi dậy óc tò mò, kích thích các em tìm tòi, kích thích sự sáng tạo.

-Mặc dù đã công trình đã đạt một số kết quả nhƣng cũng cần phải chú ý rằng không có biện pháp nào là hoàn hảo, chính vì vậy khi giảng dạy ngƣời thầy phải biết khéo léo kết hợp nhiều phƣơng pháp, nhiều biện pháp khác nhau làm tăng chất hiệu quả lƣợng và hiệu quả của tiết dạy.

95

KẾT LUẬN

1. Đƣa ra đƣợc cơ sở về mặt lý luận của các biện pháp kích thích năng lực tƣ duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học giải bài tập Hình học không gian 11.

2. Luận văn đã đƣa ra đƣợc 7 biện pháp kích thích năng lực tƣ duy sáng tạo cho học sinh cụ thể là:

- Tạo cho học sinh có lòng tin tƣởng mình có sức sáng tạo.

- Khuyến khích học sinh giải quyết các vấn đề bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau.

- Dùng giản đồ ý.

- Tổng quát hóa, cụ thể hóa. - Luôn tìm tòi lời giải tốt nhất.

- Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học giải Toán.

- Phải biến các suy nghĩ của mình thành hành động, thành việc làm cụ thể.

3. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết để đƣa ra các biện pháp trên. Tác giả đã vận dụng vào một số giáo án cụ thể trong đó có sử dụng các biện pháp đã nêu. Cụ thể:

- Tiết 37 (luyện tập). Hai đƣờng thẳng vuông góc.

- Tiết 40 (luyện tập). Đƣờng thẳng vuông góc với mặt phẳng. - Tiết 43 (luyện tập). Hai mặt phẳng vuông góc.

- Tiết 47 (luyện tập). Khoảng cách. - Tiết 48. Ôn tập chƣơng III.

Những giáo án đó đƣợc dạy thực nghiệm và bƣớc đầu mang lại một số kết quả: học sinh hứng thú hơn, khả năng của các em đƣợc phát huy…

Nhƣ vậy có thể nói rằng việc vận dụng các biện pháp kích thích năng lực tƣ duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học giải Toán Hình học không gian 11 là hoàn toàn khả thi, các giáo viên đều có thể áp dụng các biện pháp

96

này vào trong dạy học môn Toán, đặc biệt là trong dạy học Hình học không gian.

4. Tác giả cũng hi vọng rằng tài liệu này giúp ích nhiều cho các bạn đồng nghiệp cũng nhƣ các bạn sinh viên sƣ phạm. Tuy nhiên trong quá trinh nghiên cứu luận văn không tránh khỏi sai sót, tác giả mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và các bạn sinh viên để luận văn hoàn thiện hơn.

97

Một phần của tài liệu Một số biện pháp kích thích năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học giải các bài toán hình học không gian lớp 11 (chương trình nâng cao ở trung học (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)