Các cơ hội và thách thức trong giai đoạn mới

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Hoàn thiện quản trị quá trình sản xuất phần mềm tại Công ty SETACINQ Việt Nam (Trang 83 - 85)

Trong tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, các doanh nghiệp nước ngoài tại Mỹ và Nhật gặp khá nhiều khó khăn, tìm mọi cách để cắt giảm chi phí. Hơn nữa do tác động của một số yếu tố, ví dụ như thiên tai sóng thần tại Nhật Bản, những mâu thuẫn về chính trị, kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc, nên cầu thị trường về gia công phần mềm đã có những thay đổi rất rõ rệt. Với sự tư vấn, hỗ trợ từ các lãnh đạo của các công ty mẹ và các công ty thành viên ở nước ngoài (Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản), các lãnh đạo trong nội bộ công ty đã có những phân tích và dự báo cụ thể về nhu cầu về gia công phần mềm của các thị trường trọng yếu. Đặc biệt là thị trường Nhật Bản đang nổi lên là một nguồn gia công rất lớn cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam với mức tăng trưởng rất nhanh trong thời gian gần đây.

Theo ghi nhận của Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa), hiện thị trường Nhật Bản mang lại doanh thu và lợi nhuận đều đặn hàng năm tương ứng là 35% và 40%, là thị trường xuất khẩu phần mềm lớn nhất của Việt Nam.

Sách Trắng CNTT Nhật Bản 2012 do Cơ quan Xúc tiến CNTT Nhật Bản (IPA) phát hành, dựa theo khảo sát 1.100 doanh nghiệp CNTT Nhật Bản, nhận định rằng Việt Nam tiếp tục là đối tác được mong muốn nhất của các doanh nghiệp Nhật Bản với 31,5% các công ty có dự kiến lựa chọn doanh nghiệp Việt Nam là đối tác, vượt xa Ấn Độ (20,6%) và Trung Quốc (16,7%).

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ các công ty CNTT Nhật muốn gia công tại Việt Nam và các nước khác

(Nguồn: Theo Hiệp hội Tin học Nhật Bản)

Thực tế, hiện có 23,3% số doanh nghiệp được hỏi đã có đặt hàng tại Việt Nam, so với tỷ lệ 17,8% doanh nghiệp đã đặt hàng tại Việt Nam năm 2010.

Lý do các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn Việt Nam do chi phí gia công thấp, nguồn nhân lực dồi dào và có tay nghề. Và lý do khác là Nhật Bản muốn nâng tỷ trọng thuê ngoài (offhosre) sau khi nước này gặp thiên tai động đất và sóng thần.

Theo tạp chí Nikkei Computer, năm 2012 vừa qua, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ giữ vị trí thứ hai về phát triển phần mềm cho Nhật Bản. Cơ hội tăng trưởng không giới hạn từ thị trường Nhật Bản thực sự rất gần, có thể nói là trong tầm tay. số lượng doanh nghiệp phần mềm làm với thị trường Nhật Bản đang chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam. Trong lúc kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp phần mềm làm trong nước hoặc các thị trường khác lao đao, thì các doanh nghiệp phần mềm làm với thị trường Nhật Bản đang tăng trưởng ấn tượng, thậm chí có doanh nghiệp tăng trưởng tới 400% trong năm 2012. Có thể nói cơ hội này là “ngàn năm có một” đối với SETA cũng như các doanh nghiệp làm phần mềm ở Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội rất lớn, SETA cũng gặp những thách thức không nhỏ:

- Sự cạnh tranh rất mạnh của các công ty gia công lớn đã có bề dày kinh nghiệm phát triển, cũng như có làm việc với các thị trường của Công ty như Nhật, Mỹ Âu: như FPT FSOFT, Global Cyber Soft, Luvina, Vietsoftware, CMC…Các công ty này khá có uy tín và tiếng tăm. Vì vậy việc cạnh tranh để thu hút được

khách hàng với SETA cũng là một điều khó khăn.

- Để phát triển mạnh với khách hàng nước ngoài, đặc biệt để có các đối tác là các công ty lớn thì phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng, quy trình. SETA là một công ty còn non trẻ nên việc xây dựng và đạt các chuẩn chất lượng, quy trình cũng là điều không thể làm ngay trong thời gian ngắn.

- Việc mở rộng quy mô nhanh trong một thời gian ngắn vừa qua, cũng như trong thời gian sắp tới cũng là một thách thức với ban lãnh đạo công ty. Cần phải có những điều chỉnh trong quản lý, cũng như chiến lược, để đảm bảo vẫn quản lý tốt, đáp ứng các điều kiện và chất lượng nhận lực, chất lượng sản phẩm…

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Hoàn thiện quản trị quá trình sản xuất phần mềm tại Công ty SETACINQ Việt Nam (Trang 83 - 85)