Quản trị quá trình sản xuất phần mềm tại các doanh nghiệp phần mềm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Hoàn thiện quản trị quá trình sản xuất phần mềm tại Công ty SETACINQ Việt Nam (Trang 32 - 36)

2.2.1. Doanh nghiệp phần mềm

Doanh nghiệp phần mềm là các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phần mềm cho thị trường.

Các doanh nghiệp này thường có một số đặc điểm chung sau:

- Sản phẩm, dịch vụ phần mềm cung cấp có thể là hữu hình, có thể là vô hình tuy nhiên có chứa mức độ tri thức cao, có khả năng nhân rộng nhanh và lớn nên giá trị gia tăng mang lại là lớn.

- Hình thức lao động chủ yếu là lao động tri thức. Đội ngũ nhân lực yêu cầu phải có trình độ cao, đã qua đào tạo cơ bản về công nghệ thông tin, đặc biệt phải đáp ứng một số yêu cầu đặc trưng như có khả năng ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm…Nhân lực không phụ thuộc quá nhiều về số lượng mà quan trọng về chất lượng, trình độ.

- Về cơ sở vật chất, máy móc đầu tư ban đầu là không quá lớn so với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Đối tượng làm việc chính là các thiết bị máy tính, thiết bị công nghệ thông tin, các máy móc công nghệ mới.

- Làm việc trong lĩnh vực công nghệ thường xuyên và liên tục thay đổi cập nhật, nên các doanh nghiệp này cũng phải thường xuyên phải thay đổi, cập nhật về các công nghệ, phương thức quản lý mới, phải có tính thích ứng cao, nếu không sẽ nhanh chóng bị đào thải.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất phần mềm tại Việt Nam, thì về thời gian hình thành và phát triển vẫn còn khá ngắn, mới tham gia vào thị trường bắt đầu khoảng trên dưới hai chục năm, tuy nhiên tốc độ phát triển khá nhanh.

Hình 2.7. Số liệu về công nghiệp CNTT tại Việt Nam (Theo Sách trắng CNTT Việt Nam 2012)

Các doanh nghiệp Việt Nam có tính thích nghi khá cao và năng động, có đặc điểm nổi trội nhất là nguồn nhân lực rẻ, cần cù, tuy nhiên nguồn nhân lực chưa thực sự chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của thực tế. Các doanh nghiệp Việt Nam khai thác hai mảng thị trường chính:

- Gia công phần mềm cho nước ngoài: đây là nguồn sống và duy trì của các doanh nghiệp phần mềm. Với đặc điểm giá nhân công và khả năng ngoại ngữ của đội ngũ quản lý, kỹ sư, phát triển gia công phần mềm thường là hướng đi đầu tiên của các doanh nghiệp khi bắt đầu hình thành và phát triển. Đây là cơ sở để doanh nghiệp có thể tồn tại, duy trì và theo đuổi được lâu dài mục tiêu và hướng đi riêng của doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn có các doanh nghiệp hoàn toàn 100% làm gia công phần mềm.

- Sản xuất các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu trong nước: cũng phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây, tuy nhiên mức độ cạnh tranh cũng khá cao. Các công ty hoạt động ở thị trường này thường là các doanh nghiệp có tiềm lực, có quy mô đủ lớn hoặc là các doanh nghiệp đã tham gia trị trường ngay từ những buổi đầu. Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ việc cạnh tranh và tồn tại với thị trường trong nước là khá khó khăn, chật vật. Có rất nhiều doanh nghiệp đã phải từ bỏ thị trường, phá sản hoặc lại chuyển sang con đường gia công để duy trì tồn tại.

Tất cả các công việc sản xuất tại công ty Công nghệ thông tin nói chung và các công ty sản xuất phần mềm nói riêng đều được tổ chức dưới dạng các dự án, vì vậy

Việc quản trị quá trình sản xuất phần mềm sẽ tập trung chủ yếu váo quá trình sản xuất chính đó là các Dự án (Project). Một dự án phần mềm là một quá trình

thực hiện tổng thể trong một thời gian nhất định để đạt được mục tiêu cuối cùng là đầu ra của dự án là các sản phẩm sẽ được cung cấp đến tay khách hàng, hoặc trực tiếp đưa vào thực tiễn sử dụng phục vụ cho người dùng.

Hình 2.8. Quá trình tổng quát của hoạt động sản xuất phầm mềm

Một dự án phần mềm lại có thể chia ra làm hai loại chính:

- Dự án phát triển mới: đây là dự án thực hiện tạo ra các sản phẩm mới hoàn toàn. Các dự án này thường là các dự án trọn gói thực hiện trong một thời gian xác định.

- Dự án bảo trì (Maintain): đây là dự án mà đối tượng là các hệ thống, sản phẩm đã có sẵn, đã và đang sử dụng trong thực tế. Yêu cầu của dự án sẽ chỉ là thực hiện xây dựng bổ sung các tính năng, chức năng mới hoặc khắc phục các lỗi được phát hiện trong quá trình xử dụng của các hệ thống, sản phẩm đó. Các dự án này thường là các dự án dài kỳ, lượng công việc đều đặn, ổn định.

Một số đặc điểm khác biệt trong quản trị quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất/ gia công phần mềm:

- Đặc điểm về hình thức lao động: chủ yếu là là động trí óc, tạo ra các sản phẩm từ trí óc. Không tổ chức dưới dạng các dây chuyền sản xuất chuyên môn hóa

Các hoạt động đồng thời (Concurrent Activities) Bản đặc tả (Specifications) Phát triển (Development, Design, Coding) Kiểm thử (Test)

Phiên bản đầu tiên (Initial Version) Các phiên bản trung gian (Intermediate Versions) Phiên bản cuối cùng (Final Version) Yêu cầu sơ lược

giống như các nhà máy sản xuất, chế biến. Trong quá trình lao động thì người lao động cũng thường phải chịu sức ép và cường độ lao động cũng khá cao. Người lao động cũng là những người có trình độ học vấn cao, có nhận thức, nên việc quản lý họ trong quá trình sản xuất cũng cần phải có những thay đổi, thích ứng cho phù hợp.

- Quá trình sản xuất (process): thường thực hiện theo các process đặc trưng đối với ngành Công nghệ thông tin, phần mềm. Lịch sử ngành phát triển phần mềm đã ghi nhận sự việc hình thành và phát triển của các quy trình sản xuất phần mềm nổi tiếng như: mô hình thác nước (Waterfall), mô hình xoáy trôn ốc (Boehm), và gần đây là mô hình sản xuất linh hoạt (Agile).

- Quá trình sản xuất thường sử dụng, ứng dụng và tiếp xúc với những công nghệ mới nhất về công nghệ thông tin.

- Cơ sở vật chất cũng như không gian cho sản xuất không quá rộng lớn, không sử dụng nguyên vật liệu sản xuất cụ thể, hữu hình, không cần kho bãi như các dây chuyền sản xuất, chế biến công nghiệp. Mỗi nhân lực chỉ cần được trang bị một máy tính (máy tính để bàn hoặc xách tay) có cấu hình đủ mạnh và có thể kết nối với hệ thống mạng là có thể làm việc được. Doanh nghiệp không phải mất chi phí dự trữ, một bộ phận thường chiếm tỷ trọng chi phí khá lớn trong giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất.

- Những người quản lý trong quá trình sản xuất của các công ty phần mềm đa số là những người đi lên từ kỹ thuật, nên các tri thức về quản lý, kỹ năng quản lý là không cao. Họ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm làm việc cũng như cảm tính của cá nhân trong việc quản lý. Chính vì vậy việc đào tạo và nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ này là hết sức cần thiết và quan trọng đối với các công ty phần mềm.

- Các công ty phần mềm làm việc với khách hàng là nước ngoài là khá phổ biến, vì vậy trong quá trình sản xuất của mình các doanh nghiệp này còn phải có những điều chỉnh, thích ứng với các đặc trưng về sản xuất, văn hóa của các khách hàng tương ứng. Có như thế thì mới phối hợp tốt được với khách hàng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, cũng như có thể tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và đặc điểm văn hóa của khách hàng.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY SETA:CINQ VIỆT NAM

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Hoàn thiện quản trị quá trình sản xuất phần mềm tại Công ty SETACINQ Việt Nam (Trang 32 - 36)